Danh mục

Đặc điểm phân bố các khoáng vật quặng trong sa khoáng ven bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế và ảnh hưởng của chúng đến việc lựa chọn mạng lưới các công trình thăm dò

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 724.18 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Đặc điểm phân bố các khoáng vật quặng trong sa khoáng ven bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế và ảnh hưởng của chúng đến việc lựa chọn mạng lưới các công trình thăm dò giới thiệu về đặc điểm các khoáng vật và sự phân bố của chúng trong các thành tạo sa khoáng ven biển tỉnh TTH, đồng thời đề xuất mạng lưới và các công trình thăm dò để đánh giá chất lượng và trữ lượng quặng sa khoáng tổng hợp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm phân bố các khoáng vật quặng trong sa khoáng ven bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế và ảnh hưởng của chúng đến việc lựa chọn mạng lưới các công trình thăm dò T¹p chÝ KHKT Má - §Þa chÊt, sè 37, 01/2012, tr.13-22 ĐỊA CHẤT - KHOÁNG SẢN & MÔI TRƯỜNG (trang 13-28) ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁC KHOÁNG VẬT QUẶNG TRONG SA KHOÁNG VEN BỜ BIỂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÚNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN MẠNG LƯỚI CÁC CÔNG TRÌNH THĂM DÒ NGUYỄN TIẾN DŨNG, TRẦN THỊ VÂN ANH, Trường Đại học Mỏ - Địa chất Tóm tắt: Thừa Thiên Huế là một trong số các tỉnh ven biển của Việt Nam có tiềm năng lớn về quặng sa khoáng, được thành tạo trong các trầm tích hỗn hợp biển gió tuổi Holocen giữa-muộn và phân bố khá tập trung dọc bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế [3]. Mặc dù đã được nhiều nhà địa chất quan tâm, tuy nhiên việc nghiên cứu làm rõ đặc điểm các khoáng vật sa khoáng cũng như phân bố của chúng trong mối quan hệ không gian giữa chúng với nhau làm cơ sở cho việc nghiên cứu, đánh giá về chất lượng, khả năng khai thác, tuyển quặng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu và tổng hợp tài liệu [2,3,6], bài báo giới thiệu về đặc điểm các khoáng vật và sự phân bố của chúng trong các thành tạo sa khoáng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế, đồng thời đề xuất mạng lưới và các công trình thăm dò để đánh giá chất lượng và trữ lượng quặng sa khoáng tổng hợp. Kết quả nghiên cứu là cơ sở định hướng cho công tác thăm dò, khai thác và tuyển quặng sa khoáng nói chung và sa khoáng ven biển Thừa Thiên Huế nói riêng. vật hữu ích trong sa khoáng tổng hợp ven biển 1. Đặt vấn đề Đặc điểm phân bố và mối quan hệ giữa các Thừa Thiên Huế: chiều dày thân quặng, đặc khoáng vật quặng trong sa khoáng ven biển là điểm và hàm lượng các khoáng vật quặng chủ những nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng trực yếu: ilmenit, zircon, rutil, leucocen, anatas. tiếp tới việc đánh giá tiềm năng tài nguyên- trữ Trên cơ sở đó đề xuất mạng lưới các công trình lượng của mỏ, đồng thời các thông số này cũng thăm dò phù hợp với đặc điểm biến đổi về hình có vai trò quyết định đến giá trị thu hồi tổng thái và kích thước cũng như mức độ biến đổi về hợp của toàn bộ mỏ. Đặc điểm biến đổi chiều thành phần các khoáng vật quặng sa khoáng. dày thân quặng, hàm lượng thành phần các 2. Đặc điểm địa chất khu vực nghiên cứu khoáng vật hữu ích và quy luật phân bố của các 2.1. Vị trí địa lý tự nhiên khoáng vật này còn có một ý nghĩa quan trọng Quặng sa khoáng ven biển tỉnh Thừa Thiên trong việc lựa chọn hệ thống mạng lưới các Huế phân bố chủ yếu trong các thành tạo trầm công trình thăm dò, phương pháp đánh giá kinh tích hỗn hợp biển, biển gió tuổi Holocen giữatế địa chất mỏ cũng như lựa chọn công nghệ muộn, kéo dài dọc ven bờ biển từ Giáp Tây khai thác mỏ. Chính vì vậy, việc nghiên cứu (huyện Phong Điền) đến Bắc Đèo Hải Vân làm sáng tỏ đặc điểm phân bố, thành phần các (huyện Phú Lộc) nằm gần sát đường bờ biển khoáng vật quặng trong mỏ sa khoáng tổng hợp với địa hình đặc trưng là các đụn cát, bãi cát, luôn được các nhà địa chất hết sức quan tâm. cồn cát ven biển, có độ cao tuyệt đối từ 2÷50m, Trên cơ sở tổng hợp các tài liệu nghiên cứu chiều rộng 0,5÷1,5km, chiều dài đến hàng chục về đặc điểm địa chất, hình thái, kích thước thế km. Hiện nay kiểu thành tạo này luôn bị gió làm nằm, công nghệ khai thác và tuyển quặng sa khoáng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế [2], đặc di chuyển và thay đổi về hình dạng [3,4,5]. biệt là các kết quả thi công các công trình Thành phần đặc trưng của trầm tích hỗn hợp khoan, lấy và phân tích mẫu được tác giả biển-gió Holocen nêu trên là cát thạch anh hạt nghiên cứu [2,3], bài báo trình bày về đặc điểm nhỏ đến vừa màu trắng, vàng nhạt, phân lớp thành phần các khoáng vật quặng, quy luật phân xiên chứa quặng titan-zircon sa khoáng khá bố không gian và mối quan hệ giữa các khoáng giàu (Ảnh 2). Bề dày trầm tích 5÷30 m. 13 2.2. Đặc điểm địa chất khu vực ven biển Thừa Thiên Huế Theo tài liệu đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ 1: 50.000 nhóm tờ Huế của Phạm Huy Thông [6] và các tài liệu mới khảo sát [2] cho thấy khu vực nghiên cứu chủ yếu là các thành tạo trầm tích hệ Đệ tứ phân bố thành dải khá rộng chạy dọc ven bờ biển có tuổi Holocen được xếp vào hệ tầng Phú Bài (Q21-2pb), các thành tạo nguồn gốc hỗn hợp biển gió (mvQ22-3) hoặc sông biển (amQ23) và được mô tả theo thứ tự từ dưới lên như sau: Thống Holocen, phụ Thống dưới - giữa Hệ tầng Phú Bài (Q21-2 pb) Các thành tạo trầm tích hệ tầng Phú Bài không lộ ra trên bề mặt địa hình mà chỉ gặp trong các lỗ khoan ở độ sâu từ 6,0m đến trên 33,0m. Dựa vào đặc điểm trầm tích, vị trí phân bố, các thành tạo hệ tầng Phú Bài được chia thành hai tập: - Tập dưới (Q21-2pb1): Bao gồm chủ yếu là các thành tạo nguồn gốc trầm tích biển (mQ21-2 pb1), từ dưới lên gồm cát hạt nhỏ đến trung màu xám, xám trắng phớt vàng nằm phủ trực tiếp lên trên lớp cát hạt nhỏ lẫn ít vảy mica, chuyển dần lên trên chủ yếu là cát màu xám trắng, hạt nhỏ đến trung, chứa rất ít khoáng vật nặng màu đen. Chiều dày trầm tích khá ổn định lớn hơn 14m. - Tập trên (Q21-2 pb2): Các thành tạo thuộc tập trên, hệ tầng Phú Bài chủ yếu là các trầm tích nguồn gốc biển, biển gió (mvQ21-2 pb2). Thành phần đặc trưng là cát thạch anh màu trắng, xám trắng, độ mài tròn và chọn lọc tốt. Chiều dày tập trên khá ổn định thay đổi 5 đến 10m. Thống Holocen, phụ Thống giữa - trên - Trầm tích biển gió (mvQ22-3): Các thành tạo trầm tích hỗn hợp biển gió phân bố bao trùm gần toàn bộ diện tích vùng nghiên cứu tạo thành các dải cát với chiều rộng từ 800m đến trên 1000m, chúng tạo thành các dải và cồn cát phân bố trên địa hình nổi cao với bề mặt không bằng phẳng. Thành phần đặc trưng là cát thạch anh hạt nhỏ đến trung, màu vàng thẫm, vàng nâu, trên mặt mầu xám vàng chứa nhiều khoáng vật quặng màu đen. Hạt quặng có kích thước nhỏ, tròn. Tầng trầm tích này có chứa quặng sa 14 khoáng titan và các khoáng vật hữu ích đi kèm với hàm lượng khá giàu. Chiều dày của tập biến đổi rất lớn, từ 2÷15m. Thống Holocen, phụ Thống trên - Trầm tích sông biển (amQ23): Trầm tíc ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: