Bài viết trình bày những vấn đề liên quan đến chữ viết trong văn bản cơ sở để từ đó đưa ra hướng giải quyết những hạn chế và thiếu xót để tiến tới xác lập văn bản quy phạm, phiên âm và dịch nghĩa. Đó là những yêu cầu cần thiết đối với quá trình nghiên cứu văn bản ghi chép thơ ca Nguyễn Bảo nói riêng và các văn bản học Hán Nôm nói chung.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm mã chữ trong văn bản cơ sở ghi chép thơ của Nguyễn BảoTẠP CHÍ KHOA HỌCKhoa học Xã hội, Số 7 (12/2016) tr 1- 6 ĐẶC ĐIỂM MÃ CHỮ TRONG VĂN BẢN CƠ SỞ GHI CHÉP THƠ CỦA NGUYỄN BẢO Nguyễn Diệu Huyền Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Các văn bản Hán Nôm thời trung đại là một ẩn số, để tiếp cận và khai thác những giá trị ghichép trong đó chúng ta cần phải giải mã những vấn đề liên quan đến văn bản học. Thông qua Đặc điểm mã chữtrong văn bản cơ sở ghi chép thơ của Nguyễn Bảo, chúng tôi muốn chỉ ra những vấn đề liên quan đến chữ viếttrong văn bản cơ sở để từ đó đưa ra hướng giải quyết những hạn chế và thiếu xót để tiến tới xác lập văn bảnquy phạm, phiên âm và dịch nghĩa. Đó là những yêu cầu cần thiết đối với quá trình nghiên cứu văn bản ghichép thơ ca Nguyễn Bảo nói riêng và các văn bản học Hán Nôm nói chung. Từ khóa: Mã chữ, Trung đại, văn bản học, văn bản cơ sở.1. Đặt vấn đề Nguyễn Bảo (1439? – 1503?) hiệu là Châu Khê, người làng Phương Lai, huyện VũTiên, tỉnh Thái Bình (nay là thôn Phú Lạc, xã Phú Xuân, thành phố Thái Bình, tỉnh TháiBình) là một tác gia tiêu biểu ở thế kỷ XV [8]. Ông được biết đến với tập thơ chữ Hán ChâuKhê thi tập do học trò của ông là Tiến sĩ Trần Củng Uyên (1470 - ?) sưu tầm và biên soạn.Nguyên tác chữ Hán ban đầu đã thất lạc, nhưng dựa vào những bài thơ được Lê Quý Đôn(1726 - 1784) tuyển chọn trong Toàn Việt thi lục chúng ta có thể chứng minh tài năng vànhân cách của ông. Tuy nhiên, các văn bản Hán Nôm thời trung đại là một ẩn số. Để tiếp cậnvà khai thác những giá trị ghi chép trong văn bản chúng ta cần phải giải mã những vấn đề liênquan đến chữ viết. Thông qua quá trình khảo cứu Đặc điểm mã chữ trong văn bản cơ sở ghichép thơ của Nguyễn Bảo, chúng tôi muốn chỉ ra những vấn đề liên quan đến chữ viết, đồngthời đưa ra phương hướng giải quyết những chỗ có vấn đề để tiến tới xác lập thiện bản, phiênâm và dịch nghĩa tác phẩm.2. Nội dung chính Trong số những dị bản Toàn Việt thi lục thu thập được có các bản HM.2139/A [1],A.1262 [2], A.3200 [3], A.132 [4] có nội dung ghi chép thơ ca của Nguyễn Bảo. Các dị bảncó những đặc điểm khác nhau về mặt văn bản (xuất xứ, hình thức trình bày, nội dung ghichép, chữ viết, số lượng…). Trong số đó, xét về mặt số lượng các bản HM.2139/A, A.1262,A.3200 thực chép 146 bài, bản A.132 thực chép 161 bài. Đây đều là những bản chép tay vìToàn Việt thi lục chưa từng được khắc in. Đồng thời, căn cứ vào đặc điểm chữ viết rõ ràng, ítsai sót, hình thứcthống nhất, ổn định giữa các trang, số lượng ghi chép các tác phẩm đầy đủ hơn cả, nên chúngNgày nhận bài: 3/1/2016. Ngày nhận đăng: 25/12/2016Liên lạc: Nguyễn Diệu Huyền, e - mail: nguyendieuhuyenttb@yahoo.com 18tôi chọn bản A.132 làm văn bản cơ sở cho việc ghi chép thơ ca của Nguyễn Bảo để tiến hànhkhảo cứu. Mặt khác, dựa vào những dị bản còn lại để bổ sung và giải quyết những chỗ có vấnđề trong văn bản cơ sở. Những mã chữ trong văn bản được quan tâm xem xét đó là: chữ húy,chữ biến thể, chữ viết nhầm (viết sai), chữ thừa, chữ thiếu…2.1. Chữ húy Kỵ húy hay kiêng húy (có khi gọi là húy kỵ, hoặc tỵ húy) là cách viết hay đọc chệchmột từ nào đó do kiêng kỵ trong ngôn ngữ xã hội tại các nước trong khu vực có ảnh hưởngcủa văn hóa Hán. Theo luật, trong phạm vi quốc gia, mọi thần dân kiêng kỵ tên húy của vua,không được phép dùng để đặt tên cho con cái trong gia đình, cũng như không được phépdùng trong văn tự hay trong lời nói hàng ngày. Ở Việt Nam, hiện tượng kỵ húy bắt đầu từ đờiTrần, đến đời Lê và kéo dài đến đời Nguyễn. Trong mỗi triều đại và các đời vua, luật kiênghúy và nội dung kiêng húy được ban bố khác nhau. Tuy nhiên, nhìn tổng thể để kiêng kỵthường có những cách như: thay đổi chữ Hán này bằng một chữ Hán khác đồng âm, cận âmhoặc đồng nghĩa, hoặc bỏ hẳn chữ Hán, hoặc viết thay đổi một chút so với chữ Hán nguyênthể (bằng cách thêm nét, bới nét, dùng chữ dị thể, hoặc đảo bộ), hoặc đổi âm đọc. Trong văn bản cơ sở A.132 chúng tôi xác định có những chữ kiêng húy sau: 1) Chữ 時 Thì, tên chính thức của vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì (1829 - 1883), làmvua từ năm 1848 đến năm 1883), để kiêng húy văn bản dùng chữ 辰 Thìn thay thế (theo Bảngtra tên húy và chữ húy các triều đại Việt Nam, chữ thứ 398) [5]. Đây là hiện tượng kiêng húybằng cách dùng chữ cận âm để thay thế. Chẳng hạn viết kiêng húy trong những câu: 逢 辰 鬂 未 蒼 Phùng thời mấn vị thương (Tiễn Hiệu thư Đàm công phụng Bắc sứ) -trang 75a. Hay: 臨 風 辰 見 吳 牛 喘 Lâm phong thời kiến ngô ngưu suyễn (Nguyệt, kỳ nhất)- trang 76a. 2) Chữ 華 Hoa, tên của Thuận Đức hoàng thái hậu là Hồ Thị Hoa, mẹ vua Thiệu Trị(1841-1847), bà nội vua Tự Đức (theo Bảng tr ...