Thông tin tài liệu:
Bảo đảm tín dụng là thiết lập các cơ sở kinh tế và pháp lý tạo điều kiện
cho ngân hàng thỏa mãn nhu cầu thu hồi tín dụng đã cấp trong trường hợp
người đi vay không thực hiện trả nợ theo quy định. Giảm bớt tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng vì một lý do nào đó
không thực hiện thanh toán được nợ cho ngân hàng. Giúp ngân hàng có
nguồn thu nợ thứ hai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đảm bảo tín dụng là gì? Các hình thức đảm bảo tín dụng
Bài thảo luận Tiền Tệ Ngân Hàng
BÀI TẬP NHÓM: HERO
LỚP: TC2.2
CHỦ ĐỀ: Đảm bảo tín dụng là gì? Các hình thức đảm bảo tín dụng.
NỘI DUNG:
I. Những vấn đề chung về đảm bảo tín dụng:
1.Khái niệm :
2. Ý nghĩa của bảo đảm tín dụng:
3. Các đặc trưng của tài sản đảm bảo tiền vay:
II. Các hình thức đảm bảo tín dụng:
1. Thế chấp tài sản:
2. Cầm cố tài sản:
3. Bảo lãnh:
4. So sánh giữa cầm cố tài sản và thế chấp tài sản:
............................. ...................................
I. Những vấn đề chung về đảm bảo tín dụng:
1. Khái niệm :
Bảo đảm tín dụng là thiết lập các cơ sở kinh tế và pháp lý tạo điều kiện
cho ngân hàng thỏa mãn nhu cầu thu hồi tín dụng đã cấp trong trường h ợp
người đi vay không thực hiện trả nợ theo quy định.
2. Ý nghĩa của bảo đảm tín dụng:
GVHD: Trần Thị Thục Quyên
Nhóm Hero Trang 1/11
Bài thảo luận Tiền Tệ Ngân Hàng
- Giảm bớt tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng vì một lý do nào đó
không thực hiện thanh toán được nợ cho ngân hàng. Giúp ngân hàng có
nguồn thu nợ thứ hai.
- Gắn trách nhiệm vật chất của người đi vay trong quá trình sử dụng vốn.
Làm động lực thúc đẩy khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Nếu không
trả được nợ sẽ sẽ mất tài sản và tốn kém chi phí nhiều hơn.
- Bổ sung điều kiện để khách hàng được vay vốn.
3. Các đặc trưng của tài sản đảm bảo tiền vay:
- Giá trị của tài sản đảm bảo phải lớn hơn nghĩa vụ được đảm bảo.
- Tài sản phải dễ tiêu thụ trên thị trường.
- Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quy ền ưu tiên v ề x ử lý tài
sản.
II. Các hình thức đảm bảo tín dụng:
Thế chấp tài sản (Mortgage).
Cầm cố tài sản.
Nghiệp vụ cho vay theo bảo lãnh.
Bảo đảm tiền vay hình thành bằng tài sản từ vốn vay.
Cho vay không có bảo đảm tài sản.
1. Thế chấp tài sản:
1.1. Khái niệm:
GVHD: Trần Thị Thục Quyên
Nhóm Hero Trang 2/11
Bài thảo luận Tiền Tệ Ngân Hàng
Thế chấp tài sản là hình thức đảm bảo tín dụng mà tài s ản th ế ch ấp là b ất
động sản, do người vay vốn hoặc người thứ 3 trực tiếp n ắm gi ữ, còn ngân
hàng chỉ giữ giấy tờ sở hữu và văn thư thế chấp tài sản.
1.2. Tài sản thế chấp:
Đối tượng của thế chấp tài sản là bất động sản: nhà c ửa, đ ất đai, công
trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các loại tài sản g ắn li ền v ới nhà ở,
công trình xây dựng trên đất…Những bất động sản có tham gia bảo hiểm
thì giá trị hợp đồng bảo hiểm cũng thuộc tài sản thế chấp.
1.3. Đặc điểm của thế chấp tài sản:
Người thế chấp không chuyển giao bất động sản cho người nhận th ế
chấp, mà chỉ chuyển giao giấy tờ sở hữu và văn thư th ế ch ấp tài sản. Ngay
bản thân việc chuyển giao giấy tờ sở hữu cũng chia là 2 loại tùy theo s ự
thỏa thuận giữa người thế chấp và người nhận thế chấp :
- Người thế chấp chuyển giao quyền sở hữu bất động sản cùng văn th ư
thế
chấp cho ngân hàng.
-Người thế chấp chuyển giao giấy tờ sở hữu bất động sản cùng văn th ư
thế
chấp cho ngân hàng.
Người trực tiếp quản lý bất động sản là người thế chấp hoặc người thứ
3.
1.4 Thủ tục và hình thức thế chấp:
Bên thế chấp tài sản: căn cứ vào nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh
doanh tiến hành đàm phán sơ bộ với ngân hàng. Nếu được ngân hàng đ ồng
ý thì tiến hành các thủ tục sau đây:
GVHD: Trần Thị Thục Quyên
Nhóm Hero Trang 3/11
Bài thảo luận Tiền Tệ Ngân Hàng
- Làm đơn xin vay.
- Lập giấy cam kết thế chấp tài sản (văn bản thế chấp).
Về phía ngân hàng (bên nhận thế chấp): khi nhận văn bản cam kết, cần
bố trí cán bộ nhân viên tiến hành xác minh và đánh giá tài sản thế chấp:
- Xác định vị trí, địa điểm lắp đặt.... của tài sản thế chấp.
- Định giá tài sản thế chấp.
- Quyền sở hữu tài sản.
1.5. Các loại thế chấp tài sản:
Căn cứ vào tính chất pháp lý thì chia th ế ch ấp tài s ản thành 2 lo ại là th ế
chấp pháp lý và thế chấp công bằng.
Thế chấp pháp lý là hình thức thế chấp mà trong đó khách hàng vay
-
vốn
chuyển giao quyền sở hữu tài sản thế chấp cho ngân hàng. Vì vậy,
khi khách hàng không hoàn trả theo thỏa thuận của hợp đồng thì ngân
hàng với tư cách là trái chủ thể được quyền bán tài sản để thu hồi nợ
mà không cần các chủ thể tố tụng để nhờ sự can thiệp của tòa án.
- Thế chấp công bằng là hình thức mà người thế chấp chỉ giao cho ngân
hàng giữ giấy tờ sở hữu bất động sản thế chấp để làm đảm bảo cho
khoản tín dụng được cấp. Khi người đi vay không thực hiện được nghĩa
vụ theo hợp đồng thì việc xử lý tài sản phải dựa trên cơ sở thỏa thuận
giữa người đi vay và người cho vay hoặc phải nhờ đến sự ...