Danh mục

Đặc điểm tài nguyên và môi trường nước lục địa của Việt Nam

Số trang: 402      Loại file: pdf      Dung lượng: 7.83 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngày nay, hầu như mọi người đều hiểu rằng nước là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên cơ bản và quý giá nhất. Hàng loạt tài liệu khoa học công bố trong nhiều thế kỷ vừa qua trên thế giới đã nói lên điều đó. Khoảng hơn hai trăm năm trước đây, trong sách “Vân Đài loại ngữ”, nhà bác học Việt Nam Lê Quý Đôn đã viết: "Vạn vật không có nước không thể sống được, Mọi việc không có nước không thể thành được". ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm tài nguyên và môi trường nước lục địa của Việt NamSimpo PDF Nam môi trưSplitvUnregistered Version - http://www.simpopdf.com Việt Merge and ờng à cuộc sống Đặc điểm của tài nguyên và môi trường nước lục địa của Việt Nam Ngày nay, hầu như mọi người đều hiểu rằng nước là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên cơ bản và quý giá nhất. Hàng loạt tài liệu khoa học công bố trong nhiều thế kỷ vừa qua trên thế giới đã nói lên điều đó. Khoảng hơn hai trăm năm trước đây, trong sách “Vân Đài loại ngữ”, nhà bác học Việt Nam Lê Quý Đôn đã viết: Vạn vật không có nước không thể sống được, Mọi việc không có nước không thể thành được. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có câu nói tuyệt vời trong huấn thị của Người tại Hội nghị Thủy lợi toàn miền Bắc họp tại Bắc Ninh, ngày 14-9-1959 như sau: Việt Nam ta có hai tiếng Tổ quốc, ta cũng gọi Tổ quốc l à đất nước; có đất và có nước, thì mới thành Tổ quốc. Có đất lại có nước thì dân giàu nước mạnh... ... Nhiệm vụ của chúng ta là làm cho đất với nước điều hoà với nhau để nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội1.Simpo PDF Nam môi trưSplitvUnregistered Version - http://www.simpopdf.com Việt Merge and ờng à cuộc sống Một số người cho rằng, nước trong thế kỷ XXI sẽ quý như dầu mỏ trong thế kỷ XX. Nói như vậy không sai, nhưng chưa phải hoàn toàn đúng vì dầu mỏ tác động chủ yếu về năng lượng, còn nước thì tác động đến mọi mặt của cuộc sống vật chất và tinh thần của con người. Tài nguyên nước ngọt, ở Việt Nam tương đối phong phú, đa dạng, nhưng lại rất phức tạp về tính chất và đang có những diễn biến mà nếu không được quản lý tích cực và kịp thời sẽ đem lại những khó khăn to lớn cho cuộc sống của người dân và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thuận lợi cơ bản: Tài nguyên nước tương đối phong phú Về nước mặt, trung bình hàng năm lãnh thổ Việt Nam nhận được 1.944mm nước mưa, trong đó bốc hơi trở lại không trung 1.000mm, còn lại 941mm hình thành một lượng nước mặt khoảng 310 tỷ m3. Tính bình quân, mỗi người dân Việt, có thể hứng được một lượng nước bằng 3.870 m3 mỗi năm; hoặc 10,6 m3 tức 10.600 lít nước mỗi ngày. Trong lúc tại các nước công nghiệp phát triển nhất, tổng nhu cầu về nước trong một ngày bình quân theo đầu người, bao gồm cả nước sinh hoạt, nước cung cấp cho nông nghiệp và công nghiệp cũng chỉ vào khoảng 7.400 lít/người.ngày; bao gồm 340 lít cho sinh hoạt, 2.540 lít cho nông nghiệp và 4.520 lít cho công nghiệp. Ở nước ta, tại các đô thị lớn, lượng nước sinh hoạt cấp cho mỗi người/ngày hiện nay chỉ mới vào khoảng 100 - 150 lít. Mục tiêu của Chính phủ Việt Nam là cung cấp cho nhân dân nông thôn khoảng 70 lít/người.ngày vào năm 2010 và 140 lít/người.ngày vào năm 2020. Ở một số vùng đặc biệt khan hiếm nước vào mùa khô, như vùng Lục Khu thuộc tỉnh Cao Bằng, mục tiêu phấn đấu hiện nay là cung cấp cho mỗi người, mỗi ngày 15 lít nước. Chỉ riêng nguồn nước ngọt từ mưa tiềm năng đã vượt khá xa yêu cầu về cấp nước.Simpo PDF Nam môi trưSplitvUnregistered Version - http://www.simpopdf.com Việt Merge and ờng à cuộc sống Ngoài nguồn nước mặt từ mưa, Việt Nam hiện còn có nguồn nước rất lớn do các con sông xuyên biên giới đem từ lãnh thổ các nước ngoài vào như sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Mê Công. Lượng nước này ước tính bằng 520 tỷ m3, gấp 1,7 lần lượng nước ngọt hình thành trong nước. Một số sông xuyên biên giới như sông Kỳ Cùng ở Lạng Sơn, Bằng Giang ở Cao Bằng, chuyển một lượng nước từ Việt Nam qua lãnh thổ Trung Quốc. Tuy nhiên lượng này không đáng kể so với tổng lượng nước hình thành trên lãnh thổ Việt Nam . Các phụ lưu của sông Mê Công, như Nậm Rốm, Sê Kông, Sê Băng Hiêng, Sê San, Srê Pok chuyển một lượng nước khá lớn từ lãnh thổ Việt Nam vào các nước láng giềng như Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, Lào, Campuchia, nhưng rồi từ các nước này lượng nước đó lại chảy trở lại vào Đồng bằng sông Cửu Long. Tổng hợp hai nguồn nước mặt: nguồn hình thành trên lãnh thổ quốc gia và nguồn từ nước ngoài chảy vào, nói một cách khái quát, Việt Nam có tổng lượng nước mặt trung bình năm bằng khoảng 830 tỷ m3. Trong đó phần hình thành trong nước là 310 tỷ, chiếm 37%; phần từ nước ngoài vào là 520 tỷ, chiếm 63%. Tài nguyên nước nói trên tồn tại dưới những dạng thức khác nhau như sông, hồ, kênh, rạch, đầm phá, vừa lưu giữ, vận chuyển, chuyển hóa nước, vừa tạo nên tài nguyên đa dạng sinh học và nguồn cảnh sắc thiên nhiên vô cùng phong phú và đa dạng.Simpo PDF Nam môi trưSplitvUnregistered Version - http://www.simpopdf.co ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: