Đặc tính dụng học của tình thái nhận thức trong truyện trinh thám của Conan Doyl đối chiếu với bản dịch tiếng Việt
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 316.63 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài báo này khảo sát các đặc tính dụng học của dấu hiệu tình thái nhận thức được sử dụng trong truyện trinh thám của Conan Doyle và bản dịch tiếng Việt tương ứng. Bài báo sử dụng phương pháp phân tích định tính, định lượng và phương pháp so sánh đối chiếu để khảo sát các phương tiện ngữ nghĩa thể hiện các đặc tính dụng học của tình thái nhận thức.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc tính dụng học của tình thái nhận thức trong truyện trinh thám của Conan Doyl đối chiếu với bản dịch tiếng Việt Tạp chí Khoa học - Trường ĐH Quy Nhơn, ISSN: 1859-0357, Tập 11, SốTập 2, 2017, 11, SốTr.2,63-73 2017 ĐẶC TÍNH DỤNG HỌC CỦA TÌNH THÁI NHẬN THỨC TRONG TRUYỆN TRINH THÁM CỦA CONAN DOYLE ĐỐI CHIẾU VỚI BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT NGUYỄN THỊ THU HẠNH Khoa Ngoại Ngữ, Trường Đại học Quy Nhơn TÓM TẮT Bài báo này khảo sát các đặc tính dụng học của dấu hiệu tình thái nhận thức được sử dụng trong truyện trinh thám của Conan Doyle và bản dịch tiếng Việt tương ứng. Bài báo sử dụng phương pháp phân tích định tính, định lượng và phương pháp so sánh đối chiếu để khảo sát các phương tiện ngữ nghĩa thể hiện các đặc tính dụng học của tình thái nhận thức. Kết quả khảo sát chỉ ra những nét tương đồng và dị biệt giữa cách thể hiện các dấu hiệu che chắn trong hai ngôn ngữ Anh và Việt. Chúng tôi hi vọng rằng bài báo sẽ phần nào giúp người Việt Nam học tiếng Anh có khả năng sử dụng tốt hơn những dấu hiệu che chắn của tình thái nhận thức trong giao tiếp và trong dịch thuật. Từ khóa: Đặc tính dụng học, tình thái nhận thức, truyện trinh thám, Conan Doyle, bản dịch, tương đồng và dị biệt. ABSTRACT Pragmatic Features of Epistemic Modality in Conan Doyle’s Detective Stories versus their Vietnamese Translational Equivalents This paper examined the pragmatic features of epistemic modality used in Conan Doyle’s detective stories vs. their Vietnamese translational equivalents. The study was conducted with qualitative, quantitative and contrastive approaches to examine the semantic features in signaling the pragmatic features of epistemic modality. The most significant findings of the study are the similarities and differences between English and Vietnamese ways of expressing hedges. The study hopefully helps Vietnamese learners of English have better use of hedges of epistemic modality in communication and in translation. Key words: Pragmatic features, epistemic modality, detective stories, Conan Doyle, translational equivalents, similarities and differences. 1. Đặt vấn đề Khi chúng ta đề cập đến những nguyên lý hội thoại chính là ta đang nói đến nguyên lý cộng tác và nguyên lý lịch sự trong giao tiếp. Bàn về nguyên lý lịch sự, ta không thể nào không nói đến “thể diện” và “giữ thể diện” trong hội thoại. Người Việt Nam ta có những châm ngôn như: “Lời nói là gói vàng” hay “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”…; điều đó chứng tỏ rằng người Việt Nam ta rất coi trọng sự tinh tế và khéo léo trong nói năng, trong ứng xử; vì vậy tần số xuất hiện của việc lựa lời như thế này là khá cao trong giao tiếp tiếng Việt. Sự linh hoạt và uyển chuyển trong giao tiếp rất Email: hanhnguyendhqn@yahoo.com Ngày nhận bài: 29/3/2016; ngày nhận đăng: 20/3/2016 63 Nguyễn Thị Thu Hạnh cần thiết vì nhờ đó mà thông báo của chúng ta sẽ được người nghe chấp nhận hay bị họ bác bỏ; vì trong quá trình giao tiếp, người nghe không phải lúc nào cũng đóng vai trò thụ động. Thế nên, chúng ta cần phải linh hoạt, uyển chuyển trong giao tiếp để khỏi làm phương hại đến người nghe và thể hiện chứng cứ của những điều ta thông báo. Việc lựa lời hay nói khác là rào đón/ che chắn (hedges) được sử dụng khi các hành vi trong hội thoại có nguy cơ bị đe dọa. Rào đón được xem như là hiện tượng ngôn ngữ mang đậm đặc tính tâm lý, tinh thần và bản sắc văn hóa của dân tộc, làm cho phát ngôn trở nên uyển chuyển hơn và hiệu quả hơn. Dựa vào tính chất thông tin, nhu cầu tạo lập và duy trì quan hệ giao tiếp mà người nói có sự linh hoạt trong cách thức và nội dung phát ngôn của mình. Theo Từ điển Tiếng Việt (1994), Hoàng Phê định nghĩa: “Rào đón là nói có tính chất ngăn ngừa trước sự hiểu lầm hay phản ứng về điều mình sắp nói” (tr. 792). Như vậy, rõ ràng là sử dụng ngôn ngữ không chỉ để giao tiếp hay để nói về các sự tình mà còn để diễn đạt ý tưởng hay ý kiến của ta về sự việc nào đó. Mọi ngành nghề trong cuộc sống, chúng tôi thiết nghĩ, bất cứ ai khi đã dùng ngôn ngữ để giao tiếp thì rất cần đến khả năng sử dụng các đặc tính dụng học của tình thái nhận thức, đặc biệt các nhà trinh thám càng cần đến khả năng này để nêu ý tưởng, thảo luận hay tranh luận... Trong bài viết này, chúng tôi mô tả và phân tích các đặc tính dụng học của tình thái nhận thức trong tiểu thuyết “A Study in Scarlet” (gồm 2 phần với 14 chương, 100 trang) và hai truyện ngắn “Scandal ở Bohemia” (25 trang) và “The Blue Carbuncle” (17 trang) của nhà văn Conan Doyle và bản dịch tiếng Việt tương ứng của nhóm dịch giả: Lê Khánh, Đỗ Tư Nghĩa, Vương Thảo et al. Dữ liệu sử dụng để phân tích trong bài báo này được chúng tôi chọn lựa một cách ngẫu nhiên từ trọn bộ The Complete Sherlock Holmes - All 4 novels and 56 short stories. 2. Cơ sở lí luận Theo Nguyễn Thiện Giáp (2000: 11), ngữ dụng học (linguistic pragmatics) là bộ môn ngôn ngữ học nghiên cứu cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, tức là cách sử dụng ngôn ngữ trong những ngữ cảnh cụ thể để đạt được những mục đí ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc tính dụng học của tình thái nhận thức trong truyện trinh thám của Conan Doyl đối chiếu với bản dịch tiếng Việt Tạp chí Khoa học - Trường ĐH Quy Nhơn, ISSN: 1859-0357, Tập 11, SốTập 2, 2017, 11, SốTr.2,63-73 2017 ĐẶC TÍNH DỤNG HỌC CỦA TÌNH THÁI NHẬN THỨC TRONG TRUYỆN TRINH THÁM CỦA CONAN DOYLE ĐỐI CHIẾU VỚI BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT NGUYỄN THỊ THU HẠNH Khoa Ngoại Ngữ, Trường Đại học Quy Nhơn TÓM TẮT Bài báo này khảo sát các đặc tính dụng học của dấu hiệu tình thái nhận thức được sử dụng trong truyện trinh thám của Conan Doyle và bản dịch tiếng Việt tương ứng. Bài báo sử dụng phương pháp phân tích định tính, định lượng và phương pháp so sánh đối chiếu để khảo sát các phương tiện ngữ nghĩa thể hiện các đặc tính dụng học của tình thái nhận thức. Kết quả khảo sát chỉ ra những nét tương đồng và dị biệt giữa cách thể hiện các dấu hiệu che chắn trong hai ngôn ngữ Anh và Việt. Chúng tôi hi vọng rằng bài báo sẽ phần nào giúp người Việt Nam học tiếng Anh có khả năng sử dụng tốt hơn những dấu hiệu che chắn của tình thái nhận thức trong giao tiếp và trong dịch thuật. Từ khóa: Đặc tính dụng học, tình thái nhận thức, truyện trinh thám, Conan Doyle, bản dịch, tương đồng và dị biệt. ABSTRACT Pragmatic Features of Epistemic Modality in Conan Doyle’s Detective Stories versus their Vietnamese Translational Equivalents This paper examined the pragmatic features of epistemic modality used in Conan Doyle’s detective stories vs. their Vietnamese translational equivalents. The study was conducted with qualitative, quantitative and contrastive approaches to examine the semantic features in signaling the pragmatic features of epistemic modality. The most significant findings of the study are the similarities and differences between English and Vietnamese ways of expressing hedges. The study hopefully helps Vietnamese learners of English have better use of hedges of epistemic modality in communication and in translation. Key words: Pragmatic features, epistemic modality, detective stories, Conan Doyle, translational equivalents, similarities and differences. 1. Đặt vấn đề Khi chúng ta đề cập đến những nguyên lý hội thoại chính là ta đang nói đến nguyên lý cộng tác và nguyên lý lịch sự trong giao tiếp. Bàn về nguyên lý lịch sự, ta không thể nào không nói đến “thể diện” và “giữ thể diện” trong hội thoại. Người Việt Nam ta có những châm ngôn như: “Lời nói là gói vàng” hay “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”…; điều đó chứng tỏ rằng người Việt Nam ta rất coi trọng sự tinh tế và khéo léo trong nói năng, trong ứng xử; vì vậy tần số xuất hiện của việc lựa lời như thế này là khá cao trong giao tiếp tiếng Việt. Sự linh hoạt và uyển chuyển trong giao tiếp rất Email: hanhnguyendhqn@yahoo.com Ngày nhận bài: 29/3/2016; ngày nhận đăng: 20/3/2016 63 Nguyễn Thị Thu Hạnh cần thiết vì nhờ đó mà thông báo của chúng ta sẽ được người nghe chấp nhận hay bị họ bác bỏ; vì trong quá trình giao tiếp, người nghe không phải lúc nào cũng đóng vai trò thụ động. Thế nên, chúng ta cần phải linh hoạt, uyển chuyển trong giao tiếp để khỏi làm phương hại đến người nghe và thể hiện chứng cứ của những điều ta thông báo. Việc lựa lời hay nói khác là rào đón/ che chắn (hedges) được sử dụng khi các hành vi trong hội thoại có nguy cơ bị đe dọa. Rào đón được xem như là hiện tượng ngôn ngữ mang đậm đặc tính tâm lý, tinh thần và bản sắc văn hóa của dân tộc, làm cho phát ngôn trở nên uyển chuyển hơn và hiệu quả hơn. Dựa vào tính chất thông tin, nhu cầu tạo lập và duy trì quan hệ giao tiếp mà người nói có sự linh hoạt trong cách thức và nội dung phát ngôn của mình. Theo Từ điển Tiếng Việt (1994), Hoàng Phê định nghĩa: “Rào đón là nói có tính chất ngăn ngừa trước sự hiểu lầm hay phản ứng về điều mình sắp nói” (tr. 792). Như vậy, rõ ràng là sử dụng ngôn ngữ không chỉ để giao tiếp hay để nói về các sự tình mà còn để diễn đạt ý tưởng hay ý kiến của ta về sự việc nào đó. Mọi ngành nghề trong cuộc sống, chúng tôi thiết nghĩ, bất cứ ai khi đã dùng ngôn ngữ để giao tiếp thì rất cần đến khả năng sử dụng các đặc tính dụng học của tình thái nhận thức, đặc biệt các nhà trinh thám càng cần đến khả năng này để nêu ý tưởng, thảo luận hay tranh luận... Trong bài viết này, chúng tôi mô tả và phân tích các đặc tính dụng học của tình thái nhận thức trong tiểu thuyết “A Study in Scarlet” (gồm 2 phần với 14 chương, 100 trang) và hai truyện ngắn “Scandal ở Bohemia” (25 trang) và “The Blue Carbuncle” (17 trang) của nhà văn Conan Doyle và bản dịch tiếng Việt tương ứng của nhóm dịch giả: Lê Khánh, Đỗ Tư Nghĩa, Vương Thảo et al. Dữ liệu sử dụng để phân tích trong bài báo này được chúng tôi chọn lựa một cách ngẫu nhiên từ trọn bộ The Complete Sherlock Holmes - All 4 novels and 56 short stories. 2. Cơ sở lí luận Theo Nguyễn Thiện Giáp (2000: 11), ngữ dụng học (linguistic pragmatics) là bộ môn ngôn ngữ học nghiên cứu cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, tức là cách sử dụng ngôn ngữ trong những ngữ cảnh cụ thể để đạt được những mục đí ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Khoa học Đặc tính dụng học của tình thái nhận thức Truyện trinh thám của Conan Doyl Bản dịch tiếng Việt Phương pháp so sánh đối chiếuTài liệu liên quan:
-
6 trang 301 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 272 0 0 -
5 trang 234 0 0
-
10 trang 215 0 0
-
8 trang 210 0 0
-
Khảo sát, đánh giá một số thuật toán xử lý tương tranh cập nhật dữ liệu trong các hệ phân tán
7 trang 210 0 0 -
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 208 0 0 -
6 trang 205 0 0
-
Khách hàng và những vấn đề đặt ra trong câu chuyện số hóa doanh nghiệp
12 trang 203 0 0 -
9 trang 167 0 0