Danh mục

Đặc điểm lâm sàng rối loạn tâm thần và kết quả điện não đồ ở đối tượng sử dụng rượu trong Giám định Pháp y tâm thần

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 143.82 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm khảo sát các triệu chứng rối loạn tâm thần (RLTT) và kết quả điện não đồ (ĐNĐ) ở đối tượng sử dụng rượu trong giám định pháp y tâm thần. Đối tượng và phương pháp: 68 đối tượng phạm pháp hình sự được Hội đồng Giám định Pháp y Tâm thần của Viện Pháp y Tâm thần Trung ương chẩn đoán xác định là RLTT và hành vi do sử dụng rượu (F10 - ICD 10).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm lâm sàng rối loạn tâm thần và kết quả điện não đồ ở đối tượng sử dụng rượu trong Giám định Pháp y tâm thần T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RỐI LOẠN THÂM THẦN VÀ KẾT QUẢ ĐIỆN NÃO ĐỒ Ở ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG RƯỢU TRONG GIÁM ĐỊNH PHÁP Y TÂM THẦN Trần Văn Trường*; Cao Tiến Đức**; Nguyễn Văn Ngân** TÓM TẮT Mục tiêu: khảo sát các triệu chứng rối loạn tâm thần (RLTT) và kết quả điện não đồ (ĐNĐ) ở đối tượng sử dụng rượu trong giám định pháp y tâm thần. Đối tượng và phương pháp: 68 đối tượng phạm pháp hình sự được Hội đồng Giám định Pháp y Tâm thần của Viện Pháp y Tâm thần Trung ương chẩn đoán xác định là RLTT và hành vi do sử dụng rượu (F10 - ICD 10). Áp dụng phương pháp nghiên cứu thuần tập vừa hồi cứu vừa tiến cứu. Kết quả: lứa tuổi sử dụng rượu thường tập trung từ 30 đến 50 tuổi (72,06%); RLTT do rượu 47,06%, RLTT do rượu di chứng khởi phát muộn 36,76%; rối loạn ý thức 61,77%; các triệu chứng ảo thị giác 29,41%; hoang tưởng bị truy hại 41,18%; hành vi tự sát 20,59%. Alpha không ổn định 100%; alpha biến dạng 84,62%; alpha mất dạng thoi 70,77%; alpha chậm 61,54%; sóng chậm đa hình biên độ thấp và sóng theta đơn thuần 65,15%. Kết luận: RLTT ở đối tượng sử dụng rượu cao và ngày càng trở nên nguy hiểm. Rối loạn nhịp điện não thể hiện đặc trưng bởi alpha chậm và loạn nhịp trên ĐNĐ. * Từ khóa: Rối loạn tâm thần; Giám định pháp y tâm thần; Ảo thị giác; Hoang tưởng; Điện não đồ. Clinical Characteristics of Mental Disorders and Results of Electroencephalography in Alcoholic Users in the Psychiatric Forensic Examination Summary Objectives: To survey the symptoms of mental disorders and EEG results in alcohol users in the psychiatric forensic examination. Subjects and methods: 68 subjects were identified as psychiatric disorders and alcohol use behavior (F10 - ICD 10) by Criminal Offense Forensic Examination Board of the National Institute of Forensic Psychiatric. A retrospective, prospective cohort study. Results: The age of alcohol use ranged from 30 to 50 years old (72.06%); alcoholic mental disorders 47.06% and alcoholic morbidity and late onset symptoms 36.76%; conscious disorders 61.77%; visual symptoms 29.41%; paranoid prosecuted damage 41.18%; suicidal behavior 20.59%; alpha is not stable 100%; alpha deformation 84.62%; alpha deformed alpha 70.77%; slow alpha 61.54%; slow waveforms are low amplitude and pure theta waves 65.15%. Conclusion: Mental disorders in alcohol users are high and are becoming more and more dangerous. Electroencephalographic disturbances are characterized by slow alpha and arrhythmias on the EEG. * Keywords: Mental disorder; Forensic mental examination; Hallucinations; Electroencephalography. * Viện Pháp y Tâm Thần TW ** Bệnh viện Quân y 103 Người phản hồi (Corresponding): Trần Văn Trường (truonggdpy@gmail.com) Ngày nhận bài: 27/04/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 19/06/2017 Ngày bài báo được đăng: 18/07/2017 115 T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017 ĐẶT VẤN ĐỀ Sử dụng rượu là một thói quen có từ lâu trong đời sống xã hội. Sử dụng rượu kéo dài và thái quá gây nhiều tác hại, làm ảnh hưởng đến năng suất lao động, làm rối loạn các mối quan hệ gia đình và xã hội, ảnh hưởng đến sức khoẻ cả về thể chất và tâm thần. Loạn thần do rượu làm biến đổi nhân cách và hành vi, trở thành người bê tha, suy đồi về đạo đức xã hội. Trường hợp sử dụng rượu phải cần đến can thiệp của y học bao gồm: say rượu bệnh lý, lạm dụng rượu, nghiện rượu và loạn thần do rượu. Trong đó có sảng rượu, ảo giác do rượu, hoang tưởng do rượu và bệnh não thực tổn do rượu. Các triệu chứng lâm sàng của người nghiện rượu rất đa dạng, nhưng có thể khái quát như sau: rối loạn cảm xúc chủ yếu là trầm cảm và lo âu, biểu hiện loạn thần là ảo giác và hoang tưởng phong phú, biến đổi nhân cách và hành vi. Đặc biệt là hành vi tự sát và các hành vi phạm pháp khác của đối tượng sử dụng rượu cần phải xác định khả năng nhận thức và hành vi. Chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: Đặc điểm triệu chứng RLTT và kết quả ĐNĐ ở đối tượng sử dụng rượu trong giám định pháp y tâm thần. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu. 68 đối tượng là nam giới phạm pháp hình sự từ năm 2009 - 2015 được Hội đồng Giám định Pháp y Tâm thần, Viện Pháp y Tâm thần Trung ương chẩn đoán xác định là RLTT và hành vi do sử dụng rượu (F10 - ICD10). 2. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp thuần tập (Cohort study). Công cụ chẩn đoán và đánh giá các triệu chứng lâm sàng theo ICD-10 năm 1992, mục F10 (các RLTT và hành vi do sử dụng rượu từ F10.0 đến F10.9). * Xử lý số liệu: bằng phần mềm Stata 10.0. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 1. Đặc điểm triệu chứng RLTT ở đối tượng sử dụng rượu. * Lứa tuổi của đối tượng nghiên cứu: Lứa tuổi từ 20 - 29: 6 BN (8,82%); 30 39 tuổi: 19 BN (27,94%); 40 - 49 tuổi: 28 BN (41,18%); ≥ 50 tuổi: 15 BN (22,06%). Như vậy, lứa tuổi của người có hành vi phạm tội do sử dụng rượu tập trung chủ yếu là 40 - 50 tuổi (42%). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Trần Viết ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: