Danh mục

Khảo cứu lai lịch và nội dung bản sao toàn việt thi lục HM.2139

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 157.55 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mong muốn sớm đưa văn bản vào nghiên cứu, các tác giả đã lưu bộ sách tại thư viện đồng thời cung cấp một số thông tin sơ lược bước đầu về các bản sao này. Tiến thêm một bước cụ thể hơn, bài viết này của chúng tôi xin tổng hợp lại một số thông tin đã giới thiệu, đồng thời tiến hành khảo luận và đánh giá chi tiết hơn về truyền bản TVTL - HM.2139 mà chúng ta đang đề cập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo cứu lai lịch và nội dung bản sao toàn việt thi lục HM.2139 JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2014, Vol. 59, No. 3, pp. 10-17 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn KHẢO CỨU LAI LỊCH VÀ NỘI DUNG BẢN SAO TOÀN VIỆT THI LỤC - HM.2139 Hà Minh Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Nhận diện của chúng ta về Toàn Việt thi lục (TVTL) từ trước đến nay, tuy rất cơ bản, nhưng chỉ dừng lại cùng với khiếm khuyết của hệ thống bản sao có quá nhiều phức tạp. Bản HM.2139/A-B tuy không vượt trội hơn hẳn những bản có trước, nhưng sự “góp mặt” của nó đã làm dày dặn hơn cơ sở dữ liệu nhằm tiến tới minh định “bản lai diện mục” của tác phẩm mà nhà bác học Lê Quý Đôn đã biên định trong quá khứ. Một loạt các vấn đề và nhiệm vụ nghiên cứu mới về bộ sưu tuyển ưu tú này, do thế đã được đặt ra một cách thời sự, đồng thời hứa hẹn tiến thêm được những bước quan trọng, mà nhân đó chúng ta có thể tháo gỡ được nhiều “nút thắt” trong việc khai thác, giới thiệu di sản thơ ca “một đi không trở lại” mà cha ông đã tạo tác trong lịch sử. Từ khóa: Toàn Việt thi lục, Lê Quý Đôn, văn bản, thi tuyển.1. Mở đầu Toàn Việt thi lục (TVTL) là bộ tổng tập thơ ca chữ Hán lớn nhất củaViệt Nam thời trung đại, nó bao trùm thành quả của tất cả các bộ thi tuyển lớn trước đóvà đến lượt mình, nó tạo cơ sở về tư liệu và phương pháp cho các thi tuyển quan trọng đờisau [1]. Cho đến hiện nay, vai trò của công trình mà Lê Quý Đôn đã dày công biên địnhđối với công tác nghiên cứu và khai thác di sản thơ ca quá khứ của dân tộc đã được tất cảgiới nghiên cứu khẳng định. Tuy vậy, tình trạng văn bản của bộ sách lại hết sức phức tạp.Với trên 10 dị bản hiện tồn, trải qua ít nhất 3 - 5 thế hệ bản sao, cộng thêm với tính chấttruyền bản không thuần nhất, nên các thế hệ bản sao TVTL có sự thừa thiếu, lẫn lộn, thậtgiả khó phân [1]. Cùng với quá trình khai thác công bố di sản thơ ca truyền thống, đã cókhông ít băn khoăn trăn trở của các học giả - nhà nghiên cứu về vấn đề này. Trong số cácbản sao ấy, đâu là bản cổ nhất, đâu là bản tốt nhất, đáng tin cậy nhất. . . (?); cần phải lí giảisao cho đúng về sự mâu thuẫn, đan xen, chồng chéo giữa các bản (?). . . là những câu hỏihóc búa liên tục được đặt ra, và thực tế đã có không ít các quan điểm trái chiều. Thậm chí,đã có những nhầm lẫn, phiến diện trong phương cách tổ chức khai thác - giới thiệu tư liệuNgày nhận bài 11/1/2014. Ngày nhận đăng 25/05/2014.Liên lạc Hà Minh, e-mail: haminhsphn@gmail.com10 Khảo cứu lai lịch và nội dung bản sao Toàn Việt thi lục - HM.2139từ bộ sưu tuyển này. Học giới, từ trước đến nay vẫn luôn khao khát nhận diện được mộtcách đầy đủ nhất, chân thực nhất về bộ sách, nhưng cơ sở tư liệu lại vô cùng bề bộn, hivọng tìm thêm các dị bản tốt của bộ sách ngày càng trở nên mong manh. . . Do thế, việcchúng ta có thêm được những dị bản để tiến hành khảo luận về văn bản tác phẩm là điềuvô cùng quý giá.2. Nội dung nghiên cứu Trong quá trình mở rộng phạm vi tìm tòi tư liệu nghiên cứu về TVTL, chúng tôiđã may mắn biết thêm được 3 bản sao mới của bộ sách. Đó là các bản sao mang kí hiệuR.2199, HM.2319/A, HM.2139/B. Trong đó, bản sao R.2199 ở thư viện trong nước hầunhư không có gì đặc biệt, thậm chí là bản sao kém chất lượng nhất so với các bản đã biết.Còn như bản HM.2139 với 2 phần A - B (thực chất là 2 bản độc lập), theo đánh giá chủquan của chúng tôi, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nếu thẩm định và khai thác văn bảnnày một cách triệt để, dự báo có thể tạo một bước ngoặt trong tiến trình nghiên cứu vànhận thức về TVTL. Mong muốn sớm đưa văn bản vào nghiên cứu, chúng tôi đã lưu bộsách tại thư viện đồng thời cung cấp một số thông tin sơ lược bước đầu về các bản sao này[3]. Tiến thêm một bước cụ thể hơn, bài viết này của chúng tôi xin tổng hợp lại một sốthông tin đã giới thiệu, đồng thời tiến hành khảo luận và đánh giá chi tiết hơn về truyềnbản TVTL - HM.2139 mà chúng ta đang đề cập.2.1. Về lai lịch văn bản Vào tháng 11 năm 2001, chúng tôi sao chụp từ microfilm tại một thư viện tư giaở Bắc Kinh - Trung Quốc bản TVTL kí hiệu HM.2139 (kí hiệu do chúng tôi tạm phụcnguyên). Thực ra, TVTL - HM.2139 đã được nói đến trong Di sản Hán Nôm Việt Nam -Thư mục đề yếu (xin xem [1]) qua dòng chỉ chỗ sau: Paris. SA.HM.2139:23, 6x16. Trongkhi tất cả 11 bản TVTL khác mà các sách thư mục giới thiệu (xin xem: [2]) đều là ở trongnước, thì bản TVTL này là bản duy nhất được lưu giữ ở nước ngoài. Chủ nhân bản saochụp TVTL - HM.2139 cho biết sách này được chụp từ microfilm tại Paris vào khoảngnăm 1960 khi tìm hiểu thư tịch chữ Hán tại Pháp. Đây là cơ sở để chúng tôi đoán địnhHM.2139 được chụp từ SA.HM.2139. Hơn nữa, phần chữ SA của TVTL (SA.HM.2139)là viết tắt của Hiệp hội châu Á ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: