Thăm khám thực thể: Sốt chỉ là một triệu chứng và nhiều khi lại là triệu chứng phụ của nhiều bệnh. Do vậy, khi thăm khám một bệnh nhân sốt phải tỷ mỷ và toàn diện để tìm ra những triệu chứng “đặc trưng” của từng bệnh, đó là những triệu chứng rối loạn chức năng và những triệu chứng tổn thương thực thể.6.3.1. Những rối loạn chức năng: - Trạng thái tâm thần kinh: Bệnh nhân có thể có những biểu hiện như nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, mất ngủ... Ở những trường hợp nhiễm trùng-nhiễm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đại cương sốt (Kỳ 5) Đại cương sốt (Kỳ 5) 6.3. Thăm khám thực thể: Sốt chỉ là một triệu chứng và nhiều khi lại là triệu chứng phụ của nhiềubệnh. Do vậy, khi thăm khám một bệnh nhân sốt phải tỷ mỷ và toàn diện để tìm ranhững triệu chứng “đặc trưng” của từng bệnh, đó là những triệu chứng rối loạnchức năng và những triệu chứng tổn thương thực thể. 6.3.1. Những rối loạn chức năng: - Trạng thái tâm thần kinh: Bệnh nhân có thể có những biểu hiện như nhứcđầu, chóng mặt, hoa mắt, mất ngủ... Ở những trường hợp nhiễm trùng-nhiễm độcnặng, có thể có những biểu hiện như mê sảng, tay bắt chuồn chuồn hoặc hôn mê.Một số trường hợp khác lại có những triệu chứng kích thích, co giật... - Tình trạng hô hấp: thông thường sốt đi đôi với tăng nhịp thở (sốt tăng 1OCthì nhịp thở trong một phút tăng lên 2-3 lần). Nếu có cản trở hô hấp thì bệnh nhânsẽ biểu hiện khó thở phải rướn người lên, rút lõm hố trên đòn, cánh mũi phậpphồng ở trẻ em, môi tím tái do thiếu ôxy. Ở nhiều bệnh có thể có ho ra đờm hoặckhái huyết... - Tình trạng tim mạch: sốt đi đôi với nhịp tim nhanh, thường thì tăng 10Cthì nhịp tim sẽ tăng lên 10-15 ck/phút (trừ một số bệnh nhịp tim tăng rất ít khôngtương ứng với tăng nhiệt độ gọi là tình trạng mạch-nhiệt phân ly như trong bệnhthương hàn, sốt mò). Những biểu hiện nặng hoặc biến chứng của các bệnh thườngkèm theo với mạch nhanh và huyết áp tụt. - Tình trạng tiêu hoá: rối loạn chức năng các hệ thống tiêu hoá thường biểuhiện bằng các triệu chứng như nôn, đi ỉa lỏng, đi kiết lỵ hoặc táo bón. Một số bệnhlý hoặc biến chứng của bệnh gây xuất huyết ống tiêu hoá có thể đi ngoài ra máuhoặc nôn ra máu. Màu sắc và tình trạng của máu cũng có thể gợi ý vị trí xuất huyếthoặc căn nguyên bệnh. - Tình trạng tiết niệu: sốt thường kèm theo với đi tiểu ít. Số lượng và màusắc nước tiểu nhiều khi cũng gợi ý về căn nguyên bệnh. Mặt khác, số lượng nướctiểu ít (thiểu niệu) hoặc không có nước tiểu (vô niệu) là triệu chứng nặng củabệnh. Một số bệnh lý có thể gây nên đái buốt, đái dắt, hoặc đái ngắt ngừng. 6.3.2. Khám phát hiện các triệu chứng thực thể: Phải kiểm tra kỹ các tổn thương ở da, niêm mạc, móng tay, móng chân. Sờnắn hệ thống hạch lympho ngoại vi xem có sưng to lên không. Nghe kỹ tim, phổiđể phát hiện những tạp âm bệnh lý. Sờ gan, sờ lách theo tư thế thẳng và nghiêngđể xem kích thước có to lên không. Chú ý kiểm tra kỹ xem có khối u nào trong ổbụng không. Thăm khám trực tràng và các bộ phận trong tiểu khung của phụ nữ đểcó thể phát hiện khối u hoặc áp xe. Kiểm tra tinh hoàn ở nam giới để phát hiện uhoặc nang. Tóm lại: trước một bệnh nhân sốt, nhất là sốt không rõ nguyên nhân thìkhám bệnh phải rất tỷ mỷ tất cả các cơ quan bộ phận, không được bỏ sót phần nào. 6.4. Chỉ định một số xét nghiệm ban đầu: Những xét nghiệm ban đầu cần làm là những xét nghiệm có tính địnhhướng để tìm nguyên nhân. Tùy theo những triệu chứng rối loạn chức năng và cáctriệu chứng thực thể khám được mà chỉ định xét nghiệm ban đầu. Một số xétnghiệm thường quy hay làm là: - Công thức máu và tốc độ máu lắng: số lượng hồng cầu, bạch cầu, côngthức bạch cầu và tốc độ máu lắng thường là những chỉ tiêu định hướng quan trọngđầu tiên, nhất là trong các bệnh nhiễm khuẩn. Xét nghiệm này hầu như bao giờcũng phải làm ở những bệnh nhân có sốt. - Chiếu hoặc chụp tim-phổi thẳng và nghiêng để phát hiện những hình ảnhtổn thương mà nhiều khi khám lâm sàng không phát hiện được. Mặt khác, tổnthương ở phổi cũng hay gặp ở nhiều bệnh lý khác nhau, do vậy hình ảnh X quangsẽ là gợi ý để chẩn đoán căn nguyên. - Xét nghiệm vi sinh vật và miễn dịch: khi nghĩ đến một bệnh nhiễm khuẩnthì có thể làm một số xét nghiệm đơn giản ban đầu để tìm mầm bệnh như: lấy máutìm ký sinh trùng sốt rét, cấy máu khi bệnh nhân sốt cao; cấy phân khi có rối loạntiêu hoá, cấy đờm khi có ho v.v... làm tiêu bản máu, phân, nước tiểu, đờm, nhuộmvà soi kính hiển vi cũng có thể tìm thấy một số vi khuẩn. Trong một số bệnh nhiễm khuẩn có thể làm một số xét nghiệm huyết thanh(xét nghiệm theo nguyên lý miễn dịch học) để tìm các dấu ấn (markers) của mầmbệnh như: thương hàn, phản ứng Martin-Pettit để chẩn đoán bệnh do Leptospira,phản ứng Weil-Felix để chẩn đoán bệnh do Rickettsia tsutsugamushi...và nhiều xétnghiệm tìm kháng nguyên và kháng thể của các mầm bệnh khác. - Xét nghiệm nước tiểu: tìm protein và tế bào trong nước tiểu đôi khi cũngcho hướng đi tới xác định căn nguyên. Sau khi đã có kết quả khám lâm sàng và dựa trên những kết quả xét nghiệmban đầu để định hướng chẩn đoán, từ đó có những chỉ định xét nghiệm chuyên sâuvà thăm dò bằng các xét nghiệm kỹ thuật cao. 7. Xử lý sốt. Sốt nhẹ và vừa thường không gây tác hại, bản thân người bệnh cũng khôngcảm thấy khó chịu ...