Danh mục

Đặc điểm sinh học và khả năng sinh trưởng của gà rừng tai đỏ (Gallus gallus spadiceus) nuôi tại Vườn Quốc gia Cúc Phương

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 863.18 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu được tiến hành trên 372 gà từ sơ sinh đến 20 tuần tuổi được nuôi tại Vườn Quốc gia Cúc Phương. Về ngoại hình, gà rừng có mỏ màu xám và da chân màu chì, gà mới nở có các vạch nâu vàng viền đen chạy dọc cơ thể. Tới 20 tuần tuổi, con trống có màu đỏ cờ và con mái đa số có màu nâu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm sinh học và khả năng sinh trưởng của gà rừng tai đỏ (Gallus gallus spadiceus) nuôi tại Vườn Quốc gia Cúc PhươngJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1059.2015-00014Natural Sci. 2015, Vol. 60, No. 4, pp. 99-105This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA GÀ RỪNG TAI ĐỎ (Gallus gallus spadiceus) NUÔI TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG Dương Thị Anh Đào và Nguyễn Thị Thanh Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Nghiên cứu được tiến hành trên 372 gà từ sơ sinh đến 20 tuần tuổi được nuôi tại Vườn Quốc gia Cúc Phương. Về ngoại hình, gà rừng có mỏ mầu xám và da chân mầu chì, gà mới nở có các vạch nâu vàng viền đen chạy dọc cơ thể. Tới 20 tuần tuổi, con trống có mầu đỏ cờ và con mái đa số có mầu nâu. Tập tính ăn uống, ngủ, sinh dục, của gà rừng như các giống gà nuôi khác. Gà rừng tai đỏ đẻ trứng theo mùa, bắt đầu từ mùa xuân và kết thúc vào đầu mùa thu. Về khả năng sinh trưởng, khối lượng cơ thể lúc sơ sinh đạt 22,2 g, đến 20 tuần tuổi gà trống và mái đạt 1136,7 g và 642,7g. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể tương ứng là 4,10 kg và 5,84 kg, lần lượt ở gà trống và gà mái. Tỉ lệ nuôi sống của gà ở giai đoạn sơ sinh đến 20 tuần tuổi đạt 81,45%. Kết quả cho thấy gà rừng thích nghi tốt với điều kiện nuôi tại Cúc Phương. Từ khóa: Gà rừng tai đỏ, nuôi nhốt, sinh trưởng.1. Mở đầu Gà rừng tai đỏ (Gallus gallus spadiceus) thuộc một trong ba giống gà rừng hiện có tại Việt Nam,được phân bố tại một số tỉnh, như: Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An .v.v. Gà chủ yếu sống thành bầyđàn trong rừng thứ sinh gần nương rẫy, hay rừng gỗ, tre, nứa… Thức ăn của gà rừng tai đỏ thường làcác loại quả mềm, hạt cỏ dại, hạt cây lương thực và các loài động vật nhỏ, như: kiến, mối, giun đất,nhái, cào cào và châu chấu. Mùa sinh sản của gà rừng bắt đầu vào tháng 2 hàng năm, mỗi lứa đẻ từ 4-6quả trứng, thời gian ấp khoảng 21 ngày. Theo kinh nghiệm dân gian, thịt và chân gà thường được dùng như một vị thuốc bổ (sơn kê) đểđiều trị các chứng bệnh xích bạch đới, tả lỵ lâu ngày, suy yếu sinh lí... Vì gà rừng tai đỏ có nhiều ý nghĩa và ứng dụng quan trọng, nên gà rừng là một đối tượng bị sănbắn, đánh bẫy rất nhiều và có nguy cơ suy giảm nghiêm trọng về số lượng trong môi trường bán hoangdã. Trong những năm gần đây, gà rừng tai đỏ đã được nuôi tại Cúc phương với số lượng chưa nhiều.Để biết rõ hơn về gà rừng, làm cơ sở cho việc nhân giống, bảo tồn và phát triển giống gà này, cần thiếtphải tiến hành nghiên cứu để xác định được một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng của gàrừng tai đỏ nuôi tại Vườn quốc gia Cúc Phương.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Đối tượng ngiên cứu gồm 372 con gà Rừng tai đỏ (Gallus gallus spadiceus) được nuôi tại Vườnquốc gia Cúc Phương từ năm 2013 đến 2014.Ngày nhận bài: 20/4/2015. Ngày nhận đăng: 21/5/2015.Tác giả liên lạc: Dương Thị Anh Đào, địa chỉ e-mail: daodangduc@gmail.com 99 Dương Thị Anh Đào và Nguyễn Thị Thanh * Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp xác định các đặc điểm sinh học Ngoại hình: Quan sát màu sắc lông, da, mỏ, mào, chân. Theo dõi tập tính: tìm vị trí kín đáo thíchhợp để quan sát bằng mắt và máy ảnh để ghi lại các hành vi tập tính. Tỉ lệ nuôi sống: Tỉ lệ nuôi sống được tính theo công thức dưới đây: Số con cuối kì (con) Tỉ lệ nuôi sống (%) = x 100 Số con đầu kì (con) - Phương pháp nghiên cứu các đặc điểm sinh trưởng Xác định kích thước cơ thể: đo bằng thước dây sau khi cân gà. Xác định khối lượng cơ thể: Khối lượng cơ thể được theo dõi từ 1 ngày tuổi và từng tuần tuổi.Cân khối lượng gà hàng tuần vào một ngày, giờ nhất định, cân từng con một. Từ sơ sinh đến 3 tuầntuổi, cân bằng điện tử có độ chính xác đến 5g; trên 9 tuần tuổi, cân bằng đồng X (g) =  P(g) ntrong đó: X : Khối lượng trung bình (g);  P : Tổng khối lượng gà cân (g); n: Tổng số gà cân (con) Xác định tiêu tốn thức ăn: Cần ghi rõ công thức để tương đồng với các chỉ số khác. Phương pháp nuôi dưỡng: Nuôi nhốt, tại rừng Quốc gia Cúc Phương. Phương pháp xử lí số liệu: Xử lí bằng phần mềm Microsoft Excell.2.2. Kết quả và thảo luận2.2.1. Đặc điểm sinh học của gà rừng tai đỏ * Ngoại hình Ngoại hình của gà từ sơ sinh cho tới 20 tuần tuổi được thể hiện tại Bảng 1. ...

Tài liệu được xem nhiều: