Đặc điểm dịch tễ học bệnh cúm mùa tại xã Thanh Hà tỉnh Hà Nam từ năm 2008 đến 2017
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 607.29 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Đặc điểm dịch tễ học bệnh cúm mùa tại xã Thanh Hà tỉnh Hà Nam từ năm 2008 đến 2017" phân tích sự lây truyền cúm tại xã Thanh Hà chủ yếu là lây truyền của các chủng cúm lưu hành tại địa phương trong đó vai trò lây truyền trong hộ gia đình là rất quan trọng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm dịch tễ học bệnh cúm mùa tại xã Thanh Hà tỉnh Hà Nam từ năm 2008 đến 2017 ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH CÚM MÙA TẠI XÃ THANH HÀ TỈNH HÀ NAM TỪ NĂM 2008 ĐẾN 2017 Nguyễn Thị Huế - Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nam TÓM TẮT Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 1.028 trường hợp mắc hội chứng cúm tại xã Thanh Hà, huyện Thanh liêm, tỉnh Hà Nam từ năm 2008 đến 2017. Kết quả cho thấy: Tỷ lệ mắc cúm trong các trường hợp mắc hội chứng cúm là 20,62%; trong đó mắc cúm A/H3N2: 39,10%; cúm B: 27,40%; cúm A/H1N1 pdm09: 26,90%; cúm A/H1N1: 6,60%. Sự phân bố các chủng vi rút cúm giai đoạn 2008 đến 2017 cũng khác nhau: Cúm A/H1N1 chỉ xuất hiện đến năm 2009, cùng thời gian đó cúm A/H1N1 pdm09 xuất hiện và thay thế chủng cúm A/H1N1 cũ, trong khi cúm A/H3N2 và cúm B xuất hiện ở hầu hết các năm. Số mắc cúm nhiều trong mùa hè và tăng cao trong năm 2009, 2013 và 2014. Tỷ lệ nhiễm cúm cao nhất ở nhóm đối tượng trẻ dưới 18 tuổi tập trung vào nhóm trẻ đi học. Trẻ em trong độ tuổi dưới 18 là trẻ nhỏ, học sinh - sinh viên có nguy cơ nhiễm cao hơn nhóm đối tượng khác. Sự lây truyền cúm tại xã Thanh Hà chủ yếu là lây truyền của các chủng cúm lưu hành tại địa phương trong đó vai trò lây truyền trong hộ gia đình là rất quan trọng. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do vi rút cúm gây nên. Tác nhân gây bệnh thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. Bệnh thường tiến triển lành tính nhưng cũng có thể diễn biến nặng, dễ biến chứng và có thể dẫn tới tử vong ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch, người già, trẻ em và phụ nữ có thai. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ước tính hàng năm có khoảng 5-10% người trưởng thành và 20% -30% trẻ em trên toàn cầu bị ảnh hưởng bởi cúm, dẫn đến khoảng 3 đến 5 triệu ca bệnh nặng và khoảng 250.000 đến 500.000 người chết. Việt Nam là một nước nhiệt đới thuộc khu vực Đông Nam Á, trong 10 năm gần đây hàng năm ghi nhận khoảng từ 1 triệu đến 1,8 triệu trường hợp mắc hội chứng cúm, nguyên nhân chủ yếu do các chủng vi rút cúm A/H3N2, cúm A/H1N1, cúm A/H1N1 pdm09 và cúm B gây nên và số liệu theo dõi đã xác định thường có hai đợt dịch cúm xảy ra hàng năm, lần đầu vào mùa xuân và lần tiếp theo vào cuối mùa hè. Để chủ động giám sát sự lưu hành và biến đổi của các chủng vi rút cúm ở nước ta, Bộ Y tế đã triển khai hệ thống giám sát cúm trọng điểm quốc gia từ năm 2006, giám sát nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng từ đầu năm 2016 và đẩy mạnh hoạt động xét nghiệm chẩn đoán tác nhân gây bệnh cúm tại Trung tâm Cúm quốc gia tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, đến nay các đơn vị này đều có khả năng xét nghiệm các chủng vi rút cúm. Tại Hà Nam, từ năm 2008 đến 2012 tỷ lệ mắc hội chứng cúm trên 100.000 dân dao động từ 1.889 đến 3.081. Năm 2007, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và Đơn vị nghiên cứu lâm sàng của trường Đại học tổng hợp Oxford đã chọn xã Thanh Hà thuộc huyện Thanh Liêm để triển khai nghiên cứu thuần tập về dịch tễ của việc lây truyền cúm trong cộng đồng. Từ nguồn dữ liệu thu thập được của nghiên cứu, đã có rất nhiều bài báo về bệnh cúm được xuất bản. Tuy nhiên, các bài báo này chỉ nghiên cứu sâu về một khía cạnh nào đó về bệnh cúm như: Biến đổi di truyền của vi rút, khả năng bảo vệ cúm theo hiệu giá kháng thể HI,…. Đến nay, chưa có nghiên cứu nào cho thấy bức 80 tranh tổng thể về cúm mùa tại Hà Nam trong suốt khoảng thời gian kéo dài từ 2008 đến 2017. Xuất phát từ lý do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đặc điểm dịch tễ học bệnh cúm mùa tại xã Thanh Hà tỉnh Hà Nam từ năm 2008 đến 2017” với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học bệnh cúm mùa tại xã Thanh Hà tỉnh Hà Nam từ năm 2008 đến 2017. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến bệnh cúm mùa tại xã Thanh Hà tỉnh Hà Nam từ năm 2008 đến 2017. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Là toàn bộ những trường hợp mắc hội chứng cúm được lấy mẫu ngoáy họng làm xét nghiệm trong một nghiên cứu thuần tập theo dõi về Cúm tại xã Thanh Hà tỉnh Hà Nam từ năm 2008 đến 2017. 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại xã Thanh Hà, năm 2018 2.3. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 1.028 trường hợp được xác định mắc hội chứng cúm theo tiêu chuẩn của WHO (1999) là trường hợp có đủ 3 tiêu chí sau: (1) sốt đột ngột > 380C, (2) ho và/hoặc đau họng (3) chưa có chẩn đoán nào khác. 2.4. Quản lý và phân tích số liệu: Số liệu sau khi được thu thập sẽ được bổ sung, hoàn thiện, làm sạch và quản lý bằng phần mềm Epidata. Sau đó được chuyển định dạng sang phần mềm phân tích thống kê Stata13.0 để xử lý. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi, giới, nghề nghiệp Số lượng Tổng (n) Tỷ lệ % ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm dịch tễ học bệnh cúm mùa tại xã Thanh Hà tỉnh Hà Nam từ năm 2008 đến 2017 ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH CÚM MÙA TẠI XÃ THANH HÀ TỈNH HÀ NAM TỪ NĂM 2008 ĐẾN 2017 Nguyễn Thị Huế - Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nam TÓM TẮT Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 1.028 trường hợp mắc hội chứng cúm tại xã Thanh Hà, huyện Thanh liêm, tỉnh Hà Nam từ năm 2008 đến 2017. Kết quả cho thấy: Tỷ lệ mắc cúm trong các trường hợp mắc hội chứng cúm là 20,62%; trong đó mắc cúm A/H3N2: 39,10%; cúm B: 27,40%; cúm A/H1N1 pdm09: 26,90%; cúm A/H1N1: 6,60%. Sự phân bố các chủng vi rút cúm giai đoạn 2008 đến 2017 cũng khác nhau: Cúm A/H1N1 chỉ xuất hiện đến năm 2009, cùng thời gian đó cúm A/H1N1 pdm09 xuất hiện và thay thế chủng cúm A/H1N1 cũ, trong khi cúm A/H3N2 và cúm B xuất hiện ở hầu hết các năm. Số mắc cúm nhiều trong mùa hè và tăng cao trong năm 2009, 2013 và 2014. Tỷ lệ nhiễm cúm cao nhất ở nhóm đối tượng trẻ dưới 18 tuổi tập trung vào nhóm trẻ đi học. Trẻ em trong độ tuổi dưới 18 là trẻ nhỏ, học sinh - sinh viên có nguy cơ nhiễm cao hơn nhóm đối tượng khác. Sự lây truyền cúm tại xã Thanh Hà chủ yếu là lây truyền của các chủng cúm lưu hành tại địa phương trong đó vai trò lây truyền trong hộ gia đình là rất quan trọng. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do vi rút cúm gây nên. Tác nhân gây bệnh thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. Bệnh thường tiến triển lành tính nhưng cũng có thể diễn biến nặng, dễ biến chứng và có thể dẫn tới tử vong ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch, người già, trẻ em và phụ nữ có thai. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ước tính hàng năm có khoảng 5-10% người trưởng thành và 20% -30% trẻ em trên toàn cầu bị ảnh hưởng bởi cúm, dẫn đến khoảng 3 đến 5 triệu ca bệnh nặng và khoảng 250.000 đến 500.000 người chết. Việt Nam là một nước nhiệt đới thuộc khu vực Đông Nam Á, trong 10 năm gần đây hàng năm ghi nhận khoảng từ 1 triệu đến 1,8 triệu trường hợp mắc hội chứng cúm, nguyên nhân chủ yếu do các chủng vi rút cúm A/H3N2, cúm A/H1N1, cúm A/H1N1 pdm09 và cúm B gây nên và số liệu theo dõi đã xác định thường có hai đợt dịch cúm xảy ra hàng năm, lần đầu vào mùa xuân và lần tiếp theo vào cuối mùa hè. Để chủ động giám sát sự lưu hành và biến đổi của các chủng vi rút cúm ở nước ta, Bộ Y tế đã triển khai hệ thống giám sát cúm trọng điểm quốc gia từ năm 2006, giám sát nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng từ đầu năm 2016 và đẩy mạnh hoạt động xét nghiệm chẩn đoán tác nhân gây bệnh cúm tại Trung tâm Cúm quốc gia tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, đến nay các đơn vị này đều có khả năng xét nghiệm các chủng vi rút cúm. Tại Hà Nam, từ năm 2008 đến 2012 tỷ lệ mắc hội chứng cúm trên 100.000 dân dao động từ 1.889 đến 3.081. Năm 2007, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và Đơn vị nghiên cứu lâm sàng của trường Đại học tổng hợp Oxford đã chọn xã Thanh Hà thuộc huyện Thanh Liêm để triển khai nghiên cứu thuần tập về dịch tễ của việc lây truyền cúm trong cộng đồng. Từ nguồn dữ liệu thu thập được của nghiên cứu, đã có rất nhiều bài báo về bệnh cúm được xuất bản. Tuy nhiên, các bài báo này chỉ nghiên cứu sâu về một khía cạnh nào đó về bệnh cúm như: Biến đổi di truyền của vi rút, khả năng bảo vệ cúm theo hiệu giá kháng thể HI,…. Đến nay, chưa có nghiên cứu nào cho thấy bức 80 tranh tổng thể về cúm mùa tại Hà Nam trong suốt khoảng thời gian kéo dài từ 2008 đến 2017. Xuất phát từ lý do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đặc điểm dịch tễ học bệnh cúm mùa tại xã Thanh Hà tỉnh Hà Nam từ năm 2008 đến 2017” với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học bệnh cúm mùa tại xã Thanh Hà tỉnh Hà Nam từ năm 2008 đến 2017. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến bệnh cúm mùa tại xã Thanh Hà tỉnh Hà Nam từ năm 2008 đến 2017. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Là toàn bộ những trường hợp mắc hội chứng cúm được lấy mẫu ngoáy họng làm xét nghiệm trong một nghiên cứu thuần tập theo dõi về Cúm tại xã Thanh Hà tỉnh Hà Nam từ năm 2008 đến 2017. 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại xã Thanh Hà, năm 2018 2.3. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 1.028 trường hợp được xác định mắc hội chứng cúm theo tiêu chuẩn của WHO (1999) là trường hợp có đủ 3 tiêu chí sau: (1) sốt đột ngột > 380C, (2) ho và/hoặc đau họng (3) chưa có chẩn đoán nào khác. 2.4. Quản lý và phân tích số liệu: Số liệu sau khi được thu thập sẽ được bổ sung, hoàn thiện, làm sạch và quản lý bằng phần mềm Epidata. Sau đó được chuyển định dạng sang phần mềm phân tích thống kê Stata13.0 để xử lý. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi, giới, nghề nghiệp Số lượng Tổng (n) Tỷ lệ % ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đặc điểm dịch tễ học bệnh cúm mùa Bệnh cúm mùa Mô tả hồi cứu Nhiễm trùng hô hấp cấp tính Vi rút cúm A/H3N2Gợi ý tài liệu liên quan:
-
Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và biến chứng của bệnh cúm mùa tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng
9 trang 11 0 0 -
28 trang 11 0 0
-
7 trang 9 0 0
-
36 trang 8 0 0
-
7 trang 7 0 0
-
Phẫu thuật viêm tụy cấp không do nguyên nhân cơ học
7 trang 6 0 0