Danh mục

Đặc điểm di truyền học phân tử của bệnh bạch cầu cấp tiền tủy bào

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 415.59 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết khảo sát đặc điểm di truyền học phân tử của bệnh bạch cầu cấp tiền tủy bào (APL: Acute Promyelocytic Leukemia), tạo cơ sở theo dõi bệnh tồn lưu tế bào ác tính (MRD: Minimal residual disease) bằng phương pháp PCR định lượng tại bệnh viện Truyền máu Huyết học TP. Hồ Chí Minh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm di truyền học phân tử của bệnh bạch cầu cấp tiền tủy bào Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN HỌC PHÂN TỬ CỦA BỆNH BẠCH CẦU CẤP TIỀN TỦY BÀO Nguyễn Quốc Dũng*, Huỳnh Hữu Thân**, Lê Nguyễn Kim Dung*, Phan Cao Thanh Thảo*, Phan Thị Xinh**, Nguyễn Tấn Bỉnh*** TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm di truyền học phân tử của bệnh bạch cầu cấp tiền tủy bào (APL: Acute Promyelocytic Leukemia), tạo cơ sở theo dõi bệnh tồn lưu tế bào ác tính (MRD: Minimal residual disease) bằng phương pháp PCR định lượng tại bệnh viện Truyền máu Huyết học TP. Hồ Chí Minh. Phương pháp: Ứng dụng kỹ thuật FISH để khảo sát chuyển vị t(15;17) và kỹ thuật PCR phiên mã ngược (RT-PCR) để khảo sát tổ hợp gen PML/RARA trên 130 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán APL từ tháng 02/2012 đến tháng 02/2018. Kết quả: Trong 130 BN được khảo sát, 106/111 BN (95,50%) có chuyển vị t(15;17) bằng kỹ thuật FISH, 119/122 BN (97,54%) có biểu hiện tổ hợp gen PML/RARA bằng kỹ thuật RT-PCR và 98/103 BN (95,15%) biểu hiện đồng thời chuyển vị t(15;17) và tổ hợp gen PML/RARA bằng 2 kỹ thuật. Trong đó, đặc biệt có 2 trường hợp có biểu hiện tổ hợp gen PML/RARA kiểu bcr3 bằng kỹ thuật RT-PCR nhưng không phát hiện chuyển vị t(15;17) bằng kỹ thuật FISH; 1 trường hợp có chuyển vị t(15;17) bằng kỹ thuật FISH nhưng không phát hiện tổ hợp gen PML/RARA bằng kỹ thuật RT-PCR; và 2 trường hợp phát hiện có bất thường NST 17 bằng kỹ thuật FISH nhưng kết quả RT-PCR âm tính. Kết luận: Sự kết hợp 2 kỹ thuật FISH và RT-PCR giúp khảo sát chính xác hơn các bất thường NST 15 và 17, tránh bỏ sót các trường hợp chuyển vị t(15;17) và các kiểu tổ hợp gen PML/RARA không chuẩn hiếm gặp. Từ đó, giúp bác sĩ đưa ra các quyết định điều trị chính xác và kịp thời, góp phần giảm tỷ lệ tử vong do đông máu nội mạch lan tỏa (DIC) và tạo sơ sở theo dõi MRD hiệu quả, nâng cao tỷ lệ lui bệnh hoàn toàn cho BN. Từ khóa: bạch cầu cấp dòng tủy tiền tủy bào, FISH, RT-PCR, t(15;17), PML/RARA ABSTRACT CYTOGENETIC AND MOLECULAR CHARACTERISTICS OF ACUTE PROMYELOCYTIC LEUKEMIA Nguyen Quoc Dung, Huynh Huu Than, Le Nguyen Kim Dung, Phan Cao Thanh Thao, Phan Thi Xinh, Nguyen Tan Binh * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 6 - 2019: 310 – 316 Purpose: To evaluate cytogenetics and molecular characteristics in acute promyelocytic leukemia (APL), for monitoring minimal residual disease (MRD) by quantitative PCR method at Blood Transfusion Hematology hospital. Methods: Using fluorescence in situ hybridization (FISH) for detecting translocation t(15;17) and reverse transcription polymerase chain reaction (RT-PCR) for investigating PML/RARA fusion gene in 130 APL patients diagnosed during period of time from February 2012 to February 2018. Results: In total samples examined, FISH analysis revealed the translocation t(15;17) in 106 of 111 patients (95.5%) and RT-PCR analysis showed PML/RARA fusion gene in 119 of 122 patients (97.54%). In addition, the results of a simultaneous application of FISH and RT-PCR analysis in 103 APL cases reported 98 positive cases *Bệnh viện Truyền máu - Huyết học **Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh ***Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: PGS.TS.BS. Phan Thị Xinh ĐT: 0932728115 Email: phanthixinh@gmail.com 310 Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6* 2019 Nghiên cứu Y học in both techniques (95%). Unexpectedly, two cases had expression of bcr-3 iso-form PML/RARA fusion gene by RT-PCR but the translocation t(15;17) could not be identified in FISH result. In contrast, one case found the translocation t(15;17) by the FISH analysis but RT-PCR did not demonstrate the PML/RARA fusion gene and two another cases having variant translocation t(v;17), detected by FISH technique, were negative RT-PCR for PML/RARA. Conclusions: Both RT-PCR and FISH techniques play a key role in diagnosing of APL cases. The combined use of the FISH and RT-PCR allows detect variant translocations or abnormal fusion genes being discovered in small subsets of APL. Futhermore, both of them are reliable tools for the monitoring of MRD and of its significance with respect to improving the outcome of the disease. Keywords: acute promyelocytic leukemia, FISH, RT-PCR, t(15;17), PML/RARA ĐẶT VẤN ĐỀ nhanh tổ hợp gen PML/RARA bằng kỹ thuật PCR phiên mã ngược (RT-PCR: Reverse Bạch cầu cấp tiền tủy bào (APL: Acute ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: