Danh mục

Đặc điểm lâm sàng và vi khuẩn học ở bệnh nhân viêm phổi bệnh viện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh 2015

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 351.98 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày mô tả đặc điểm lâm sàng, cơ cấu vi khuẩn của viêm phổi bệnh viện ở những bệnh nhân có hỗ trợ hô hấp điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 79 bệnh nhân nhập Khoa HSTC có hỗ trợ hô hấp và sau 48h xuất hiện các triệu chứng, dấu hiệu chẩn đoán VPBV.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm lâm sàng và vi khuẩn học ở bệnh nhân viêm phổi bệnh viện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh 2015 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ VI KHUẨN HỌC Ở BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC NINH 2015 Phạm Minh Đức*, Nguyễn Đắc Trung** * Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh; **Trường Đại học Y Dược Thái NguyênTÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cơ cấu vi khuẩn của viêm phổi bệnh viện ở những bệnh nhân có hỗ trợ hô hấp điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cưú mô tả cắt ngang trên 79 bệnh nhân nhập Khoa HSTC có hỗ trợ hô hấp và sau 48h xuất hiện các triệu chứng, dấu hiệu chẩn đoán VPBV. Kết quả: Tỷ lệ VPBV sau 5-7 ngày là 30,7%, tỷ lệ VPBV ở nhóm đặt nội khí quản thở máy và đặt nội khí quản kết họp mở khí quản thở máy 60,8% và 29,1%. Triệu chứng ho khạc đờm 92,4%, khó thở 98,7%, sốt 100%. Vi khuẩn Gram âm chiếm tỷ lệ 81,5% đứng hàng đầu là Klebsiella pneumonia 30,8%, vi khuẩn Gram dương 18,5%, không phân lập được nấm. Kết luận:. Triệu chứng ho khạc đờm 92,4%, khó thở 98,7%, sốt 100%. Vi khuẩn Gram âm chiếm tỷ lệ 81,5%, vi khuẩn Gram dương 18,5%. Trong các vi khuẩn Gram âm, vi khuẩn Klebsiella pneumonia (30,8)%, Pseudomonas aeruginosa (24,6%) và Acinetobacter (20,0%). Từ khóa: Viêm phổi bệnh viện; Hỗ trợ hô hấp; vi khuẩn Gram âm; Hồi sức tích cực; Kháng kháng sinhI. Đặt vấn đề Viêm phổi bệnh viện (VPBV) là loại nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tếthường gặp tại khoa Hồi sức tích cực (HSTC) và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu(30%–70%) trong số các loại nhiễm khuẩn bệnh viện [3]. VPBV là viêm phổi xuất hiệnsau nhập viện 48 giờ hoặc hơn mà không có dấu hiệu ủ bệnh tại thời điểm nhập viện. Cácvi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp trong khoa HSTC nhiều nhất là vikhuẩn gram âm như: E. coli, Klebsiella, Enterobacter, Serratia, Pseudomonas. Các vikhuẩn gram dương chiếm khoảng 20% trong các nhiễm khuẩn bệnh viện, Staphylococcuslà tác nhân gây bệnh hay gặp nhất sau đó đến Streptococci và Enterococci [4], [5]. Cácvi khuẩn này có đặc điểm chung là tính kháng thuốc ngày càng tăng. Trong điều kiệnthực tế của ngành Y tế nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế về cơ sở vật chất, kỹ thuật,công tác vệ sinh tiệt trùng chưa tốt là yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ NKBV trong đó cóVPBV. Việc điều tra nghiên cứu tình hình VPBV tại từng khu vực, từng bệnh viện là hếtsức cần thiết, giúp đẩy mạnh công tác dự phòng và là cơ sở để xây dựng các phác đồ điềutrị phù hợp với yếu tố dịch tễ tại từng địa phương, để từng bước khống chế, giảm thiểunhững hậu quả nặng nề của VPBV. Để góp phần tìm hiểu về đặc điểm lâm sàng, cận lâmsàng và vi khuẩn khuẩn học gây VPBV tại khoa HSTC Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninhchúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu với mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cơ cấu vikhuẩn của viêm phổi bệnh viện ở những bệnh nhân có hỗ trợ hô hấp điều trị tại KhoaHồi sức tích cực Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh.II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu2.1. Đối tượng nghiên cứu: Gồm 79 bệnh nhân ≥16 tuổi khi nhập Khoa HSTC có hỗ trợhô hấp và sau 48h xuất hiện các triệu chứng, dấu hiệu thỏa mãn tiêu chuẩn chẩn đoánVPBV theo tiêu chuẩn của CDC năm 2003. Loại trừ khỏi nghiên cứu những bệnh nhânđã được chẩn đoán VPBV, cấy đờm hoặc dịch rửa phế quản dương tính trước khi vào 117khoa HSTC; Viêm phổi mắc phải cộng đồng; Lao phổi, tắc mạch phổi, thâm nhiễm-xuấthuyết phế nang2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Tại khoa HSTC, Bệnh viện Đa khoa tỉnh BắcNinh từ 10/2014 đến 10/20152.3. Phương pháp nghiên cứuPhương pháp nghiên cứu: Phương pháp mô tả, thiết kế cắt ngang.Cỡ mẫu nghiên cứu: Chọn mẫu có chủ đích.Các biến số và chỉ số nghiên cứuYếu tố nguy cơ; Thời gian mắc bệnh sau hỗ trợ hô hấp. Đặc điểm lâm sàng: Sốt; Ho khan; Ho khạc đờm; Khó thở; Màu sắc đờm; Ran nổ; Ranẩm; Hội chứng đông đặc; Hội chứng ba giảm Đặc điểm vi khuẩn: Số vi khuẩn chủng phân lập được trên bệnh nhân có kết quả cấy tìmthấy vi khuẩn; Tỷ lệ các chủng vi khuẩn phân lập được; Kháng sinh đồ của các chủng vikhuẩn phân lập được.2.4. Xử lý số liệu : Sau khi thu thập thông tin, các số liệu sẽ được nhập và sử lý trên phầnmềm SPSS 16.0.2.5. Đạo đức trong nghiên cứu: Nghiên cứu được sự đồng ý của lãnh đạo Bệnh viện Đakhoa tỉnh Bắc Ninh. Các thông tin thu được của đối tượng chỉ nhằm mục đích nghiên cứu.III. Kết quả ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: