Danh mục

Đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi - một số vấn đề cần nghiên cứu và hoàn thiện

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 502.11 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết này, tác giả sẽ phân tích, đánh giá thực trạng quy định pháp luật và đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi trong TTHS.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi - một số vấn đề cần nghiên cứu và hoàn thiện ĐẢM BẢO QUYỀN BÀO CHỮA CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO LÀ NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI – MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU VÀ HOÀN THIỆN Phạm Thị Linh Trang Tóm tắt: Người dưới 18 tuổi với đặc trưng hình thái tâm lý chưa hoàn thiện, dễ bịtổn thương, được xem là một chủ thể đặc biệt trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, baogồm pháp luật về Tố tụng hình sự. Hơn hết, với tư cách là bị can, bị cáo trong vụ án hìnhsự, người dưới 18 tuổi rất dễ bị ảnh hưởng, tác động tiêu cực. Hệ thống pháp luật ViệtNam được xây dựng với tinh thần nhân đạo, đề cao việc bảo vệ quyền con người nóichung và quyền của người dưới 18 tuổi nói riêng. Kế thừa và phát huy tinh thần trên,pháp luật TTHS đã có những quy định để hiện thực hóa việc đảm bảo quyền của ngườidưới 18 tuổi. Trong đó, “quyền bào chữa” là một trong các quyền cốt lõi, có ý nghĩa rấtlớn trong việc bảo vệ quyền của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi trong Tố tụng hìnhsự. Trong bài viết này, tác giả sẽ phân tích, đánh giá thực trạng quy định pháp luật và đềxuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bịcáo là người dưới 18 tuổi trong TTHS. Từ khóa: quyền bào chữa, bị can, bị cáo, người dưới 18 tuổi. 1. Một số vấn đề lý luận về quyền bào chữa Quyền bào chữa là một quyền Hiến định, được quy định tại Điều 31 của Hiến phápViệt Nam – văn bản pháp lý có giá trị cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Trêncơ sở đó, các Nhà lập pháp Việt Nam đã xây dựng nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữacủa người bị buộc tội cũng được xây dựng với tư cách là một trong 27 nguyên tắc cơ bảnđược quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015, nhằm hướng đến xâydựng một môi trường tố tụng khách quan, công bằng và nhân đạo. Tất cả những điều trênđã phản ánh phần nào tính công bằng, dân chủ và xã hội chủ nghĩa mà Nhà nước ViệtNam luôn hướng đến. Hiện nay, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào có quy định thống nhất về kháiniệm của quyền bào chữa. Tuy nhiên, dựa trên các đặc trưng của quyền bào chữa, nhiềutác giả đã xây dựng khái niệm về quyền bào chữa trong nhiều công trình nghiên cứu.Theo Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam của trường Đại học Luật Hà Nội thì:“Quyền bào chữa là tổng thể các quyền pháp luật quy định cho phép người bị buộc tội sửdụng nhằm bác bỏ một phần hoặc toàn bộ sự buộc tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sựđối với họ”1. Trong khi đó, tại một văn bản khác, khái niệm quyền bào chữa được ghinhận như sau: “Quyền bào chữa đó là việc người bị buộc tội và người bào chữa áp dụngcác biện pháp và thực hiện các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định để chống lại sự Chuyên viên pháp lý Công ty Luật TNHH MTV AMI. Email: trangptl0610@gmail.com.1 PGS.TS. Hoàng Thị Minh Sơn (Chủ biên), Giáo trình “Luật tố tụng Hình sự Việt Nam”, Trường Đại học Luật HàNội, Nxb. Công an nhân dân, năm 2018. 43buộc tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự”2. Tuy mỗi khái niệm được xây dựngbằng các chất liệu ngôn từ khác nhau nhưng đều khẳng định mục đích mà quyền bàochữa hướng đến là giúp người bị buộc tội chống lại sự buộc tội hoặc giảm nhẹ tráchnhiệm hình sự. Qua đó, dựa trên quy định của pháp luật và sự tiếp thu có chọn lọc cáckhái niệm quyền bào chữa được nêu trong các công trình nghiên cứu có liên quan, có thểhiểu “Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi là tất cả các quyền của bịcan, bị cáo và người bào chữa mà pháp luật quy định cho phép áp dụng các hoạt động tốtụng để làm sáng tỏ những tình tiết chứng minh sự vô tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệmhình sự của bị can, bị cáo”. Thông qua khái niệm trên và các quy định pháp luật hiện hành, tác giả nhận thấyquyền bào chữa của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi có những đặc điểm chính dướiđây: - Chủ thể thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, baogồm: bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi và người bào chữa. Trong đó, bị can, bị cáophải là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi. Người bào chữa cho người dưới 18 tuổi cóthể là Luật sư, người đại diện của người dưới 18 tuổi, trợ giúp viên pháp lý. - Về thời điểm áp dụng. Trong khi quyền bào chữa nói chung có thể phát sinh ngaytừ thời điểm bị bắt (trong trường hợp bắt quả tang) thì quyền bào chữa của bị can được ápdụng từ thời điểm ban hành quyết định khởi tố bị can và được áp dụng từ thời điểm banhành quyết định đưa vụ án ra xét xử đối với bị cáo. Theo đó, quyền bào chữa của bị can,bị cáo sẽ phát sinh muộn hơn so với quyền bào chữa của người bị buộc tội nói chung. - Bị can, bị cáo được thực hiện các quyền cụ thể được pháp luật quy định để bảo vệquyền và lợi ích chính đáng của mình trước cơ quan và người tiến hành tố tụng đồng thờilà người đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can hoặc đã quyết định truy tố và đưa vụ ánra xét xử, bao gồm cả quyền họ được chứng minh mình không có tội hoặc những tình tiếtgiảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Quyền bào chữa có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tố tụng hình sự, không chỉ đốivới bị can, bị cáo mà còn đối với chính cơ quan và người tiến hành tố tụng, nhà nướcViệt Nam: Đối với bị can, bị cáo, quyền bào chữa là công cụ thực hiện quyền con người.Thông qua quyền bào chữa, bị can, bị cáo được phát biểu ý kiến, được biện hộ, giải thíchcho hành vi của mình. Hơn hết, bị can, bị cáo còn được tự mình đưa ra các bằng chứng,lập luận để phủ nhận, bác bỏ một phần hoặc toàn bộ sự buộc tội của cơ quan tiến hành tốtụng. Từ đó, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong tố tụng hình sự. Đặcbiệt đối với bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, quyền bào chữa còn mang lại những ý2 TS. Nguyễn Ngọc Kiện (Chủ biên), Giáo trình Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam, Trường Đại học Luật, Đại họcHuế, Nxb. T ...

Tài liệu được xem nhiều: