Đặc điểm sinh học và khả năng sinh tổng hợp chất kích thích sinh trưởng thực vật của xạ khuẩn nội sinh streptomyces hebeiensis STQR8-7
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 559.89 KB
Lượt xem: 5
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu khả năng sinh IAA của các chủng xạ khuẩn nội sinh phân lập được từ cây có múi đặc sản của miền Bắc như cam Hàm Yên (Tuyên Quang), Cao Phong (Hòa Bình), bưởi Diễn Hà Nội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm sinh học và khả năng sinh tổng hợp chất kích thích sinh trưởng thực vật của xạ khuẩn nội sinh streptomyces hebeiensis STQR8-7Tạp chí khoa học và công nghệ 54 (4A) (2016) 31-39ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG SINH TỔNG HỢPCHẤT KÍCH THÍCH SINH TRƢỞNG THỰC VẬT CỦAXẠ KHUẨN NỘI SINH STREPTOMYCES HEBEIENSIS TQR8-7Phan Thị Hồng Thảo*, Nguyễn Vũ Mai Linh, Nguyễn Văn Hiếu,Nguyễn Thị Hồng LiênViện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm KHCNVN,18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội*Email: pthongthaoibt@gmail.comĐến Tòa soạn: 15/8/2016; Chấp nhận đăng: 5/102016TÓM TẮTTrong tự nhiên, ngoài thực vật, một số nhóm vi sinh vật cũng có khả năng sinh chất kíchthích sinh trưởng thực vật indole-3-acetic acid (IAA). Xạ khuẩn nội sinh là những loài xạ khuẩncư trú trong nội mô thực vật mà không gây hại cho cây chủ. Ngày nay, đối tượng này được quantâm nghiên cứu do có khả năng sinh nhiều hợp chất trao đổi thứ cấp có tác dụng điều hòa sinhtrưởng và kiểm soát dịch bệnh cho cây trồng, do đó có tiềm năng ứng dụng trong sản xuất nôngnghiệp bền vững. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu khả năng sinh IAA của các chủng xạkhuẩn nội sinh phân lập được từ cây có múi đặc sản của miền Bắc như cam Hàm Yên (TuyênQuang), Cao Phong (Hòa Bình), bưởi Diễn Hà Nội. Trong số đó, chủng xạ khuẩn nội sinhTQR8-7 có khả năng sinh IAA cao nhất, được nghiên cứu về đặc điểm sinh học, phân loại vàđiều kiện sinh tổng hợp IAA. Trong phòng thí nghiệm, xạ khuẩn TQR8-7 sinh trưởng tốt trênnhiều loại môi trường thử nghiệm, với khoảng nhiệt độ sinh trưởng từ 15÷40ᵒ C, pH 5÷10 vàchịu được độ muối đến 5 %. Chủng TQR8-7 có khuẩn ty khí sinh màu vàng ngả xám nhạt đếnxám xanh trên các môi trường ISP 2, 3, 4 và 8, sinh ra nhiều chuỗi bào tử dài xoắn lò xo, mỗichuỗi mang từ 30-50 bào tử có bề mặt dạng mụn cơm. Chủng TQR8-7 có khả năng đồng hóa tốtD-glucose, D-sucrose, D-xylose, D-cellulose và D-rhamnose, và sinh enzym ngoại bào nhưcellulose, xylanase. Dựa vào các đặc điểm sinh học và phân tích trình tự gen 16S rDNA, có thểxếp chủng TQR8-7 thuộc chi Streptomyces, loài S. hebeiensis, nên được đặt tên là Streptomyceshebeiensis TQR8-7. Chủng S. hebeiensis TQR8-7 có khả năng sinh IAA cao nhất là 37 μg/mltrên môi trường 79 có bổ sung 0,2 % tryptophan, ở nhiệt độ 37oC và pH 7,0.Từ khóa: cây có múi, IAA, phân loại xạ khuẩn, Streptomyces hebeiensis, xạ khuẩn nội sinh,16S rDNA.1. ĐẶT VẤN ĐỀTrong số gần 300.000 loài thực vật tồn tại trên trái đất thì mỗi loại cây là cây chủ cho mộthoặc nhiều loài vi sinh vật nội sinh [1]. Chúng không những không gây bệnh cho cây chủ màcòn có khả năng thúc đẩy sự phát triển của cây bằng cách sản xuất các chất kích thích tăngPhan Thị Hồng Thảo, Nguyễn Vũ Mai Linh, Nguyễn Văn Hiếu, Nguyễn Thị Hồng Liêntrưởng và bảo vệ thực vật. Vào thế kỷ 19, một vài xạ khuẩn đã được chứng minh là có quan hệgần gũi với thực vật, có tác dụng tốt hoặc tiêu cực với cây chủ. Ví dụ, xạ khuẩn nội sinh tiết racác auxin làm ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh tổng hợp trên cây chủ, nhằm phục vụ cho mụcđích của riêng chúng [2]. Nhưng phần lớn, IAA sinh ra từ xạ khuẩn nội sinh có ý nghĩa tích cựcvới thực vật, như làm dài rễ đồng thời gia tăng số lượng rễ phụ và lông rễ tham gia vào quá trìnhhấp thu dinh dưỡng [3]. IAA kích thích kéo dài tế bào bằng cách thay đổi các điều kiện nhấtđịnh như tăng tính thấm lọc các chất của tế bào, làm tăng tính thấm nước vào trong tế bào, làmgiảm áp lực thành tế bào, tăng tổng hợp thành tế bào. IAA còn ngăn chặn và trì hoãn hiện tượngsinh lý của lá, thúc đẩy sự ra hoa, tạo quả [4]. IAA cũng có tác dụng là một tác nhân điều hòađến sự phân hóa tế bào của vi sinh vật, ví dụ như kích thích nảy mầm bào tử và sự kéo dài hệ sợitrong Streptomyces. Một vài loài Streptomyces ví dụ như Streptomyces olivaceoviridis, S.remosus, S. rochei và Streptomyces sp. từ vùng rễ đã được khẳng định là có khả năng sản xuấtIAA và cải thiện tăng trưởng thực vật bằng tăng khả năng nảy mầm của hạt, kéo dài rễ và tăngtrọng lượng rễ khô [5].IAA là một chất chuyển hóa từ tryptophan bằng các con đường phụ thuộc hoặc không phụthuộc ở thực vật và vi sinh vật. Ở một chủng vi sinh vật có thể tồn tại đồng thời nhiều con đườngchuyển hóa [6]. Trong những con đường phụ thuộc tryptophan, tryptophan được chuyển hóathành indole-3-acetamide (IAM) bởi enzym tryptophan-2-monooxigenase và IAM được chuyểnhóa thành IAA bởi enzym IAM-hydrolase [7]. Quá trình tổng hợp IAA có thể thực hiện thôngqua con đường không phụ thuộc tryptophan, mặc dù trong điều kiện có mặt tryptophan, vi sinhvật giải phóng ra hàm lượng lớn hơn IAA và các hợp chất liên quan. Con đường chuyển hóakhông phụ thuộc tryptophan có thể đóng góp một cách đáng kể vào sự tổng hợp IAA mới.Trong tình trạng lạm dụng các hóa chất kích thích sinh trưởng, gây ra những tác động xấuđến môi trường và sức khỏe, xạ khuẩn nội sinh có nhiều tiềm năng quan trọng để trở thành giảipháp hữu ích cho tương lai trong tăng trưởng thực vật. Nghiên cứu này t ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm sinh học và khả năng sinh tổng hợp chất kích thích sinh trưởng thực vật của xạ khuẩn nội sinh streptomyces hebeiensis STQR8-7Tạp chí khoa học và công nghệ 54 (4A) (2016) 31-39ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG SINH TỔNG HỢPCHẤT KÍCH THÍCH SINH TRƢỞNG THỰC VẬT CỦAXẠ KHUẨN NỘI SINH STREPTOMYCES HEBEIENSIS TQR8-7Phan Thị Hồng Thảo*, Nguyễn Vũ Mai Linh, Nguyễn Văn Hiếu,Nguyễn Thị Hồng LiênViện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm KHCNVN,18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội*Email: pthongthaoibt@gmail.comĐến Tòa soạn: 15/8/2016; Chấp nhận đăng: 5/102016TÓM TẮTTrong tự nhiên, ngoài thực vật, một số nhóm vi sinh vật cũng có khả năng sinh chất kíchthích sinh trưởng thực vật indole-3-acetic acid (IAA). Xạ khuẩn nội sinh là những loài xạ khuẩncư trú trong nội mô thực vật mà không gây hại cho cây chủ. Ngày nay, đối tượng này được quantâm nghiên cứu do có khả năng sinh nhiều hợp chất trao đổi thứ cấp có tác dụng điều hòa sinhtrưởng và kiểm soát dịch bệnh cho cây trồng, do đó có tiềm năng ứng dụng trong sản xuất nôngnghiệp bền vững. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu khả năng sinh IAA của các chủng xạkhuẩn nội sinh phân lập được từ cây có múi đặc sản của miền Bắc như cam Hàm Yên (TuyênQuang), Cao Phong (Hòa Bình), bưởi Diễn Hà Nội. Trong số đó, chủng xạ khuẩn nội sinhTQR8-7 có khả năng sinh IAA cao nhất, được nghiên cứu về đặc điểm sinh học, phân loại vàđiều kiện sinh tổng hợp IAA. Trong phòng thí nghiệm, xạ khuẩn TQR8-7 sinh trưởng tốt trênnhiều loại môi trường thử nghiệm, với khoảng nhiệt độ sinh trưởng từ 15÷40ᵒ C, pH 5÷10 vàchịu được độ muối đến 5 %. Chủng TQR8-7 có khuẩn ty khí sinh màu vàng ngả xám nhạt đếnxám xanh trên các môi trường ISP 2, 3, 4 và 8, sinh ra nhiều chuỗi bào tử dài xoắn lò xo, mỗichuỗi mang từ 30-50 bào tử có bề mặt dạng mụn cơm. Chủng TQR8-7 có khả năng đồng hóa tốtD-glucose, D-sucrose, D-xylose, D-cellulose và D-rhamnose, và sinh enzym ngoại bào nhưcellulose, xylanase. Dựa vào các đặc điểm sinh học và phân tích trình tự gen 16S rDNA, có thểxếp chủng TQR8-7 thuộc chi Streptomyces, loài S. hebeiensis, nên được đặt tên là Streptomyceshebeiensis TQR8-7. Chủng S. hebeiensis TQR8-7 có khả năng sinh IAA cao nhất là 37 μg/mltrên môi trường 79 có bổ sung 0,2 % tryptophan, ở nhiệt độ 37oC và pH 7,0.Từ khóa: cây có múi, IAA, phân loại xạ khuẩn, Streptomyces hebeiensis, xạ khuẩn nội sinh,16S rDNA.1. ĐẶT VẤN ĐỀTrong số gần 300.000 loài thực vật tồn tại trên trái đất thì mỗi loại cây là cây chủ cho mộthoặc nhiều loài vi sinh vật nội sinh [1]. Chúng không những không gây bệnh cho cây chủ màcòn có khả năng thúc đẩy sự phát triển của cây bằng cách sản xuất các chất kích thích tăngPhan Thị Hồng Thảo, Nguyễn Vũ Mai Linh, Nguyễn Văn Hiếu, Nguyễn Thị Hồng Liêntrưởng và bảo vệ thực vật. Vào thế kỷ 19, một vài xạ khuẩn đã được chứng minh là có quan hệgần gũi với thực vật, có tác dụng tốt hoặc tiêu cực với cây chủ. Ví dụ, xạ khuẩn nội sinh tiết racác auxin làm ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh tổng hợp trên cây chủ, nhằm phục vụ cho mụcđích của riêng chúng [2]. Nhưng phần lớn, IAA sinh ra từ xạ khuẩn nội sinh có ý nghĩa tích cựcvới thực vật, như làm dài rễ đồng thời gia tăng số lượng rễ phụ và lông rễ tham gia vào quá trìnhhấp thu dinh dưỡng [3]. IAA kích thích kéo dài tế bào bằng cách thay đổi các điều kiện nhấtđịnh như tăng tính thấm lọc các chất của tế bào, làm tăng tính thấm nước vào trong tế bào, làmgiảm áp lực thành tế bào, tăng tổng hợp thành tế bào. IAA còn ngăn chặn và trì hoãn hiện tượngsinh lý của lá, thúc đẩy sự ra hoa, tạo quả [4]. IAA cũng có tác dụng là một tác nhân điều hòađến sự phân hóa tế bào của vi sinh vật, ví dụ như kích thích nảy mầm bào tử và sự kéo dài hệ sợitrong Streptomyces. Một vài loài Streptomyces ví dụ như Streptomyces olivaceoviridis, S.remosus, S. rochei và Streptomyces sp. từ vùng rễ đã được khẳng định là có khả năng sản xuấtIAA và cải thiện tăng trưởng thực vật bằng tăng khả năng nảy mầm của hạt, kéo dài rễ và tăngtrọng lượng rễ khô [5].IAA là một chất chuyển hóa từ tryptophan bằng các con đường phụ thuộc hoặc không phụthuộc ở thực vật và vi sinh vật. Ở một chủng vi sinh vật có thể tồn tại đồng thời nhiều con đườngchuyển hóa [6]. Trong những con đường phụ thuộc tryptophan, tryptophan được chuyển hóathành indole-3-acetamide (IAM) bởi enzym tryptophan-2-monooxigenase và IAM được chuyểnhóa thành IAA bởi enzym IAM-hydrolase [7]. Quá trình tổng hợp IAA có thể thực hiện thôngqua con đường không phụ thuộc tryptophan, mặc dù trong điều kiện có mặt tryptophan, vi sinhvật giải phóng ra hàm lượng lớn hơn IAA và các hợp chất liên quan. Con đường chuyển hóakhông phụ thuộc tryptophan có thể đóng góp một cách đáng kể vào sự tổng hợp IAA mới.Trong tình trạng lạm dụng các hóa chất kích thích sinh trưởng, gây ra những tác động xấuđến môi trường và sức khỏe, xạ khuẩn nội sinh có nhiều tiềm năng quan trọng để trở thành giảipháp hữu ích cho tương lai trong tăng trưởng thực vật. Nghiên cứu này t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí khoa học Đặc điểm sinh học xạ khuẩn nội sinh Xạ khuẩn nội sinh streptomyces hebeiensis STQR8-7 Phân loại xạ khuẩn Xạ khuẩn nội sinhTài liệu liên quan:
-
6 trang 306 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 273 0 0 -
5 trang 234 0 0
-
10 trang 220 0 0
-
8 trang 219 0 0
-
Khảo sát, đánh giá một số thuật toán xử lý tương tranh cập nhật dữ liệu trong các hệ phân tán
7 trang 216 0 0 -
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 208 0 0 -
6 trang 207 0 0
-
Khách hàng và những vấn đề đặt ra trong câu chuyện số hóa doanh nghiệp
12 trang 206 0 0 -
9 trang 168 0 0