Danh mục

Đặc điểm nghệ thuật tự truyện của Tô Hoài sau 1986

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 181.75 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong dòng văn học hiện đại Việt Nam, Tô Hoài được đánh giá là mộtcây đại thụ. Ông thành công ở nhiều thể loại như truyện ngắn, truyện dài, truyện đồng thoại, tiểu thuyết, kịch, hồi kí, chân dung văn học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm nghệ thuật tự truyện của Tô Hoài sau 1986Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 5(102) - 2016NGÔN NGỮ - VĂN HỌC- VĂN HÓAĐặc điểm nghệ thuật tự truyện của Tô Hoài sau 1986Hoàng Thị Tâm *Tóm tắt: Trong dòng văn học hiện đại Việt Nam, Tô Hoài được đánh giá là mộtcây đại thụ. Ông thành công ở nhiều thể loại như truyện ngắn, truyện dài, truyện đồngthoại, tiểu thuyết, kịch, hồi kí, chân dung văn học. Đặc sắc trong nghệ thuật tự truyệncủa Tô Hoài là kiểu người kể chuyện nhân chứng với ngôi kể tôi chủ quan và điểmnhìn khách quan của người trong cuộc. Kiểu kể truyện đó nhấn mạnh những sự kiệnbên ngoài, hơn là sự kiện cá nhân, tái hiện lịch sử thông qua những sự kiện và số phậncon người trong dòng chảy của nó.Từ khóa: Tô Hoài; tự truyện; Cát bụi chân ai; Chiều chiều.1. Mở đầuTô Hoài là nhà văn duy nhất đã xâydựng cho mình một dòng tự truyện riêngkhông thể lẫn. Tự truyện của ông “là nhữngcâu chuyện bằng văn xuôi, kể lại dĩ vãngcủa chính tác giả, có thể gần trọn cuộc đời,có thể thời thơ ấu hoặc thời thanh niên...người kể chuyện trùng với tác giả hoặcnhân vật chính” [6, tr.1905], Cỏ dại, Mùahạ đến mùa xuân đi (viết từ những năm1940) Cát bụi chân ai (ra đời 1992), Chiềuchiều (ra đời năm 1999) là những tự truyệnđích thực. Nhưng khác với tự truyện nóichung (lấy cái tôi vừa làm đối tượng, vừa làmục đích của miêu tả), tự truyện Tô Hoàilấy đời sống, lấy người khác làm “khách thểnhận thức” để qua đó tác giả bộc lộ quanniệm nhân sinh, của mình. Vì vậy mà nhiềunhà nghiên cứu quan niệm Chiều chiều vàCát bụi chân ai là hồi ký. Thực chất, sựphân biệt hồi ký hay tự truyện ở hai tácphẩm này cũng chỉ có tính tương đối bởiquan niệm về cái nhân cách cá nhân - đốitượng của tự truyện còn tùy thuộc vào quanniệm chủ quan của chủ thể và môi trườngvăn hóa mà họ sống. Với Tô Hoài, nhâncách cá nhân đồng nghĩa với nhân cách một68nhà văn. Tự truyện của ông, là câu chuyệnvề một thái độ đối với sự thật, một tráchnhiệm đối với con người và xã hội, khôngphải chỉ là câu truyện về thế giới nội tâmcủa riêng mình. Điều đó tạo nên đặc điểmnghệ thuật trong tự truyện của ông.2. Nghệ thuật bộc lộ chủ thểĐặc trưng nội dung quan trọng nhấtcủa tự truyện, giúp phân biệt tự truyện vớicác thể loại khác là sự viết về bản thân, làcâu chuyện về chính tác giả, chủ thể củatự truyện.(*)Trong lĩnh vực văn học, chủ thể đồngnghĩa với tác giả, người viết nên tác phẩmvăn học, người tạo ra một thế giới kháchquan mang ý hướng của chính mình. Bởithế, tác phẩm văn học luôn là một “hìnhảnh chủ quan của thế giới khách quan”, duynhất, không lặp lại. Tác giả của tác phẩmvăn học là “là người làm ra cái mới, ngườisáng tạo ra các giá trị văn học mới” hay cụthể hơn, “là người phát biểu một tư tưởngmới, quan niệm mới, một cách hiểu mới vềcác hiện tượng đời sống, bày tỏ một lập(*)Thạc sĩ, Học viện Quản lý giáo dục.ĐT: 0982279004. Email: hoangtamhd09@gmail.com.Hoàng Thị Tâmtrường xã hội và công dân nhất định [5,tr.289]. Điều đó cho thấy yếu tố chủ quan làtiêu chuẩn rất lớn của sáng tạo văn học.Đối với tự truyện, một thể loại khá rộngmở, người viết tự truyện có thể là một tácgiả văn học, cũng có thể chỉ là những ngườiviết không vì mục đích văn học song xét từkhái niệm chủ thể, họ là chủ thể của hoạtđộng viết mà đối tượng hay khách thể làchính bản thân mình. Khi P.Lejeune quanniệm tự truyện là: “Câu chuyện hồi cố bằngvăn xuôi mà một người có thật kể lại cuộcđời riêng của mình, khi nó đặt điểm nhấnlên cuộc đời cá nhân, đặc biệt đặt điểmnhấn lên lịch sử hình thành nhân cách cánhân người tự thuật” [3, tr.136] thì cũng cónghĩa cuộc đời riêng, nhân cách cá nhânngười tự thuật là đối tượng nhận thức trựctiếp, là khách thể nhận thức của chínhngười viết. Hay nói cách khác, đó là sự viếtvề bản thân mình. Điều đó khiến cho bứcchân dung tự họa, sản phẩm của hoạt độngnhận thức về bản thân ấy trở thành hình ảnhchủ quan của chủ thể. Nó là hình ảnh về“tôi” trong điểm nhìn của tôi. Xét về mặthình thức, đặc điểm của tự truyện là sựtrùng khít giữa tác giả - người kể chuyện nhân vật chính, do đó việc coi điểm nhìncủa người kể chuyện sẽ mặc nhiên là điểmnhìn của tác giả. Đây sẽ là đường dẫn nốiliền hình ảnh của chủ thể - đối tượng vớinhà văn - chủ thể nhận thức của tự truyện.Ở tự truyện nói chung, lời mở đầu củamỗi câu chuyện bao giờ cũng là những giớithiệu về bản thân. Và sự giới thiệu về bảnthân đó xác nhận sự trùng khít giữa tác giảvà người kể chuyện, xác định điểm nhìn màtừ đó người kể chuyện sẽ kể câu chuyện củamình để trả lời câu hỏi “Tôi là ai” - một câuhỏi đặc trưng trong tự truyện. Ví như, tronglời mở đầu do Phan Bội Châu viết cho tácphẩm Phan Bội Châu niên biểu: “Lịch sửcủa tôi hoàn toàn là lịch sử thất bại, nhưngsở dĩ được cái thất bại đó, những chốn tì vítrất rõ ràng, mà nhằm chốn có thể tự tínđược cũng không phải là không trơn” [1,tr.46], thì những dấu hiệu “lịch sử cuộc đờitôi là lịch sử thất bại”, những “tì vít” vànhững “tự tín” ...

Tài liệu được xem nhiều: