![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Đặc trưng thể loại truyền thuyết dân gian Việt Nam: Phần 2
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc trưng thể loại truyền thuyết dân gian Việt Nam: Phần 2 CHƯƠNG 2 VĂN BẢN HÓA TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN TRONG SỬ VÀ THẦN TÍCH 1. Truyền thuyết trong sử - niềm tin vào sự huyền diệu có thật Như đã trình bày, bộ phận truyền thuyết thứ nhất có cảm hứng về lịch sử hướng tới mục đích bày tô sự tôn vinh các giá trị truyền thống thông qua các câu chuyện có màu sắc lịch sửằ Điều này bắt gặp ý thức tự tôn dân tộc của các sử gia phong kiến. Chính vì vậy, để bù đắp những thiếu hụt về tư liệu khi chép sử, sử gia phong kiến đã sử dụng truyền thuyết như là một nguồn sử liệu tin cậy. Trong những hoàn cảnh đó, truyền thuyết đã được chép vào chính sử, một loại văn bàn chính trị quan trọng, nơi thể hiện quan điểm chính thống của giai cấp cầm quyền. Ở Chương 1, chúng tôi đã xem xét giá trị sử liệu học từ văn bản truyền thuyết và chi ra những bất cập trong việc sử dụng truyền thuyết với tư cách là một nguồn sử liệu học truyền miệng; đồng thời chi ra những điểm khả thủ trong việc sử dụng nó với yêu cầu sử dụng các phương pháp phân tích đặc biệt với một độ thận trọng cần thiết. Ở đây xin đi từ một xuất phát điểm khác, đó là văn bản sử. Lấy văn bản sử để khảo cứu, chúng tôi muốn tìm hiểu hai mặt: sử đã sử dụng truyền thuyết như thế nào và truyền thuyết đã biến đồi sử như thế nào trong các bộ sử trung đại. Xin dừng lại một chút ở giới hạn tư liệu. Theo Lê Quý Đôn, tác phẩm sử học gồm hai loại: thể biên niên và thể kỉ truyện1 còn có một loại nữa là chí. Ờ đây, chúng tôi chỉ giới hạn sự khảo sát trong phần sử biên niên và chọn hai bộ sử lớn nhất của thời trung đại để 1. Lê Quý Đôn toàn tập , tập 3, Nxb. Khoa học xã hội, H. 1987. 123 ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI VÀ VIỆC VĂN BẢN HÓA . khảo sát, đó là Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục. Ngoài ra, những tác phẩm khác chỉ dùng đê tham khảo, so sánh trong khả năng có thể. i . / ỆSử hóa truyền thuyết - tình thần dân tộc và phương châm - dĩ nghi truyền nghi Dùng truyền thuyết dân gian như một nguồn sử liệu, có thể nói, đó là hiện tượng phổ biến của các bộ sử thời trung đại. Chẳng hạn ở Trung Quốc, một nước láng giềng có nhiều mối giao thoa lớn về lịch sử và văn hóa với Việt Nam, mối liên hệ giữa truyền thuyết với sử khá đặc biệt. Là một nước sớm có chữ viết, người Trung Quổc đã ghi lại được lịch sử của mình ngay từ rất sớm bằng văn tự. Mốc thời gian ấy được các nhà nghiên cứu gọi là thời đại lịch sử, còn trước đó thì được gọi là thời đại truyền thuyết. Thời đại truyền thuyết ở Trung Quốc được nhận thức như sau: Lịch sử của bất cứ một dân tộc nào khi bắt đầu toàn là những sự kiện mông lung, nhiều mâu thuẫn. Đó là tình hình chung và không có cách nào khắc phục được của lịch sử các dân tộc. Nhưng sau khi đã nói xong mọi câu chuyện truyền thuyết, vô luận thế nào, những truyền thuyết rất xa xưa đó về mặt lịch sử mà nói, đều có những yếu tố và hạt nhân đáng kể, chứ không phải bịa đặt hoàn toàn1. Một nhận thức như vậy là chung cho nhiều dân tộc, song điều đáng nói ở đây là, ở Trung Quốc, vị trí của nguồn sử liệu truyền thuyết không được đề cao. Tác giả Lịch sử truyền thuyết Trung Quốc đã viết: Sử liệu của thời đại truyền thuyết và sử liệu của thời đại lịch sử có nhừne điểm chủ yếu khác nhau vì tính chất đáng tin cậy của sử liệu trước kém tính chất đáng tin cậy của sử liệu sau [Lịch sử truyền thuyết Trung Quốc, tr.4]. Và nguyên nhân của tình trạng đó đã được các nhà nghiên cứu tổng kết như sau: Trước kia, nước ta chia sách vờ ra thành 4 loại lớn: Kinh, Sử, Từ, Tập. Trừ Tập là bộ sách khôns có quan hệ gì lắm đến cổ sử thì uy quyền cao nhất là Kinh, sau đó là chính sử. Còn như các pho sách Chư Tử của Tiên Tần, Lưỡng Hán 1. Lịch sứ truyền thuyết Trung Quốc, Tư liệu dịch từ tiếng Trung Quốc. Thư viện Viện Văn học, tr.3. 124 Chương 2. Văn bản hóa truyền thuyết dân gian.. có giữ được một số tài liệu cổ sử nhưng phải đem tiêu chuẩn kinh và chính sử để quyết định bỏ đi hay sử dụng những tư liệu đó, có nghĩa là, phù hợp với kinh sử là chân, không phù hợp với kinh sử là ngụy [Lịch sử truyền thuyết Trung Quốc, tr.6]. Đối với lịch sử Trung Quốc, những truyền thuyết được đưa vào địa vị Kinh là Tam hoàng, Ngũ Đe. Ngoài ra, hầu hết những truyền thuyết khác đều bị rơi rụng và khô héo dần. Tác giả cuốn Lịch sử văn học Trung Quốc nhắc đến tình trạng trọng kinh sử như sau: Sách vở thời xã hội nô lệ Trung Quốc bảo tồn không được nhiều, ngoài Kinh Thi ra, chỉ còn một ít chương đoạn trong Dịch Quái Hào Từ... Cũng còn một ít tư liệu lịch sử nhưng đều qua bàn tay gia công của người đời sau. Thời bấy giờ học vấn ở nhà quan, không có trước thuật tư nhân mà các sử quan lại chỉ chú trọng ghi chép sự thật nên thần thoại và truyền thuyết không được coi trọng1. Đến đầu thế kỉ XX, phái nghi cổ trong sử học xuất hiện đã dám đụng đến uy quyền tối thượng của Kinh và cố gang dựng lại thời đại ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Truyền thuyết dân gian Việt Nam Đặc trưng thể loại truyền thuyết Văn bản hóa truyền thuyết Văn xuôi trung đại Văn học hóaTài liệu liên quan:
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam
177 trang 18 0 0 -
Hiện tượng dự báo thông qua Lên Đồng trong văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam
11 trang 18 0 0 -
Motif người hóa đá/đá hóa người trong truyền thuyết dân gian Việt Nam
9 trang 15 0 0 -
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam
52 trang 15 0 0 -
Đặc trưng thể loại và việc văn bản hóa truyền thuyết dân gian việt nam: phần 1
201 trang 15 0 0 -
Mô típ sinh đẻ thần kỳ thể hiện quá trình phát triển của nhân loại
6 trang 14 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 trang 14 0 0 -
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Yên Hòa
2 trang 14 0 0 -
Nét đặc sắc trong thủ pháp kể chuyện của Vũ Trinh qua Lan Trì kiến văn lục
4 trang 13 0 0 -
Đặc trưng thể loại truyền thuyết dân gian Việt Nam: Phần 1
123 trang 13 0 0