Danh mục

Đặc điểm quặng hóa vàng sulfide khu vực Bó Va, Đông Bắc Việt Nam

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 989.13 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo này sẽ trình bày những kết quả nghiên cứu mới nhất về đặc điểm địa chất, khoáng vật học và địa hóa quặng của khu vực Bó Va của đề tài KC.08.14/11-15 nhằm làm sáng tỏ các vấn đề chủ yếu sau: (i) đặc điểm thành phần khoáng vật quặng chính (và vàng) như là một trong những tiêu chí nhận dạng của kiểu quặng hóa vàng-sulfide; (ii) đặc điểm địa hóa quặng và mối tương quan của các nguyên tố quặng; (iii) các chỉ tiêu đánh giá triển vọng của điểm Bó.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm quặng hóa vàng sulfide khu vực Bó Va, Đông Bắc Việt Nam36(3), 193-203Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT9-2014ĐẶC ĐIỂM QUẶNG HÓA VÀNG SULFIDEKHU VỰC BÓ VA, ĐÔNG BẮC VIỆT NAMTRẦN TUẤN ANHEmail: tuananh-tran@igsvn.ac.vnViện Địa chất, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt NamNgày nhận bài: 25 - 12 - 20131. Mở đầuQuặng hóa vàng sulfide có ý nghĩa quan trọngtrong xác định tài nguyên vàng của lãnh thổ.Nghiên cứu chi tiết về đặc điểm khoáng vật - địahóa quặng có ý nghĩa quan trọng trong việc xác lậpcác dấu hiệu nhận dạng kiểu mỏ/quặng hóa, điềukiện hình thành, dạng tồn tại của vàng để có cácgiải pháp khai thác, tuyển luyện thích hợp cũngnhư đánh giá triển vọng của quặng hóa vàng.Theo các kết quả nghiên cứu của đề tàiKC08.14/11-15, ở khu vực Đông Bắc Việt Nam cóthể phân chia sơ bộ bốn kiểu quặng hóa vàng vàchứa vàng hạt mịn: (1) Au-sulfide trong các thànhtạo lục nguyên, lục nguyên - carbonat với các tụkhoáng điển hình là mỏ Bó Va (huyện Ngân Sơn,tỉnh Bắc Kạn), mỏ Nam Quang (huyện Bảo Lâm,tỉnh Cao Bằng), điểm quặng Khe Dúi (huyện VõNhai, tỉnh Thái Nguyên) mà trong các nghiên cứutrước đây được xếp vào kiểu vàng-thạch anh hoặcvàng-thạch anh-sulfide [Nguyễn Văn Quý, 2011];(2) Au-sulfide nhiệt dịch nhiệt độ thấp trong đá núilửa thành phần axit (điểm quặng Suối Củn, huyệnHòa An, tỉnh Cao Bằng và mỏ Nà Pái, huyện BìnhGia, tỉnh Lạng Sơn); (3) Au hạt mịn và phân tántrong quặng Pb-Zn của các mỏ Nà Diếu (huyệnNgân Sơn, tỉnh Bắc Kạn) và mỏ Bản Khun (huyệnBảo Lâm, tỉnh Cao Bằng); (4) Au hạt mịn và phântán trong quặng Sb-(As, Hg) với một loạt mỏ vàđiểm quặng điển hình như Làng Vài-Khuôn Pục(huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang) và KhauVai (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) [Trần TrọngHòa và nnk, 2013].Thuộc kiểu thứ nhất, quặng hóa vàng khu vựcBó Va là một trong những điểm quặng hóa vàngtrong các thành tạo lục nguyên chứa vật chất than.Về vị trí cấu trúc địa chất, khu vực này nằm trongphạm vi rift Paleozoi - Mesozoi Sông Hiến và liênquan tới đới đứt gãy khu vực Cao Bằng - Lộc Bình- Tiên Yên có phương TB-ĐN kéo dài từ HàQuảng (Cao Bằng) đến Tiên Yên (Quảng Ninh) vàra vịnh Bắc Bộ [9]. Quặng hóa vàng ở đây đã đượcphát hiện từ lâu [1, 5] và có một số nghiên cứu vềchúng [2-4, 6, 7] song các nghiên cứu chi tiết vềđặc điểm địa hóa quặng và thành phần quặng hóavẫn chưa được thực hiện, đặc biệt là vấn đề vànghạt mịn và phân tán trong các sulfide thì chưa cónghiên cứu nào đề cập. Bài báo này sẽ trình bàynhững kết quả nghiên cứu mới nhất về đặc điểmđịa chất, khoáng vật học và địa hóa quặng của khuvực Bó Va của đề tài KC.08.14/11-15 nhằm làmsáng tỏ các vấn đề chủ yếu sau: (i) đặc điểm thànhphần khoáng vật quặng chính (và vàng) như là mộttrong những tiêu chí nhận dạng của kiểu quặng hóavàng-sulfide; (ii) đặc điểm địa hóa quặng và mốitương quan của các nguyên tố quặng; (iii) các chỉtiêu đánh giá triển vọng của điểm Bó Va.2. Khái quát về địa chất và đặc điểm quặng hóakhu vực Bó Va2.1. Đặc điểm địa chấtĐiểm vàng Bó Va thuộc địa phận xã Bằng Vân,huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn, có toạ độ địa lýtrung tâm: 22°3030 vĩ độ Bắc; 106°0522 Kinhđộ Đông. Khu vực điểm vàng Bó Va có độ cao từ300 - 900m, hệ thống suối ngắn, dốc, ít nước vàkhông có thung lũng rộng.Về địa tầng, các đá phân bố trong khu vực làcác trầm tích lục nguyên hệ tầng Sông Hiến (T1sh)193gồm 2 tập: (i) Tập 1 (T 1sh1): phân bố phía Tây khuvực nghiên cứu với thành phần chủ yếu là đá phiếnsét màu xám, xám đen, xám trắng, xen lẫn cát lớpmỏng cát bột kết, bột kết màu xám vàng và có tậpdăm kết kết tạo (minolit - biến dạng dẻo); và (ii)Tập 2 (T1sh2): phân bố phía đông khu vực nghiêncứu, thành phần chủ yếu là đá phiến sét màu vàng,xám vàng, đá phiến sericit màu xám, phiến silicxám xen kẹp lớp mỏng cát bột kết và thấu kính sétvôi.Về kiến tạo, đây là khu vực có hoạt động kiếntạo mạnh mẽ, đất đá bị vò nhàu uốn nếp mạnh .Các đới đứt gãy chủ yếu có phương tây bắc - đôngnam (là hướng chính khống chế quặng hóa pháttriển các đới dăm kết kiến tạo) và hệ thống các đứtgãy nhỏ có phương đông bắc - tây nam.Trên bình đồ, điểm quặng Bó Va có hình dạngkhá đẳng thước, với diện tích khoang định xấp xỉ2km2. Trong phạm vi điểm quặng này, có thể phânchia 3 đới quặng chính: Vi Ba, Nà Phai 1 (pháttriển hướng á vĩ tuyến) và Nà Phai 2 (có hướng kéodài theo phương TB - ĐN dọc theo Khe Cạn đổ rasuối Cao Phòng) (hình 1). Cả 3 đới đều bao gồmmột loạt các thân quặng với các hệ mạch thạch anhchứa vàng có cấu tạo phức tạp.2.2. Mô tả tóm tắt các đới quặngDưới đây là một số mô tả tóm tắt về đặc điểmđịa chất của các đới quặng hóa Nà Phai 1, Nà Phai2 và Vi Ba.2.2.1. Đới Nà Phai 1Đới khoáng hóa nằm trong trầm tích lụcnguyên bao gồm cát bột kết, đá phiến sét, cát kếtvà các đới mạch thạch anh - carbonat chứa sulfide.Đá vây quanh quặng chủ yếu là đá phiến chloritsericit đôi chỗ bị sulfide hóa. Tại đây đã xác địnhđược hai kiểu quặng giá trị công nghiệp: (1) Cáctập đá phiến chứa than với xâm tán arsenopyrit(chủ yếu) và pyrit (ít); (2) Các mạch hoặc mạngmạch thạch anh và thạch anh - carbonat chứa pyritvà arsenopyrit.Thành phần khoáng vật quặng trong đá phiếnchứa than chủ yếu là arsenopyrit và pyrit, còn trongcác mạch thạch anh - carbonat, ngoài arsenopyritvà pyrit còn gặp khá phổ biến galenit, sphalerit,sheelit,… Trong đá phiến chứa than, cùng với cáctinh thể arsenopyrit và pyrit kích thước lớn, còngặp nhiều tinh thể tàn dư của arsenopyrit. Dựa vàosự có mặt của các tinh thể tàn dư có thể cho rằngarsenopyrit đã có mặt từ sớm và khối lượng củachúng có thể chiếm đến 25%. Khối lượng khoángvật quặng trong quặng thường không vượt quá vài%. Cấu tạo quặng: xâm tán; kiến trúc: hạt đều vàkhá tự hình; trong pyrit có khi gặp bao thể tinh thểarsenopyrit.2.2.2. Đới Nà Phai 2Về đặc điểm quặng hóa, đới Nà Phai 2 tương tựnhư Nà Phai 1, cũng bao gồm hai kiểu quặng: đáphiến chứa sulfide và mạch thạch anh - sulfide.Trong đá phiến chứa vật chất hữu cơ (than) vừ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: