Danh mục

ĐẠI BỔ ÂM HOÀN

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 108.85 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thành phần:Hoàng bá sao 16gThục địa (chưng rượu) 24g Tri mẫu (rượu sao) 16gQuy bản (tẩm giấm nướng) 24g Cách dùng: Tất cả tán bột mịn hòa với nước tủy xương sống lợn đun chín, luyện mật, làm hoàn theo tỷ lệ trên, làm nhiều ít tùy ý. Mỗi lần uống 8 12g, vào sáng tối 2 lần. Có thể làm thang sắc uống. Tác dụng: Tư âm giáng hỏa.Giải thích bài thuốc:Là bài thuốc chủ yếu để tư thận âm, giáng hư hỏa, chữa chứng âm hư nội nhiệt.Trong bài:·Hoàng bá: đắng hàn tả thanh hỏa. Tri mẫu:...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐẠI BỔ ÂM HOÀN ĐẠI BỔ ÂM HOÀN (Đan Khê tâm pháp)Thành phần: Hoàng bá sao 16g Thục địa (chưng rượu) 24g Tri mẫu (rượu sao) 16g Quy bản (tẩm giấm nướng) 24gCách dùng: Tất cả tán bột mịn hòa với nước tủy xương sống lợn đun chín,luyện mật, làm hoàn theo tỷ lệ trên, làm nhiều ít tùy ý. Mỗi lần uống 8 -12g, vào sáng tối 2 lần. Có thể làm thang sắc uống.Tác dụng: Tư âm giáng hỏa.Giải thích bài thuốc:Là bài thuốc chủ yếu để tư thận âm, giáng hư hỏa, chữa chứng âm hư nộinhiệt.Trong bài: Hoàng bá: đắng hàn tả thanh hỏa. · Tri mẫu: thanh hư nhiệt. · Thục địa: tư bổ thận âm. · Qui bản: tư âm tiềm dương, thêm tủy sống heo để bổ tinh giảm bớt · tính táo và đắng của Tri mẫu, Hoàng bá.Các vị cùng dùng có tác dụng tư âm giáng hỏa.Ứng dụng lâm sàng:Trên lâm sàng bài thuốc chủ yếu trị các chứng âm hư nội nhiệt biểu hiện sốtvề chiều, ra mồ hôi trộm, lòng bàn tay bàn chân nóng. Nếu nhiệt thươngphế lạc làm cho ho ra máu. Nếu hư nhiệt ảnh hưởng đến tỳ vị sinh ra chứngtiêu khát. Trường hợp ra mồ hôi trộm nhiều gia Mẫu lệ, Lá dâu, Phù tiểu mạch, 1. Rễ lúa nếp để dưỡng âm liễm hãn. Trường hợp bệnh lao ho ra máu gia Tiên hạc thảo, Trắc bá diệp, Cỏ 2. nhọ nồi, A giao để dưỡng âm, chỉ khái, cầm máu. Trường hợp khát nước uống nước nhiều gia Thạch hộc, Thiên hoa 3. phấn, Sa sâm để dưỡng vị âm chỉ khát.Chú ý: Bài thuốc không nên dùng đối với bệnh nhân tỳ vị hư nhược, ănkém, tiêu lỏng.

Tài liệu được xem nhiều: