Danh mục

Một số ý kiến về bản phiên dịch các bài thơ của Nguyễn Bảo

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 197.55 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thơ ca của Nguyễn Bảo hiện tồn 162 bài trong Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn. Trong số đó có 34 bài thơ đã được nhà nghiên cứu Bùi Duy Tân tuyển dịch trong cuốn Nguyễn Bảo nhà thơ – Danh nhân văn hóa. Căn cứ vào thực tế khảo sát văn bản Toàn Việt thi lục kí hiệu A.132 mà tác giả sử dụng làm văn bản cơ sở, chúng tôi nhận thấy có những chữ phiên âm sai cần được xem xét hiệu đính để hoàn thiện tác phẩm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số ý kiến về bản phiên dịch các bài thơ của Nguyễn Bảo JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-0062 Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 10, pp. 88-93 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ BẢN PHIÊN DỊCH CÁC BÀI THƠ CỦA NGUYỄN BẢO Nguyễn Diệu Huyền Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt. Thơ ca của Nguyễn Bảo hiện tồn 162 bài trong Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn. Trong số đó có 34 bài thơ đã được nhà nghiên cứu Bùi Duy Tân tuyển dịch trong cuốn Nguyễn Bảo nhà thơ – Danh nhân văn hóa. Căn cứ vào thực tế khảo sát văn bản Toàn Việt thi lục kí hiệu A.132 mà tác giả sử dụng làm văn bản cơ sở, chúng tôi nhận thấy có những chữ phiên âm sai cần được xem xét hiệu đính để hoàn thiện tác phẩm. Từ khóa: Thơ ca, bài thơ, nhà nghiên cứu, nhà thơ, danh nhân văn hóa, khảo sát thực tế, văn bản cơ sở, phiên âm. 1. Mở đầu Nguyễn Bảo được đánh giá là một nhà thơ – Danh nhân văn hóa. Tên tuổi của ông được nhắc đến trong các thư mục học, từ điển của Việt Nam như: Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú; Lược truyện các tác gia Việt Nam của Trần Văn Giáp; Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam của hai tác giả Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Bá Thế; Từ điển Văn học Việt Nam do Đỗ Đức Hiểu chủ biên; Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sỹ Liên; Lịch sử văn học Việt Nam của Bùi Văn Nguyên. . . Hầu hết các công trình nghiên cứu chủ yếu mang tính chất giới thiệu về tác gia, tác phẩm. Nghiên cứu đầy đủ và chi tiết nhất về Nguyễn Bảo từ trước đến nay phải kể đến Bùi Duy Tân với cuốn Nguyễn Bảo nhà thơ – danh nhân văn hóa. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu văn bản và giá trị thơ ca của Nguyễn Bảo chúng tôi nhận thấy, trong tổng số 162 bài thơ hiện còn của Nguyễn Bảo trong Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn mới chỉ có 34 bài thơ đã được nhà nghiên cứu Bùi Duy Tân tuyển dịch và giới thiệu. Đó cũng là những bài thơ được nhắc đến khi giới thiệu về Nguyễn Bảo trong các tài liệu nghiên cứu văn học ở thế kỉ XV. Do các tác phẩm thơ ca được dịch dưới hình thức phiên âm và dịch thơ bằng chữ quốc ngữ mà không có bản chữ Hán đi kèm, nên không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót nhất định. Căn cứ vào tình hình thực tế khảo cứu văn bản chữ Hán chúng tôi xin đưa ra một số ý kiến về bản phiên dịch các bài thơ của Nguyễn Bảo hiện hành để được quan tâm xem xét. 2. Nội dung nghiên cứu Trong số các dị bản Toàn Việt thi lục, có các bản kí hiệu HM.2139/A; A.1262; A.3200; A.132 có nội dung ghi chép thơ ca Nguyễn Bảo. Căn cứ vào phần Tài liệu tham khảo chính [9;137] được biết nhà nghiên cứu Bùi Duy Tân đã dựa vào bản Toàn Việt thi lục A.132 để phiên âm và Ngày nhận bài: 15/4/2015 Ngày nhận đăng: 10/9/2015 Liên hệ: Nguyễn Diệu Huyền, e-mail: nguyendieuhuyenttb@yahoo.com 88 Một số ý kiến về bản phiên dịch các bài thơ của Nguyễn Bảo dịch thơ. Những tác phẩm đã được tuyển dịch đó là: Phú Hoàng Giang phong thổ thị môn sinh; Đại An hải khẩu; Phụng canh ngự chế đề Dục Thúy sơn; Hổ cứ sơn; Lục Vân động, bài thứ nhất; Trừng Mại thôn xuân vãn; Kê thanh mao điếm nguyệt; Xuân vũ; Xuân nhật tức sự; Khổ hàn; Tuế mộ thuật hoài; Tiễn hiệu thư Đàm công phụng Bắc sứ; Tứ tặng Tri Lai tiến sĩ Lê Trù; Tống Ngoại Lãng tiên sinh Trần Củng Uyên; Tống Quách tiên sinh Bắc sứ; Tống nhân hồi hương; Tống Binh bộ thị lang Hải Thiên Bùi công trí sĩ; Phụng canh ngự chế đề Bàn A sơn; Long Đội sơn; Hồ Sơn động; Đề Long Đại Sơn; Tỉnh canh; Bạch lộ; Tiễn Quốc tử giám Tế tửu kiêm Quốc sử viện; Thiên kê; Nguyệt, bài thứ 3; Huân phong; Hỷ vũ; Thu lâm; Hoa; Tích xuân, bài thứ nhất; Tống biệt; Tiễn cấp sự Vương công hồi hương; Tống hữu nhân quy Nghệ An tỉnh thân. Trong tổng số 34 bài thơ được tuyển dịch, bài Phú Hoàng Giang phong thổ thị môn sinh là tác phẩm mở đầu, tác giả chỉ đưa ra phần dịch thơ và chú thích. Còn lại những tác phẩm khác có kèm theo phần phiên âm, dịch thơ và chú thích. Đối với các văn bản chữ Hán, nghiên cứu “hình thể – âm đọc – ý nghĩa của chữ Hán là một việc làm cần thiết đối với tất cả những ai muốn làm tốt công tác tiếp thu những văn bản Hán Nôm” [11;17]. Vì âm đọc thường gắn liền với nghĩa của từ, cho nên trong quá trình sử dụng chúng ta phải lựa chọn âm đọc thích hợp và chính xác. Chữ Hán có rất nhiều từ đồng âm, nhưng nằm trong những bộ khác nhau, có hình thể khác nhau thì nghĩa khác nhau. Hoặc cùng một chữ có thể có nhiều âm đọc, gắn với mỗi âm đọc sẽ là một ý nghĩa. Mặt khác, do chữ Hán khó đọc, khó viết nên khi viết hoặc phiên âm không tránh khỏi những sai sót nhất định. Vì vậy, khi phiên âm, để đảm bảo tính chặt chẽ và chính xác nên có nguyên văn chữ Hán đi kèm. Bên cạnh đó cũng có những trường hợp được biến đổi âm cho phù hợp với văn bản, chẳng hạn: để đảm bảo về niêm luật, và vần điệu trong thơ ca đường luật, có những trường hợp biến đổi thanh bằng sa ...

Tài liệu được xem nhiều: