Danh mục

Đại cương Bịnh mất ngủ kinh niên

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 130.37 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bịnh mất ngủ có phổ biến hay không? Bịnh mất ngủ xảy ra rất thường xuyên ở mọi lứa tuổi. Những thống kê cho ta biết rằng có khoảng 1/3 dân chúng có triệu chứng giấc ngủ bị xáo trộn. Khoảng chừng 9% tới 15% dân chúng than phiền có triệu chứng buồn ngủ và mệt mỏi trong ngày vì thiếu ngủ. Thống kê bịnh nhân đi khám bác sĩ gia đình cho thấy rằng có tới 50% bịnh nhân bị mất ngủ vì nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên số bịnh nhân khai bịnh mất ngủ là...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đại cương Bịnh mất ngủ kinh niên Bịnh mất ngủ kinh niên Bịnh mất ngủ có phổ biến hay không? Bịnh mất ngủ xảy ra rất thường xuyên ở mọi lứa tuổi. Những thống kêcho ta biết rằng có khoảng 1/3 dân chúng có triệu chứng giấc ngủ bị xáotrộn. Khoảng chừng 9% tới 15% dân chúng than phiền có t riệu chứng buồnngủ và mệt mỏi trong ngày vì thiếu ngủ. Thống kê bịnh nhân đi khám bác sĩgia đình cho thấy rằng có tới 50% bịnh nhân bị mất ngủ vì nhiều lý do khácnhau. Tuy nhiên số bịnh nhân khai bịnh mất ngủ là nguyên nhân chính chỉcó chừng 1%. Như thế người bịnh mất ngủ thì nhiều nhưng được trị liệuđúng mức thì hiếm hoi. Sở dĩ như thế là vì người ta coi thường triệu chứngmất ngủ và hiểu sai lầm rằng mất ngủ là chuyện bình thường ở xã hội hiệnđại. Người ta không hiểu rằng mất ngủ kinh niên sẽ là nguyên nhân dẫn đếnnhiều bịnh khác sau này. Thường gặp ở những lứa tuổi nào? Nguyên do mất (thiếu) ngủ ở trẻ vị thành niên là do học hành căngthẳng, thức khuya vào mạng Internet để “chat” với bạn bè hoặc do lạm dụngxì ke ma túy hay rượu chè. Mất ngủ ở tuổi trung niên do căng thẳng trong sởlàm, buồn phiền gia đình hay do bịnh tật và thuốc men gây ra. Phụ nữ ở thờikỳ mãn kinh thường hay mất ngủ. Cũng có người bị mất ngủ vào thời kỳtrước khi có kinh, những người đó thường hay bị chứng Pre-menstrualDysphoric disorder (cau có trước khi có kinh do xáo trộn Estrogen). Mất ngủở người cao niên thường do cấu trúc giấc ngủ bị tuổi già thay đổi, bị đaunhức, bị trầm cảm và bị bịnh lãng trí Alzheimer. Phân loại bịnh mất ngủ như thế nào? Bịnh mất ngủ được phân loại ra 3 nhóm. Mất ngủ ngắn hạn (transientinsomnia) xảy ra vài đêm trong tuần và sau đó bịnh nhân ngủ lại bìnhthường. Mất ngủ từng chập (intermittent insomnia) cũng như mất ngủ ngắnhạn nhưng xảy ra từng hồi. Mất ngũ kinh niên (chronic insomnia) là triệuchứng mất ngủ hầu như xảy ra hàng đêm và kéo dài hơn một tháng. Bịnhmất ngủ còn được phân loại thành bịnh mất ngủ chính (primary insomnia) vàbịnh mất ngủ phụ (secondary insomnia) cũng được gọi là bịnh mất ngủ kèmtheo bịnh khác (comorbid insomnia). Ngoài ra còn có những phân loại dựatrên thời gian mà triệu chứng mất ngủ xảy ra. Mất ngủ đầu hôm (earlyinsomnia): bịnh nhân không vổ giấc ngủ được sau hơn 30 phút. Mất ngủgiữa hôm (middle insomnia): bịnh nhân không giữ giấc ngủ được, ngủkhông sâu, thường hay thức nhiều chập trong đêm. Mất ngủ trễ (lateinsomnia): bịnh nhân thức rất sớm và không ngủ trở lại được. Hiện nay, cáckhoa học gia không dựa trên tổng số giờ ngủ để chẩn bịnh mất ngủ. Thí dụnhư có người nào đó ngủ một đêm chỉ cần 4 tới 5 tiếng mà thức dậy cảmthấy đã ngủ đủ, nguyên ngày không mệt thì không mắc phải bịnh mất ngủ. Cấu trúc của giấc ngủ như thế nào? Muốn hiểu tại sao bịnh mất ngủ có tầm quan trọng ảnh hưởng cuộcsống hàng ngày, ta thử tìm hiểu cấu trúc của giấc ngủ (sleep architecture).Giấc ngủ được chia làm 2 phần chính là giấc ngủ REM và giấc ngủ non-REM. REM viết tắt cho “Rapid Eyes Movements”. Giấc ngủ REM thườngxảy ra khi ta mơ, lúc đó mắt người ngủ đảo qua đảo lại như thể họ đang theodõi một diễn biến xảy ra trước mặt. Khi ta di vào giấc ngủ REM thì các bắpthịt tay chân bị tê liệt không nhút nhích được. Sở dĩ thiên nhiên cấu tạo nãobộ ta như thế để bảo vệ giấc ngủ, không cho ta cử động khi nằm mơ thấynhững cảnh bạo động. Hầu hết những giấc mơ và ác mộng xảy ra vào giaiđoạn REM này. Giấc mơ giúp ta giải tỏa những căng thẳng tình cảm giúp tađược thoải mái khi tỉnh giấc ngủ. Khi ta mất ngũ kinh niên thì những ứ đọngcủa tình cảm căng thẳng sẽ dễ tạo ra những bịnh tâm thần như lo âu quá độ(generalized anxiety disorder) hay bịnh trầm cảm (major depression). Giấc ngủ non-REM thì được chia làm 4 giai đoạn (stage). Giai đoạn 1và 2 là giấc ngủ nông cạn không tạo sự sản khoái được. Ðây là giai đoạn tamới ngủ, tuy mắt nhấm nhưng ta còn nghe biết hoàn cảnh chung quanh. Khiđi vào giai đoạn 3 và 4 thì ta ngủ say hơn, nếu có ai gọi ta thức dậy vào giaiđoạn này thì phải đợi một thời gian sau ta mới thức tỉnh hoàn toàn. Giaiđoạn 3 và 4 hết sức cần thiết cho cơ thể tái tạo năng lực và điều hòa các chấtnội tiết (hormones) trong cơ thể ta. Cấu trúc bình thường của giấc ngủ là người ngủ từ từ đi vào giai đoạn1 đến 4 của Non-REM và sau đó kèm theo REM. Mỗi chu kỳ như vậy xảy rađộ 90 đến 110 phút và lập đi lập lại 4 đến 6 lần mỗi đêm. Khi gần sáng thìgiấc ngủ non-Rem giảm và REM tăng lên để chuẩn bị cho cơ thể hoạt độngtrong một ngày mới. Những gì làm xáo trộn chu kỳ giấc ngủ có thể gây rabịnh mất ngủ. Những xáo trộn của cấu trúc giấc ngủ Trẻ vị thành niên mới lớn do kích thích tố mất quân bình thường haycó triệu chứng “ma đè”. Người ngủ nằm mơ thấy ác mộng lúc thức dậyngười không cựa quậy được nên rất sợ hãi tưởng như có ai đè nặng lên thânmình. Thật ra lúc đó các bắp thịt bị tê liệt do giấc ngủ ...

Tài liệu được xem nhiều: