Danh mục

Đặc trưng ngôn ngữ ngoại giao của Hồ Chí Minh

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 415.02 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích đặc trưng ngôn ngữ ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là thế giới ngôn ngữ bình dị mà vô cùng tinh tế, lịch duyệt và thấm đẫm chất nhân văn. Chính đặc trưng ấy đã góp phần thể hiện bản cách và tầm mức văn hóa ngoại giao ở Người.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc trưng ngôn ngữ ngoại giao của Hồ Chí MinhTạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, - KHẢO 2015 LỊCH SỬ số 12(97) - CỔDÂN TỘC HỌCĐặc trưng ngôn ngữ ngoại giao của Hồ Chí MinhNguyễn Thị Mỹ Hạnh *Tóm tắt: Bài viết phân tích đặc trưng ngôn ngữ ngoại giao của Chủ tịch Hồ ChíMinh. Đó là thế giới ngôn ngữ bình dị mà vô cùng tinh tế, lịch duyệt và thấm đẫmchất nhân văn. Chính đặc trưng ấy đã góp phần thể hiện bản cách và tầm mức vănhóa ngoại giao ở Người.Từ khóa: Hồ Chí Minh; ngôn ngữ; ngoại giao; văn hóa; Việt Nam.1. Mở đầuNgôn ngữ đóng một vai trò quan trọnggóp phần định diện nên bản sắc văn hóa củamỗi dân tộc. Trong lĩnh vực ngoại giao,ngôn ngữ là thước đo hàm lượng văn hóacủa mỗi nhà ngoại giao. Ngôn ngữ tạo táccho hoạt động của những nhà ngoại giao vàrồi qua đó, chính ngôn ngữ sẽ cùng “trưởngthành” với họ.Hồ Chí Minh trong 30 năm sống và hoạtđộng cách mạng ở nước ngoài đã đi qua 28nước thuộc bốn châu lục Á, Âu, Phi, Mỹ;làm rất nhiều nghề khác nhau để kiếm sống,hoạt động cách mạng; tiếp xúc với nhiềutầng lớp người khác nhau. Do đó hơn ai hết,Người am tường sâu sắc văn hóa và ngônngữ của nhiều nước lớn trên thế giới nhưPháp, Anh, Nga, Trung Quốc, Đức, Mỹ...Vốn tri thức sâu rộng và sự tôi luyện trongthực tiễn hoạt động quốc tế đã góp dựngnên đặc trưng ngôn ngữ ngoại giao của HồChí Minh.2. Những đặc trưng cơ bản trong ngônngữ ngoại giao của Hồ Chí MinhTrong suy nghĩ của không ít người, ngônngữ ngoại giao là một loại ngôn ngữ bậccao được dùng trong cuộc đối thoại giữa haihay nhiều nền văn hóa của hai hay nhiềuquốc gia trên thế giới. Chính vì thế, ngôn60ngữ ngoại giao bao giờ cũng phải trauchuốt, mềm mại, tinh tế. Song, khi tiếp cậnvới ngôn ngữ ngoại giao của Hồ Chí Minh,chúng ta lại thấy một đặc trưng hoàn toànkhác. Đó là một thứ ngôn ngữ rất bình dị,hàm súc, dễ hiểu nhưng cũng không kémphần tinh tế và lịch duyệt. Dường như trongmỗi lần giao tiếp, Người luôn để lại cho đốitượng giao tiếp một cảm giác gần gũi, thântình đến kì lạ. Sự gần gũi ấy không chỉđược toát lên từ phong thái mà còn toát lêntừ chính ngôn ngữ và thái độ sử dụng ngônngữ rất mộc mạc, chân tình ở Người.(*)Một lần, trong một buổi chiêu đãi ở ẤnĐộ ngày 6 tháng 2 năm 1958, Người đã nóilời cảm ơn rất giản dị, chân thành của mìnhrằng: “Tôi rất cảm ơn những lời khen ngợithân ái của ông Chủ tịch. Song, tôi khôngphải là anh hùng. Chính những người dânViệt Nam và Ấn Độ đã đoàn kết đấu tranhgiành lại tự do, độc lập cho Tổ quốc mình đó mới là những người anh hùng” [1, tr.83].Một lần khác, vào năm 1967, khi tiếp hai vịtrí thức có tên tuổi của Mỹ đến Việt Nam đểthăm dò một giải pháp cho cuộc chiếntranh, Hồ Chí Minh đã mời họ uống trà vàTiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.ĐT: 0936121816. Email: myhanhvnh@gmail.com.(*)Nguyễn Thị Mỹ HạnhNgười đã nói: chúng ta gặp nhau uống nướcchè với nhau như thế này, có phải tốt hơnđánh nhau hay không. Khách không cócách trả lời nào khác là: “Uống trà tốt hơn”.Người nói tiếp: “Nếu ông Jonhson đồng ýthì tôi mời ông ấy sang Hà Nội, trải thảmđỏ đón ông và cũng mời ông uống nước chènhư chúng ta hôm nay; chỉ có một điều kiệnlà các ông phải rút quân khỏi đất nước tôi”[2, tr.251 - 252]. Chỉ một câu nói thật hàmsúc nhưng Người đã gửi gắm đến cho chínhkhách Mỹ bao thông điệp ngoại giao củamình. Ngôn từ ngoại giao tinh gọn ấy cònđược Hồ Chí Minh sử dụng trong không ítlần Người giao thiệp với đại diện TrungQuốc. Vào ngày sinh lần thứ 74 của MaoTrạch Đông, 26 tháng 12 năm 1967, trêntrang nhất Nhật báo đã đăng bút tích củaChủ tịch Hồ Chí Minh viết bằng chữ Hán“Kính chúc Mao Chủ tịch vạn thọ vôcương” [2, tr.252]. “Vạn thọ vô cương” làkhẩu hiệu chung mà nhân dân Trung Quốcdùng để chúc tụng, tôn kính lãnh tụ nướcmình và Hồ Chí Minh với vốn kiến thứclịch sử - văn hóa uyên thâm về đối tượnggiao tiếp (Trung Quốc) đã mượn câu chúcngắn gọn ấy để bày tỏ sự tôn kính của mìnhdành cho lãnh tụ nước bạn. Một câu chúchàm súc và cũng thật gần gũi, dễ hiểu.Không chỉ ngắn gọn, hàm sức và dễhiểu trong ngôn ngữ nói mà trong văn thưđối ngoại, Người cũng trình bày hết sứcgọn gàng theo một trình tự lô gích rõ ràng,mạch lạc với những lý lẽ hiển nhiên vànhững chứng cứ khách quan, cụ thể, chínhxác để bày tỏ lập trường cũng như nguyệnvọng của nhân dân Việt Nam. Đó cũng làtính chủ đích trong ngôn ngữ ngoại giaoHồ Chí Minh.Đây là một bức điện văn của Người gửiTổng thống Mỹ H. Truman ngày 17 tháng10 năm 1945 về việc đề nghị để Việt Namtham gia Ủy ban tư vấn của Viễn Đông. Saukhi đề cập “tầm quan trọng về chiến lược vàkinh tế của Việt Nam” và nguyện vọng“được hợp tác với những nền dân chủ kháctrong việc tạo lập và củng cố nền hòa bìnhvà phồn vinh trên thế giới”, Hồ Chí Minhđã viện dẫn những cơ sở pháp lý hiển nhiêncả ở trong nước và quốc tế để bác bỏ sự cómặt của Pháp và khẳng định tính hợp lý vềsự có mặt của Việt Nam tại Ủy ban này.Theo Người, cơ sở thứ nhất là Bảo Đại đãhủy bỏ các Hiệp ước năm 1884 và năm ...

Tài liệu được xem nhiều: