ĐẶC ĐIỂM VẬN ĐỘNG TÂM THẦN TRẺ EM
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐẶC ĐIỂM VẬN ĐỘNG TÂM THẦN TRẺ EM ĐẶC ĐIỂM VẬN ĐỘNG TÂM THẦN TRẺ EM I/ Đại cương: Đặc trưng của quá trình phát triển có thể khái quát gồm 3 hiện tượng: 1/ Hiện tượng thích nghi: chủ yếu ở thời kì sơ sinh, là hiện tượng thay đổi hoạt động chức năng của cơ thể để phù hợp với môi trường sống mới. 2/ Hiện tượng tăng trưởng: các cơ quan, bộ phận phát triển vầ kích thước và chức năng. Chú ý có một số cơ quan cơ thể mà các đơn vị cấu tạo chính không còn tăng thêm sau sinh như thận, não nhưng tế bào vẫn phát triển về chất. Tăng trưởng là hiện tượng đặc thù của cơ thể trẻ em. 3/ Hiện tượng trưởng thành: là sự hoàn thiện tới mức cao nhất thường xảy ra vào thời kì dậy thì. Các nội tiết tố hoạt động mạnh làm các tế bào sinh dục biến đổi cấu trúc và chức năng, các cơ quan cũng tăng trưởng để trưởng thành. II/ Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thể chất: Di truyền - Chủng tộc - Nội tiết - Tâm lý tình cảm - III/ Đặc điển của sự phát triển: Sự phát triển các cơ quan bộ máy là không cùng tốc độ ; Não: năm đầu tiên phát triển rất nhiều và gần như hoàn chỉnh lúc tròn 6 tuổi - Cột sống: phát triển mạnh lúc dậy thì - Tuyến sinh dục và cơ quan sinh dục: phát triển chủ yếu ở thời kỳ dậy thì - IV/ Các chỉ số đánh giá phát triển thể chất: 1/ Cân nặng theo tuổi: - Đường biểu diễn cân nặng theo tuổi dùng để theo dõi dinh dưỡng, phát hiện suy dinh dưỡng cấp: Cân nặng của trẻ giảm hoặc đứng cân 2 tháng liền báo hiệu nguy cơ bệnh suy dinh dưỡng. 2/ Chiều cao theo tuổi: - Đường biểu diễn chiều cao theo tuổi dùng để theo dõi suy dinh dưỡng mãn : suy dinh dưỡng kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều đợt trong quá khứ để lại hậu quả thiếu chiều cao so với tuổi. Kết hợp cả hai chỉ số trên ta có chỉ số cân nặng theo chiều cao để đánh giá chế độ dinh dưỡng hợp lý chưa (béo phì hoặc quá gầy gò) 3/ Vòng đầu và sự phát triển của não: - Phản ảnh khối lượng não . sơ sinh 34 -35 cm . 1 tuổi 46 -47 cm . 6 tuổi 54 -55 cm (gần như người lớn) - 4/ Vòng cánh tay . trẻ từ 1 - 5 tuổi : 14 -15 cm Nếu số đo dưới 12 cm: trẻ suy dinh dưỡng nặng . Đo vòng cánh tay là cách đơn giản phát hiện được suy dinh dưỡng nhưng rất muộn và không có giá trị khi trẻ bị phù (trong số đó có suy dinh dưỡng thể phù), 5/ Sự phát triển của răng: - . Chế độ ăn và sức khỏe của sản phụ có ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ răng trẻ. . Suy dinh dưỡng, còi xương làm răng chậm mọc, dể hư . Răng sữa bắt đầu mọc từ tháng thứ 6 : . 0-6 tháng chưa mọc răng. . 6 -12 tháng: 4 răng cửa trên, 4 răng cửa dưới . 12 -18 tháng: 4 răng sữa tiền hàm . 18 -24 tháng: 4 răng nanh . 24 -30 tháng: 4 răng hàm lớn . Tổng cộng: hoàn tất mọc 20 răng sữa. 6/ Tuổi của xương: - Người ta chụp X-quang xương bàn tay ,cổ tay,bàn chân …,xem các điểm hóa cốt của chúng để biết tuổi xương và đánh giá sự trưởng thành của xương so với tuổi thật và tuổi thật so với chiều cao. Thông thường 3 tuổi này ăn khớp với nhau. 7/ Đánh giá mức độ dậy thì: - Tuổi dậy thì trung bình của bé gái là 11 tuổi ( 9 tới 16) . độ 1: chưa có dấu hiệu . độ 2: vú bắt đầu phát triển, mọc ít lông nách, lông mu . độ 3 -4: núm vú phát triển, lông nhiều hơn, môi lớn môi nhỏ phát triển . độ 5: bắt đầu có kinh nguyệt ( khoảng 2 năm sau độ 2) Tuổi dậy thì trung bình của bé trai là 12 tuổi ( 10 tới 18) . độ 1: chưa có dấu hiệu . độ 2: tăng thể tích tinh hoàn và dương vật, mọc lông nách, lông mu . độ 3: bể giọng . độ 4: cơ phát triển . độ 5: bắt đầu có dấu hiệu xuất tinh V/ Đặc điểm phát triển của từng thời kì: 1/ Sơ sinh: Chủ yếu là hiện tượng thích nghi, chấm dứt kiểu sống lệ thuộc để sống độc lập; hệ hô hấp và hệ tuần hoàn có biến đổi nhiều nhất: phổi bắt đầu hô hấp trao đổi khí còn hệ tim mạch chuyển tuần hoàn nhau thai thành tuần hoàn sơ sinh. Các cơ quan khác như da, trung tâm điều nhiệt, hệ tiêu hóa cũng có biến đổi thích nghi. Trẻ đẻ càng non càng khó thích nghi Trẻ sơ sinh mất cân sinh lý 10% trong tuần đầu, rồi mỗi ngày lên cân lại 25 tới 30 gram. Trẻ ngủ 20 –trên 24 giờ, có các phản xạ nguyên phát, các động tác thì lộn xộn, không kiểm soát được trừ động tác bú, quay đầu nhìn theo. Trương lức cơ tăng ở chi và giảm ở thân. Khả năng nhận thức và phát triển tình cảm: tủy mỗi trẻ, t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
chuyên ngành y khoa tài liệu y khoa lý thuyết y học giáo trình y học bài giảng y học bệnh lâm sàng chuẩn đoán bệnhGợi ý tài liệu liên quan:
-
38 trang 168 0 0
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 167 0 0 -
Access for Dialysis: Surgical and Radiologic Procedures - part 3
44 trang 157 0 0 -
Bài giảng Kỹ thuật IUI – cập nhật y học chứng cứ - ThS. BS. Giang Huỳnh Như
21 trang 153 1 0 -
Bài giảng Tinh dầu và dược liệu chứa tinh dầu - TS. Nguyễn Viết Kình
93 trang 151 0 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 126 0 0 -
Bài giảng Thoát vị hoành bẩm sinh phát hiện qua siêu âm và thái độ xử trí
19 trang 101 0 0 -
40 trang 101 0 0
-
Bài giảng Chẩn đoán và điều trị tắc động mạch ngoại biên mạn tính - TS. Đỗ Kim Quế
74 trang 92 0 0 -
40 trang 67 0 0
-
39 trang 66 0 0
-
Bài giảng Nhập môn giải phẫu học
18 trang 58 0 0 -
XÂY DỰNG VHI (VOICE HANDICAP INDEX) PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
25 trang 53 0 0 -
Bài giảng Siêu âm có trọng điểm tại cấp cứu - BS. Tôn Thất Quang Thắng
117 trang 49 1 0 -
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, KỸ NĂNG SỬ DỤNG ORESOL
22 trang 45 0 0 -
Bài giảng Bản đồ sa tạng chậu - BS. Nguyễn Trung Vinh
22 trang 44 0 0 -
Lý thuyết y khoa: Tên thuốc MEPRASAC HIKMA
5 trang 39 0 0 -
Bài giảng Xử trí băng huyết sau sinh
12 trang 37 1 0 -
Bài giảng Vai trò của progesterone trong thai kỳ có biến chứng
26 trang 37 0 0 -
Bài giảng Song thai một nhau có biến chứng: Lựa chọn điều trị
40 trang 36 0 0