![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Đặc sắc của thiên nhiên thôn quê trong Thơ mới (1932-1945) từ góc nhìn sinh thái
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc sắc của thiên nhiên thôn quê trong Thơ mới (1932-1945) từ góc nhìn sinh tháiTẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 36/2019 43 ĐẶC SẮC CỦA THIÊN NHIÊN THÔN QUÊ TRONG THƠ MỚI (1932 – 1945) TỪ GÓC NHÌN SINH THÁI Bùi Thị Thu Thủy Trường Đại học Hùng Vương - Phú Thọ Tóm tắt: Thiên nhiên là một trong những chủ đề xuất hiện nhiều trong văn học, đặc biệt là trong thơ ca. Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên trong Thơ mới, những trang viết về thiên nhiên thôn quê đặt trong mối quan hệ với con người luôn chiếm một vị trí quan trọng. Thiên nhiên được xem như quá khứ và là nơi lí tưởng để con người trở về nương náu, rời khỏi cái cuộc sống thành thị với đặc trưng là nhịp sống hiện đại, công nghệ, những nỗi lo vật chất và sự hỗn tạp... Lấy lý thuyết phê bình sinh thái làm công cụ, bài viết xem xét mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên trong Thơ mới để hiểu vì sao thiên nhiên nơi thôn dã được chọn là nơi trở về của con người trong thế giới hiện đại. Từ khóa: Thôn quê, thiên nhiên, Thơ mới, phê bình sinh thái. Nhận bài ngày 15.11.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 18.12.2019 Liên hệ tác giả; Bùi Thị Thu Thủy; Email: longkhanhdhhv@gmail.com1. MỞ ĐẦU Thiên nhiên là một trong những chủ đề thường được xuất hiện nhiều trong văn học,đặc biệt là trong thơ dù là được sáng tác bằng các ngôn ngữ trên thế giới. Thiên nhiên đãđược chứng minh là một hình thức chiến lược làm gợi lên các cảm giác, cảm xúc và sự vậnđộng về tâm trí của nhà thơ. Như đã nói, phê bình sinh thái quan tâm đến mối quan hệ giữavăn học và môi trường hay là cách thức, mối quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiênxung quanh được phản ánh trong văn học. Cụ thể hơn, phê bình sinh thái xem xét vị trí làtrung tâm hay là ngoại vi của thiên nhiên trong mối quan hệ với thế giới tinh thần và thểchất của con người (nhân vật trữ tình, người kể chuyện, nhân vật). Phê bình sinh thái chủyếu được thực hành trong văn học viết về thiên nhiên. Jonathan Bate, một trong những nhàphê bình sinh thái hàng đầu người Anh, trong cuốn sách Sinh thái Lãng mạn (RomaticEcology) của mình đã lập luận rằng văn học viết về thiên nhiên là quan trọng, ông nhấnmạnh sự cần thiết của việc văn bản được quy chiếu đến cái gì đó bên ngoài kia, “cái khác”của thế giới tự nhiên, cái thế giới lấp đầy chúng ta với tính nhân văn. Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên trong Thơ mới với tư cách là những trangviết về thiên nhiên nói chung và về thôn dã nói riêng luôn chiếm một vị trí trang trọng.44 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘIThiên nhiên được xem như là quá khứ và là nơi lí tưởng để con người trở về nương náu,rời khỏi chốn hiện đại với những hiện thân đặc trưng của nó là thành phố, công nghệ, là nỗilo vật chất và sự hỗn tạp.2. NỘI DUNG2.1. Sức cám dỗ của đô thị đương thời Trong Thơ mới, chốn đô hội thị thành là môi trường sống, là nguồn cội dẫn đến nhữngđổi thay không chỉ trong trang phục, lối sống mà còn cả cảm xúc, tâm thức của con người.Tuy nhiên, từ góc độ phê bình sinh thái, đô thị trong Thơ mới là đối tượng của sự phê phán,sự từ chối để từ đó thi nhân hướng về với thiên nhiên. Cụ thể, với các nhà thơ mới, đô thịlà giấc mộng phù hoa. Tác giả của Thi nhân Việt Nam đã từng khái quát bức tranh đổi thayđó: “Trước mắt chúng ta bỗng bày ra những cảnh lạ lùng chưa bao giờ từng thấy. Lúc đầu,ai nấy đều ngơ ngác, không hiểu ra làm sao. Nhưng rồi chúng ta quen dần. Chúng ta ở nhàTây, đội mũ Tây, đi giày Tây, mặc áo Tây. Chúng ta dùng đèn điện, đồng hồ, ô tô, xe lửa,xe đạp… còn gì nữa! Nói làm sao cho xiết những điều đã thay đổi về vật chất phương Tâyđã đưa tới giữa chúng ta” [5]. Sức thu hút và cám dỗ của đô thị phồn hoa với bao điều mớilạ đã cuốn bước chân Nguyễn Bính ra đi đem theo những hoài bão lớn lao, những khátvọng công danh. Bỏ lại vườn cam, bỏ mái gianh Tôi đi dan díu với kinh thành (Hoa với rượu) Cũng giống như Nguyễn Bính, Thâm Tâm đã phác thảo sự háo hức của các thi sĩđương thời qua bức tranh náo nức, chứa đầy hoài bão. Thăng Long đất lớn chí tung hoành Bàng bạc gương hồ ánh mắt xanh Một lứa chung tình từ tứ chiếng Hội nhau vầy một tiệc quần anh (Vọng nhân hành) Trên thực tế, choáng ngợp trước vẻ lung linh của chốn đô thành không chỉ là cảm thứcriêng của thi sĩ Nguyễn Bính, Thâm Tâm mà còn là của số đông các nhà Thơ mới cùngthời lúc bấy giờ. Thế Lữ đã từng cổ vũ các thi gia: “Tôi khuyên thơ tìm đến thành thị/Khuyên sống chung trong cuộc đời mới”. Hay Vũ Hoàng Chương cũng không khước từtrước sự cám dỗ của đô thị: “Tiếng gọi phồn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phê bình sinh thái Thiên nhiên thôn quê Đô thị đương thời Thiên nhiên thôn dã Thơ mới Việt NamTài liệu liên quan:
-
Cảm quan sinh thái trong tản văn của Lê Minh Nhựt
7 trang 55 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 từ góc nhìn phê bình sinh thái
57 trang 36 0 0 -
Phê bình sinh thái ở Việt Nam: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu trong văn học hiện nay
7 trang 32 0 0 -
Thần thoại Việt Nam từ góc độ phê bình sinh thái
9 trang 26 0 0 -
Thiên nhiên trong Bạch vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm từ góc nhìn phê bình sinh thái
7 trang 25 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tản văn của Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn phê bình sinh thái
136 trang 24 0 0 -
Thiên nhiên trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn phê bình sinh thái
12 trang 24 0 0 -
Thiên nhiên trong truyện ngắn của Bình Nguyên Lộc từ góc nhìn phê bình sinh thái
8 trang 22 0 0 -
Phê bình sinh thái - khuynh hướng nghiên cứu văn học mang tính cách tân
7 trang 20 0 0 -
Thiên nhiên và cuộc sống thôn quê trong thơ chữ Hán Đặng Huy Trứ và Nguyễn Khuyến
8 trang 20 0 0