Danh mục

Đặc điểm sinh trưởng và mối liên quan giữa các đợt lộc trong năm của giống cam sành trồng tại Hàm Yên

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 290.20 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các hiện tượng sinh học trên của cam quýt được nghiên cứu khá tỉ mỉ trên một số giống cam quýt nổi tiếng ở các vùng trồng cam quýt trên thế giới. Việc nghiên cứu, giải thích được quy luật của các hiện tượng trên, đã góp phần vào việc xây dựng các biện pháp kĩ thuật tổng hợp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng ở nhiều nước trồng cam quýt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm sinh trưởng và mối liên quan giữa các đợt lộc trong năm của giống cam sành trồng tại Hàm Yên Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009 Nông nghiệp, Lâm Nghiệp, Thủy sản ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC ĐỢT LỘC TRONG NĂM CỦA GIỐNG CAM SÀNH TRỒNG TẠI HÀM YÊN Nguyễn Duy Lam (Trường CĐ Kinh tế Kĩ thuật – ĐH Thái Nguyên), Lương Thị Kim Oanh - Phạm Văn Hải (Trường ĐH Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên) 1. Đặt vấn đề Cam sành là giống lai giữa cam và quýt (Citrus Sinensis x Citrus Reticulata) [8]. Trên mỗi giống cam quýt đều xuất hiện các hiện tượng sinh học điển hình như: quá trình phát lộc, phân hóa cành, mối liên hệ giữa sự hình thành các đợt lộc và khả năng cho năng suất của năm sau, hiện tượng tạo quả không hạt, khả năng cho năng suất, phẩm chất quả khi được tự thụ và giao phấn. Hiện tượng hạt đa phôi và khả năng tạo quần thể vườn cây sản xuất, hiện tượng ra quả cách năm và những đường hướng khắc phục hiện tượng này,… Các hiện tượng sinh học trên của cam quýt được nghiên cứu khá tỉ mỉ trên một số giống cam quýt nổi tiếng ở các vùng trồng cam quýt trên thế giới. Việc nghiên cứu, giải thích được quy luật của các hiện tượng trên, đã góp phần vào việc xây dựng các biện pháp kĩ thuật tổng hợp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng ở nhiều nước trồng cam quýt [4]. 2. Nội dung và phương pháp theo dõi 2.1. Nội dung theo dõi - Đặc điểm sinh trưởng của các đợt lộc của giống cam sành trồng tại Hàm Yên. - Mối liên hệ giữa các đợt lộc của giống cam sành trồng tại Hàm Yên. 2.2. Phương pháp theo dõi Dựa theo phương pháp nghiên cứu sinh học cây ăn quả của đại học Kyushu Nhật Bản [7]. Trên vườn cây thí nghiệm 5 năm tuổi, chọn điển hình 10 cây làm thí nghiệm, trên mỗi cây chọn 3 - 4 cành ngang tán đều về 4 phía, chọn cành có đường kính từ 0,8 - 1,0cm, đảm bảo số cành theo dõi n 30. Tiến hành đánh dấu cành ở phần sát với thân chính, theo dõi tình hình ra lộc, sinh trưởng của lộc trên cành thí nghiệm từ phần đánh dấu trở lên. Khi lộc xuất hiện, tiến hành đánh dấu lộc, ghi rõ ngày tháng ra lộc, các đợt lộc ra trên cành được theo dõi liên tục trong suốt thời gian thí nghiệm 2 năm liên tiếp. * Các chỉ tiêu theo dõi - Số đợt lộc vụ xuân, hè, thu và đông. - Thời gian sinh trưởng từ khi nhú lộc đến khi cành thuần thục trong vụ xuân, hè, thu, đông và so sánh. - Theo dõi động thái tăng trưởng của lộc vụ xuân, hè, thu, đông và so sánh. Trên cành thí nghiệm chọn ngẫu nhiên 2 lộc của 1 đợt lộc, 5 ngày 1 lần đo chiều dài của lộc, đo đến khi chiều dài của lộc không thay đổi ở 3 lần đo cuối. Lộc được gọi là cành thành thục khi không còn tăng về chiều dài và các lá non màu nõn chuối đã chuyển sang màu xanh đậm. - Xác định số mắt lá và số lá trên cành thành thục ở vụ: xuân, hè, thu, đông và so sánh (tiến hành trên những lộc theo dõi tăng trưởng chiều dài). - Xác định chiều dài cành thành thục và đường kính cành thành thục vụ: xuân, hè, thu, đông và so sánh. - Xác định tỉ lệ cành vụ: xuân, hè, thu, đông, mối liên hệ sinh trưởng giữa các đợt lộc trong năm. 1 Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009 Nông nghiệp, Lâm Nghiệp, Thủy sản 3. Kết quả theo dõi 3.1. Đặc điểm sinh trưởng của các đợt lộc Sự xuất hiện lộc là biểu hiện sự bắt đầu một giai đoạn sinh trưởng mới. Khả năng ra lộc ở cam quýt phụ thuộc vào điều kiện sinh thái, kĩ thuật chăm sóc như bón phân, tỉa cành tạo tán. Đợt lộc xuân thường là đợt lộc chủ yếu trong năm cả về số lượng và chất lượng [1], [2], [3]. Tác giả Wendell, M và cộng sự nhận xét: ở cam quýt, lộc xuân ra rất mạnh, cành tập trung nhiều dinh dưỡng để phân hóa hoa, qua biên độ lạnh mùa đông sang xuân thời tiết ấm áp, ẩm độ phù hợp đã thúc đẩy qúa trình phát lộc vụ xuân [5]. Kết quả theo dõi về đặc điểm sinh trưởng của các đợt lộc ở cây cam sành trồng tại Hàm Yên (bảng 3.1) cho thấy: - Hàng năm cam sành có 4 đợt lộc: Lộc xuân xuất hiện vào cuới tháng 2 đầu tháng 3, kết thúc vào tháng 4. Tuổi trung bình của lộc từ khi mọc đến thành thục là 34,7 ngày. Phần lớn lộc xuân là những cành mang quả, số lượng của lộc xuân nhiều hơn các đợt lộc khác. Lộc xuân mọc ra từ các cành của năm trước. - Lộc hè xuất hiện vào cuối tháng 5 đầu tháng 6, xuất hiện rộ vào cuối tháng 6, kết thúc vào cuối tháng 7. Đường kính và chiều dài lộc hè lớn nhất, số lá ít, đốt lá dài hơn và lá to hơn so với các đợt lộc khác. - Lộc thu xuất hiện vào cuối tháng 8, thời gian rộ vào giữa tháng 9 và kết thúc vào cuối tháng 9 - 10. Thời gian để cho lộc thu phát triển đến thành thục gần như lộc hè. Lộc thu chủ yếu được sinh ra từ cành hè và một số được sinh ra từ cành xuân cùng năm. - Lộc đông xuất hiện vào trung tuần tháng 11 và kết thúc vào cuối tháng 12. Số lượng lộc đông ít nhất so với các đợt lộc khác trong năm. Như vậy, đặc điểm sinh trưởng của các đợt lộc ở cam sành trồng tại Hàm Yên cũng có sự tương đồng như một số giống khác trong họ cam quýt của một số tác giả đã nghiên cứu. Theo Wakana (Nhật Bản), tỉ lệ cành ở quýt mật ôn Châu phân theo mùa vụ xuân - hè - thu vào khoảng 70% - 10% - 20% [6]. Theo tác giả Đào Thanh Vân [7] trích dẫn báo cáo của Trung tâm Cây ăn quả Phủ Quỳ (Nghệ An) thì tỉ lệ cành Xuân – Hè - Thu một số giống cam trồng ở Phủ Quỳ, Nghệ An là: Cam Vân du: Cam Valencia: Cam Sông con: 71,9% 79,3% 77,3% 10,3% 6,5% 5,4% 17,7% 14,1% 17,0% Kết quả theo dõi được về số lượng và tỉ lệ các đợt lộc của giống cam sành trồng ở Hàm Yên có khác với một số giống có số liệu như trên, tuy nhiên vẫn cùng chung một quy luật trong họ cam quýt là: tỉ lệ lộc xuân lớn nhất, sau đó đến lộc thu, lộc hè và cuối cùng là lộc đông. Đây chính là đặc điểm riêng của giống và đặc điểm sinh thái của nơi trồng của giống này. 3.2. Mối liên hệ giữa các đợt lộc Nghiên cứu nguồn gốc phát sinh và mối liên hệ giữa các đợt lộc đối với cây ăn quả, đặc biệt có ý nghĩa cho việc đề ra các biện pháp kĩ thuật chăm sóc hợp lý nhằm tăng năng suất. Theo dõi đợt lộc xuân giống cam sành trồng tại Hàm Yên hai năm liên tục, chúng tôi có được kết quả như sau (bảng 3.2; sơ đồ 3.1 và 3.2): Bảng 3.1: Đặc điểm sin ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: