Đặc khu hành chính - kinh tế Vân Đồn: Tiềm năng và phát triển
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 259.89 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Ngay từ cuối năm 2015 Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phát lệnh xây dựng đề án phát triển ba Đặc khu hành chính - kinh tế: Vân Đồn, Vân Phong và Phú Quốc, nhưng đến nay vẫn đang trong quá trình nghiên cứu phương án phát triển và nghiên cứu xây dựng luật về đặc khu hành chính - kinh tế. Bài viết mong muốn góp phần làm sáng tỏ những câu hỏi như vậy và tạo cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách phát triển Đặc khu hành chính - kinh tế Vân Đồn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc khu hành chính - kinh tế Vân Đồn: Tiềm năng và phát triển JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 1, pp. 133-139 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0018 ĐẶC KHU HÀNH CHÍNH - KINH TẾ VÂN ĐỒN: TIỀM NĂNG VÀ PHÁT TRIỂN Ngô Thúy Quỳnh Khoa Quản lí Nhà nước về Đô thị và Nông thôn, Học viện Hành chính Quốc gia Tóm tắt. Ngay từ cuối năm 2015 Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phát lệnh xây dựng đề án phát triển ba Đặc khu hành chính - kinh tế: Vân Đồn, Vân Phong và Phú Quốc; nhưng đến nay vẫn đang trong quá trình nghiên cứu phương án phát triển và nghiên cứu xây dựng luật về đặc khu hành chính - kinh tế. Để phát triển đặc khu hành chính - kinh tế Vân Đồn ở tỉnh Quảng Ninh thì phải làm gì, làm như thế nào và bắt đầu từ đâu? Bài viết mong muốn góp phần làm sáng tỏ những câu hỏi như vậy và tạo cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách phát triển Đặc khu hành chính - kinh tế Vân Đồn. Từ khóa: Đặc khu hành chính - kinh tế, quản lí nhà nước, hiệu quả, phát triển bền vững. 1. Mở đầu Tỉnh Quảng Ninh cũng như cả nước Việt Nam trong một số năm tới vẫn trong tình trạng thiếu vốn để đầu tư phát triển. Vì thế, đầu tư tập trung vẫn là phương cách tốt nhất để dồn vốn cho những trọng tâm, trọng điểm phát triển. Theo quan điểm đó, phát triển Đặc khu hành chính - kinh tế Vân Đồn là kế sách bứt phá đúng đắn, rồi từ đó làm cho Vân Đồn trở thành một trong những đầu tàu lôi kéo sự phát triển chung của cả dải ven biển Đông Bắc và cả vùng miền Bắc Việt Nam [2-7]. Song làm thế nào để phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững Đặc khu hành chính - kinh tế này trong tương lai? Bài báo sẽ góp phần làm sáng tỏ những việc phải làm để Đặc khu hành chính kinh tế Vân Đồn phát triển mạnh mẽ, có hiệu quả. 2. 2.1. Nội dung nghiên cứu Tiềm năng, thế mạnh để phát triển Đặc khu hành chính - kinh tế Vân Đồn Vân Đồn là một trong ba hải đảo hội tụ được nhiều yếu tố phát triển kinh tế quy mô lớn, mang tầm quốc gia và quốc tế. Vân Đồn hiện là một huyện đảo của tinh Quảng Ninh ở vùng biển Đông Bắc Việt Nam, nằm sát thị xã Cẩm Phả và cách Tp. Hạ Long khoảng 30 km, có diện tích tự nhiên (phần đất nổi) khoảng 553 km2 (chỉ kém Quốc đảo Singapore khoảng 150 km2 và kém diện tích đảo Phú Quốc khoảng 50-60 km2 . Quốc đảo Singapore chỉ có diện tích khoảng 700 km2 nhưng tạo ra GDP với mức vào khoảng 290 tỉ USD vào năm 2016, bằng khoảng 1,5 lần tổng GDP của cả Việt Nam). Đó là trường hợp soi chiếu quan trọng để có quyết sách phát triển hải đảo Vân Đồn. Ngày nhận bài: 15/11/2017. Ngày sửa bài: 11/12/2017. Ngày nhận đăng: 10/1/2018. Liên hệ: Ngô Thúy Quỳnh, e-mail: ngothuyquynhapd@gmail.com. 133 Ngô Thúy Quỳnh Vân Đồn có vị trí chiến lược quan trọng cả về phát triển kinh tế, chính trị và quốc phòng an ninh; có tiềm năng tài nguyên phong phú, đặc biệt là tài nguyên du lịch biển - đảo. Theo quy hoạch phát triển Vân Đồn, từ Vân Đồn có thể đến các cảng của đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 200 hải lí, tới Hồng Kông 580 hải lí và tới Singapore khoảng 1.300 hải lí. Khoảng cách như thế khá phù hợp cho các tour du lịch đường biển. Khi sân bay Vân Đồn được xây dựng và đưa vào sử dụng, từ Vân Đồn chỉ cần khoảng từ 1-2 giờ bay là đến các trung tâm kinh tế, tài chính, du lịch lớn như Thượng Hải, Hồng Kông, Macau, Thẩm Quyến, Hải Nam, Đài Bắc và Thủ đô của các nước trong khu vực Đông Nam Á; và khoảng từ 3-4 giờ bay là có thể đến Bắc Kinh (Trung Quốc), Seoul (Hàn Quốc), Tokyo (Nhật Bản), Dubai (UAE). Đối với phát triển Vân Đồn đã có chủ trương của Nhà nước ngay từ 2006 (bằng Quyết định 786/QĐ-TTg (3/5/2006) của Thủ tướng về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vân Đồn đến 2020 và tầm nhìn đến 2030”). Đó là một trong các yếu tố thuận lợi để phát triển mạnh mẽ hơn Hải đảo này trong những năm sắp tới. Đặc khu hành chính – kinh tế Vân Đồn có một số cụm đảo lớn: Cái Bàu, Quan Lạn – Minh Châu, Ngọc Vừng – Thắng Lợi... Hai cụm Quan Lạn và Ngọc Vừng có giá trị độc đáo để phát triển du lịch biển, vui chơi giải trí có thưởng, cao cấp, hấp dẫn du khách giau có và mang tầm vóc quốc gia và quốc tế. Sơ đồ ranh giới Đặc khu hành chính – kinh tế Vân Đồn (Nguồn: Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển Vân Đồn) Vân Đồn có hậu phương lớn là tỉnh Quảng Ninh và khu vực Đông Bắc cũng như vùng duyên hải Vịnh Bắc Bộ. Phát triển Vân Đồn không tách rời chủ trương và đường lối phát triển Quảng Ninh. Tỉnh Quảng Ninh có tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế tổng hợp, hiệu quả cao. Ngoài việc là tỉnh có trữ lượng than đá lớn nhất cả nước, có kì quan thiên nhiên thế giới đặc sắc Vịnh Hạ Long, có nguồn đá vôi phong phú, mỗi năm có thể sản xuất hàng chục triệu tấn xi măng và có khả năng sản xuất nhiệt điện với công suất vài nghìn MW, lại có khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Móng Cái giáp với Trung Quốc mà mỗi năm có thể đạt mức tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ lên tới khoảng 5 tỉ USD và nhiều hơn thế. Đồng thời, là một trong số các tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và chỉ số hiệu qủa quản trị, hành chính công (PAPI) thuộc nhóm tỉnh có thứ hạng cao trong cả nước. Điều đó là yếu tố thuận lợi rất to lớn để phát triển Đặc khu hành chính – kinh tế Vân Đồn (từ đây gọi tắt là Đặc khu Vân Đồn) trong tương lai. 134 Đặc khu hành chính - kinh tế Vân Đồn: tiềm năng và phát triển 2.2. Cơ hội và thách thức từ phía Trung Quốc đối với công cuộc phát triển Đặc khu Vân Đồn Sự phát triển của phía Trung Quốc vừa là áp lực, thách thức vừa là cơ hội để Quảng Ninh nói chung cũng như để Vân Đồn nói riêng hoạch định kế sách phát triển trong những năm tới. Hai trường hợp Đặc khu kinh tế Hải Nam và Khu kinh tế Vịnh Bắc bộ Quảng Tây của Trung Quốc ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của Quảng Ninh cũng như của Đặc khu Vân Đồn của Việt Nam. Đặc khu kinh tế Hải Nam (diện tích khoảng 33.920 km2 , năm 2010 có dân số khoảng 8,7 triệu người và GDP khoảng 40 tỉ USD, GDP/người đạt khoảng 4600 USD ). Quá trình phát triển của đảo Hải Nam có ảnh hưởng lớn tới sự phát ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc khu hành chính - kinh tế Vân Đồn: Tiềm năng và phát triển JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 1, pp. 133-139 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0018 ĐẶC KHU HÀNH CHÍNH - KINH TẾ VÂN ĐỒN: TIỀM NĂNG VÀ PHÁT TRIỂN Ngô Thúy Quỳnh Khoa Quản lí Nhà nước về Đô thị và Nông thôn, Học viện Hành chính Quốc gia Tóm tắt. Ngay từ cuối năm 2015 Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phát lệnh xây dựng đề án phát triển ba Đặc khu hành chính - kinh tế: Vân Đồn, Vân Phong và Phú Quốc; nhưng đến nay vẫn đang trong quá trình nghiên cứu phương án phát triển và nghiên cứu xây dựng luật về đặc khu hành chính - kinh tế. Để phát triển đặc khu hành chính - kinh tế Vân Đồn ở tỉnh Quảng Ninh thì phải làm gì, làm như thế nào và bắt đầu từ đâu? Bài viết mong muốn góp phần làm sáng tỏ những câu hỏi như vậy và tạo cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách phát triển Đặc khu hành chính - kinh tế Vân Đồn. Từ khóa: Đặc khu hành chính - kinh tế, quản lí nhà nước, hiệu quả, phát triển bền vững. 1. Mở đầu Tỉnh Quảng Ninh cũng như cả nước Việt Nam trong một số năm tới vẫn trong tình trạng thiếu vốn để đầu tư phát triển. Vì thế, đầu tư tập trung vẫn là phương cách tốt nhất để dồn vốn cho những trọng tâm, trọng điểm phát triển. Theo quan điểm đó, phát triển Đặc khu hành chính - kinh tế Vân Đồn là kế sách bứt phá đúng đắn, rồi từ đó làm cho Vân Đồn trở thành một trong những đầu tàu lôi kéo sự phát triển chung của cả dải ven biển Đông Bắc và cả vùng miền Bắc Việt Nam [2-7]. Song làm thế nào để phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững Đặc khu hành chính - kinh tế này trong tương lai? Bài báo sẽ góp phần làm sáng tỏ những việc phải làm để Đặc khu hành chính kinh tế Vân Đồn phát triển mạnh mẽ, có hiệu quả. 2. 2.1. Nội dung nghiên cứu Tiềm năng, thế mạnh để phát triển Đặc khu hành chính - kinh tế Vân Đồn Vân Đồn là một trong ba hải đảo hội tụ được nhiều yếu tố phát triển kinh tế quy mô lớn, mang tầm quốc gia và quốc tế. Vân Đồn hiện là một huyện đảo của tinh Quảng Ninh ở vùng biển Đông Bắc Việt Nam, nằm sát thị xã Cẩm Phả và cách Tp. Hạ Long khoảng 30 km, có diện tích tự nhiên (phần đất nổi) khoảng 553 km2 (chỉ kém Quốc đảo Singapore khoảng 150 km2 và kém diện tích đảo Phú Quốc khoảng 50-60 km2 . Quốc đảo Singapore chỉ có diện tích khoảng 700 km2 nhưng tạo ra GDP với mức vào khoảng 290 tỉ USD vào năm 2016, bằng khoảng 1,5 lần tổng GDP của cả Việt Nam). Đó là trường hợp soi chiếu quan trọng để có quyết sách phát triển hải đảo Vân Đồn. Ngày nhận bài: 15/11/2017. Ngày sửa bài: 11/12/2017. Ngày nhận đăng: 10/1/2018. Liên hệ: Ngô Thúy Quỳnh, e-mail: ngothuyquynhapd@gmail.com. 133 Ngô Thúy Quỳnh Vân Đồn có vị trí chiến lược quan trọng cả về phát triển kinh tế, chính trị và quốc phòng an ninh; có tiềm năng tài nguyên phong phú, đặc biệt là tài nguyên du lịch biển - đảo. Theo quy hoạch phát triển Vân Đồn, từ Vân Đồn có thể đến các cảng của đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 200 hải lí, tới Hồng Kông 580 hải lí và tới Singapore khoảng 1.300 hải lí. Khoảng cách như thế khá phù hợp cho các tour du lịch đường biển. Khi sân bay Vân Đồn được xây dựng và đưa vào sử dụng, từ Vân Đồn chỉ cần khoảng từ 1-2 giờ bay là đến các trung tâm kinh tế, tài chính, du lịch lớn như Thượng Hải, Hồng Kông, Macau, Thẩm Quyến, Hải Nam, Đài Bắc và Thủ đô của các nước trong khu vực Đông Nam Á; và khoảng từ 3-4 giờ bay là có thể đến Bắc Kinh (Trung Quốc), Seoul (Hàn Quốc), Tokyo (Nhật Bản), Dubai (UAE). Đối với phát triển Vân Đồn đã có chủ trương của Nhà nước ngay từ 2006 (bằng Quyết định 786/QĐ-TTg (3/5/2006) của Thủ tướng về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vân Đồn đến 2020 và tầm nhìn đến 2030”). Đó là một trong các yếu tố thuận lợi để phát triển mạnh mẽ hơn Hải đảo này trong những năm sắp tới. Đặc khu hành chính – kinh tế Vân Đồn có một số cụm đảo lớn: Cái Bàu, Quan Lạn – Minh Châu, Ngọc Vừng – Thắng Lợi... Hai cụm Quan Lạn và Ngọc Vừng có giá trị độc đáo để phát triển du lịch biển, vui chơi giải trí có thưởng, cao cấp, hấp dẫn du khách giau có và mang tầm vóc quốc gia và quốc tế. Sơ đồ ranh giới Đặc khu hành chính – kinh tế Vân Đồn (Nguồn: Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển Vân Đồn) Vân Đồn có hậu phương lớn là tỉnh Quảng Ninh và khu vực Đông Bắc cũng như vùng duyên hải Vịnh Bắc Bộ. Phát triển Vân Đồn không tách rời chủ trương và đường lối phát triển Quảng Ninh. Tỉnh Quảng Ninh có tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế tổng hợp, hiệu quả cao. Ngoài việc là tỉnh có trữ lượng than đá lớn nhất cả nước, có kì quan thiên nhiên thế giới đặc sắc Vịnh Hạ Long, có nguồn đá vôi phong phú, mỗi năm có thể sản xuất hàng chục triệu tấn xi măng và có khả năng sản xuất nhiệt điện với công suất vài nghìn MW, lại có khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Móng Cái giáp với Trung Quốc mà mỗi năm có thể đạt mức tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ lên tới khoảng 5 tỉ USD và nhiều hơn thế. Đồng thời, là một trong số các tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và chỉ số hiệu qủa quản trị, hành chính công (PAPI) thuộc nhóm tỉnh có thứ hạng cao trong cả nước. Điều đó là yếu tố thuận lợi rất to lớn để phát triển Đặc khu hành chính – kinh tế Vân Đồn (từ đây gọi tắt là Đặc khu Vân Đồn) trong tương lai. 134 Đặc khu hành chính - kinh tế Vân Đồn: tiềm năng và phát triển 2.2. Cơ hội và thách thức từ phía Trung Quốc đối với công cuộc phát triển Đặc khu Vân Đồn Sự phát triển của phía Trung Quốc vừa là áp lực, thách thức vừa là cơ hội để Quảng Ninh nói chung cũng như để Vân Đồn nói riêng hoạch định kế sách phát triển trong những năm tới. Hai trường hợp Đặc khu kinh tế Hải Nam và Khu kinh tế Vịnh Bắc bộ Quảng Tây của Trung Quốc ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của Quảng Ninh cũng như của Đặc khu Vân Đồn của Việt Nam. Đặc khu kinh tế Hải Nam (diện tích khoảng 33.920 km2 , năm 2010 có dân số khoảng 8,7 triệu người và GDP khoảng 40 tỉ USD, GDP/người đạt khoảng 4600 USD ). Quá trình phát triển của đảo Hải Nam có ảnh hưởng lớn tới sự phát ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đặc khu hành chính - kinh tế Quản lí nhà nước Phát triển bền vững Chính sách phát triển Đặc khu hành chính Xây dựng luật về đặc khu hành chínhTài liệu liên quan:
-
342 trang 355 0 0
-
Phát triển du lịch bền vững tại Hòa Bình: Vai trò của các bên liên quan
10 trang 338 0 0 -
Phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam thông qua bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI)
8 trang 332 0 0 -
95 trang 277 1 0
-
Tăng trưởng xanh ở Việt Nam qua các chỉ số đo lường định lượng
11 trang 246 0 0 -
Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên: Từ lý luận đến thực tiễn
6 trang 221 0 0 -
9 trang 210 0 0
-
Giáo trình Tài nguyên rừng - Nguyễn Xuân Cự, Đỗ Đình Sâm
157 trang 183 0 0 -
Đổi mới tư duy về phát triển bền vững: Nhìn từ hai cách tiếp cận phát triển bền vững
5 trang 181 0 0 -
Giáo trình Quản lí nhà nước về tôn giáo và dân tộc: Phần 2 - TS. Hoàng Văn Chức
59 trang 163 0 0