Cymbidium mosaic virus (CyMV) (giống Potexvirus, họ Flexiviridae) hay còn gọi là virus khảm vàng, được mô tả lần đầu tiên bởi Jensen. Đây là một trong những loại virus quan trọng và phổ biến nhất gây nhiễm các loại lan trên thế giới. Phần tử virus có dạng sợi, không màng bao, dài 480 nm, rộng 13 nm. CyMV Bộ gen chứa RNA mạch đơn, sợi dương, có mũ chụp ở đầu 5’ và đuôi polyA ở đầu 3’.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm hình thái của virus khảm vàng gây hại trên lan Đặc điểm hình thái, cấu trúc bộgen và triệu chứng biểu hiện của virus khảm vàng (Cymbidium mosaic virus) gây hại trên lanCymbidium mosaic virus (CyMV)(giống Potexvirus, họ Flexiviridae) haycòn gọi là virus khảm vàng, được môtả lần đầu tiên bởi Jensen. Đây là mộttrong những loại virus quan trọng vàphổ biến nhất gây nhiễm các loại lantrên thế giới. Phần tử virus có dạng sợi,không màng bao, dài 480 nm, rộng 13nm.Hình 1. Hình dạng của virus CyMVBộ gen chứa RNA mạch đơn, sợidương, có mũ chụp ở đầu 5’ và đuôipolyA ở đầu 3’. Tổ chức bộ gen đượcbảo tồn cao và bao gồm 3 vùng: RdRp(RNA-dependent RNA polymerase –RNA polymerase phụ thuộc RNA),TGB (triple-gene-block – nhóm gen ứcchế bộ ba) và CP (coat protein –protein vỏ). RNA bộ gen có chiều dài6227 nucleotide không tính đuôi polyA ở đầu tận cùng 3’. Tương tự như cácvirus khác trong nhóm potexvirus, bộgen của CyMV có 5 khung đọc mở(ORFs 1-5) mã hóa cho ba loại proteinkhác nhau: RdRp (RNA-deppendentRNA polymerase - trọng lượng phân tử160 KDa), TBG (triple-genne-block -trọng lượng phân tử 26 KDa/ 13 KDa/10 KDa) và CP (protein vỏ - trọnglượng phân tử 24 KDa). Ngoại trừkhung đọc mở ORF4, tất cả các khungđọc mở của các protein mã hóa ởgiốngPotexvirus đều chứa các motifphổ quát. Các protein được mã hóa bởiCyMV có mức độ tương đồng cao vớicác protein tương ứng của các thànhviên khác trong nhóm potexvirus.Trình tự nucleotide vùng 5’ không mãhóa (noncoding region - NCR) củaCyMV và tất cả các thành viên kháccủa nhóm đều khởi đầu bằng GAAAAvà CyMV là virus có vùng 5’ NCRngắn nhất trong tất cả các ptexvirus.Dựa trên sự so sánh về phát sinh loàicủa RdRp và protein vỏ cho thấyCyMV có mối liên hệ gần với các virusnhư PAMV, NMV, WC1MV vàSMYEaV.Hình 2. Cấu trúc bộ gen của virusCyMVCyMV gây ra hiện tượng vàng lá thểkhảm đi kèm với sự hóa đen và chếtcủa những vùng lá dọc theo gân lá. Sựhoại tử lá gây ra bởi CyMV có lẽ làbệnh virus phổ biến nhất trên nhiềuloại lan. Cây bị nhiễm virus có cácđốm và vệt mô chết kéo dài, màu nâuđến đen, không đều trên cả hai mặt củacác lá già. Các lá có triệu chứng nàythường lão hóa nhanh và khô. Ở cácgiống lan Phalaenopsis, Cattleya,Dendrobium và nhiều giống khác,virus gây ra các đốm hoại tử đen vàcác kiểu đường hoại tử với các vết lõmxuống trên lá. Triệu chứng trên hoathường ít biểu hiện nhưng hoa có thểnở với hình dạng kém phát triển. Nếulá chết trước khi trưởng thành, hoathường có kích thước nhỏ và số lượnghoa ít. Trong trường hợp có triệuchứng, trên hoa có thể xuất hiện cácvệt hoại tử trong một vài ngày khi hoađang nở. Tuy nhiên, các triệu chứngtrên hoa thường chỉ biểu hiện saukhoảng 2 tuần và đặc biệt dễ dàng nhậnthấy trên hoa Cattleya trắng. Ngoài ra,virus này còn tạo ra sự khảm màu(thường đậm hay nhạt hơn màu hoa)trên hoa Cattleya.Hình 5. Triệu chứng khảm vàng trên lálan Hồ điệp Hình 6. Triệu chứng vệthoại tử trên hoa lan CattleyaTài liệu tham khảo: Marais F., 2002. Virus Diseases.Orchid Society of NorthernTransvaal.Http://www.ont.co.za/virus_diseases.htm Moran J. and Knoxfield, 1999.Virus diseases of orchids.Http://www.dpi.vic.gov.au/DPI/nreninf.nsf/childdocs Navalinskiene M., Raugalas J.,Samuitiene M., 2005. Viral diseases offlower plants. 16. Identification ofviruses affecting orchids(Cymbidium Sw.). Biologija. Nr. 2, p.29-34. University of Illinois Extention,1990. Common virus diseases oforchids. Report on plant diseases.Department of cropsciences. University of Illinois atUrbanaChampaign.Http://www.aces.uiuc.edu/vista/pdf_pubs/614.pdf.. Wong S. M, Mahtani P. H., LeeK. C., Yu H. H., Tan Y., Neo K. K.,chan Y., Wu M., and Chng C. G.,1997. Cymbidium mosaicpotexvirus RNA: complete nucleotidesequence and phylogenetic analysis.Archives of Virology. 142, p. 383-391.