Dẫn liệu bước đầu về thân mềm chân bụng (gastropoda) khu vực Tràng An cổ, Trường Yên, Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 692.98 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài báo này cung cấp dẫn liệu ban đầu về nhóm Thân mềm Chân bụng ở nước và ở cạn trong khu vực Tràng An cổ, góp phần vào điều tra đa dạng sinh học ở một nơi vừa có địa hình cảnh quan đặc trưng, vừa là nơi du lịch tâm linh quan trọng của nước ta.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dẫn liệu bước đầu về thân mềm chân bụng (gastropoda) khu vực Tràng An cổ, Trường Yên, Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Natural Sci., 2014, Vol. 59, No. 4, pp. 106-113 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DẪN LIỆU BƯỚC ĐẦU VỀ THÂN MỀM CHÂN BỤNG (GASTROPODA) KHU VỰC TRÀNG AN CỔ, TRƯỜNG YÊN, HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH Đỗ Văn Nhượng, Đỗ Ngọc Huyền và Lưu Thị Thanh Hương Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Nghiên cứu về Thân mềm Chân bụng ở nước và trên cạn khu vực Tràng An được thực hiện 2 đợt từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 7 và từ ngày 5 đến ngày 9 tháng 10 năm 2013. Kết quả đã phát hiện 59 loài thuộc 23 họ, 41 giống, 2 phân lớp. Số loài của phân lớp Prosobranchia đa dạng hơn Pulmonata. Tỉ lệ các loài Chân bụng ở cạn nhiều hơn ở nước, nhìn chung đa dạng các đơn vị phân loại bậc họ và giống, ít đa dạng bậc loài. Sinh cảnh tự nhiên trên cạn có số loài phong phú hơn sinh cảnh nhân tác, trong môi trường nước hai sinh cảnh có số loài như nhau. Loài di nhập như ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata, P. bridgesi) đã ảnh hưởng rất lớn đến phân bố của các loài ốc nhồi, ốc bươu (Pila polita, P. conica) trong cùng họ Ampullaridae. Từ khóa: Thân mềm Chân bụng, thành phần loài, phân bố, Tràng An, Ninh Bình.1. Mở đầu Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) là nhóm xuất hiện rất sớm, từ Đại cổ sinh(Paleozoi), cách nay khoảng 570 triệu năm, phồn thịnh vào thời kì Tân sinh (Kainozoi).Chân bụng là lớp đa dạng nhất trong ngành Thân mềm (Mollusca), có 3 phân lớp Mangtrước, Mang sau và Có phổi. Chân bụng có cả các đại diện ở môi trường nước và môitrường cạn. Phân lớp Có phổi (Pulmonata) và một số họ Mang trước (Prosobranchia) chủyếu sống ở môi trường trên cạn. Tuy nhiên một số loài (họ Planorbidae, Lymnaeidae)thuộc Có phổi, nhưng lại sống ở môi trường nước. Thân mềm Chân bụng trên cạn gặpnhiều trong các khu vực núi đá vôi, cả về số lượng loài và số lượng cá thể, chúng cầncanxi để tạo vỏ. Một số loài hoàn toàn trong giới hạn khu vực núi đá vôi. Vì vậy có thểcoi là nhóm chỉ thị cho đa dạng động vật không xương sống vùng núi đá vôi. Do cấu trúc vỏ là lớp đá vôi, được lưu giữ khá dài trong môi trường, Chân bụng cóý nghĩa quan trọng để xác định các thời kì địa chất và lịch sử phát triển của con ngườitrong khảo cổ, nhiều hang động có người tiền sử cũng xuất hiện nhiều vỏ ốc còn lưu lạido người tiền sử dùng làm thức ăn và để lại vỏ. Ngoài ra, giá trị thực phẩm đối với conngười và tác hại trong phá hoại mùa màng rất lớn của Chân bụng cũng là điều đáng lưu ý(ốc bươu vàng, sên trần...).Ngày nhận bài: 7/1/2014. Ngày nhận đăng: 17/4/2014.Tác giả liên lạc: Đỗ Văn Nhượng, địa chỉ e-mail: dvnhuong@hotmail.com.106 Dẫn liệu bước đầu về thân mềm chân bụng (Gastropoda) khu vực Tràng An cổ, Trường Yên,... Hình 1. Sơ đồ vị trí các điểm thu mẫu ở Tràng An cổ, xã Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình Khu vực Tràng An cổ thuộc xã Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình thuộc hệ sinh tháinúi đá vôi, phân hoá khá đa dạng và điển hình với cảnh quan khối núi phân cắt, địa hìnhthuộc vùng karst nổi lên giữa vùng đồng bằng ven biển tương đối bằng phẳng ở miền BắcViệt Nam, có độ cao từ 10 đến 281 m, chân núi là vùng trũng ngập nước theo mùa. Cácđặc điểm về khí hậu và lượng mưa mang đặc điểm khí hậu của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Vùng núi đá vôi này thường được coi là một trong các hệ sinh thái cực đoan, ít cânbằng, điều kiện sống khắc nghiệt, luôn khô và không có khả năng giữ nước, chất dinhdưỡng chỉ giữ lại trong các hốc đá. Xét về năng suất sinh học, có thể thấy nơi đây tốc độtăng trưởng của cây trên núi rất chậm, tuy nhiên thảm thực vật lại có khả năng chống chịucao, phần lớn là cây chịu hạn, rễ bám chắc vào đá để tìm nước và chất dinh dưỡng. Thảmthực vật chịu tác động nhiều của con người, tất cả các vùng đất thấp ở các thung lũng cóthể trồng trọt được đã bị phát quang, trên các núi đá vôi chỉ còn lại các cây bụi, cỏ và dâyleo, hầu như các cây gỗ lớn không còn, đa dạng thấp hơn nhiều so với Cúc Phương gầnđó. Dưới chân núi là vùng đất ngập nước, có chỗ ngập nước quanh năm đã tồn tại nhiềunhóm động vật đáy khá đặc trưng như Giáp xác (cua, tôm), Thân mềm Hai mảnh vỏ (trai,hến), Chân bụng ở nước. Các dẫn liệu về Thân mềm Chân bụng ở Ninh Bình đã có khá nhiều (Cúc Phương,Vân Long, Kim Sơn), tuy nhiên ở khu vực Tràng An cổ vẫn chưa có. Bài báo này cungcấp dẫn liệu ban đầu về nhóm Thân mềm Chân bụng ở nước và ở cạn trong khu vực TràngAn cổ, góp phần vào điều tra đa dạng sinh học ở một nơi vừa có địa hình cảnh quan đặctrưng, vừa là nơi du lịch tâm linh quan trọng của nước ta. 107 Đỗ Văn Nhượng, Đỗ Ngọc Huyền và Lưu Thị Thanh Hương2. Nội dung nghiên cứu2.1. Địa điểm, thời gian và phương pháp nghiên cứu * Địa điểm nghiên cứu: Nhóm tác giả tiến hành thu mẫu được xác định ở khu vựcTràng An cổ, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. * Thời gian nghiên cứu: Tiến hành thu mẫu từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 7 và từngày 5 đến ngày 9 tháng 10 năm 2013. Tổng số mẫu phân tích là 1.530 cá thể. * Phương pháp nghiên cứu: - Các vị trí thu mẫu được đánh dấu trên Hình 1. Chia thành 2 khu vực: + Trên cạn: Các mẫu ốc cạn được thu ở hai sinh cảnh tự nhiên và nhân tác. Sinhcảnh tự nhiên tuy đã bị con người tác động, nhưng không có yếu tố trồng trọt như các núiđá vôi (chân núi, đỉnh núi), hang, hốc đá. Sinh cảnh nhân tác chủ yếu là vườn, đất trồngcủa dân địa phương. + Dưới nước: Các mẫu ốc được thu ở sinh cảnh tự nhiên là các ngòi nước chảy quacác khu vực, sinh cảnh nhân tác là ao, ruộng cấy lúa, đầm sen. - Định loại mẫu vật: + Nhóm Chân bụng ở nước theo các tài liệu của Đặng Ngọc Thanh, Hồ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dẫn liệu bước đầu về thân mềm chân bụng (gastropoda) khu vực Tràng An cổ, Trường Yên, Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Natural Sci., 2014, Vol. 59, No. 4, pp. 106-113 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DẪN LIỆU BƯỚC ĐẦU VỀ THÂN MỀM CHÂN BỤNG (GASTROPODA) KHU VỰC TRÀNG AN CỔ, TRƯỜNG YÊN, HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH Đỗ Văn Nhượng, Đỗ Ngọc Huyền và Lưu Thị Thanh Hương Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Nghiên cứu về Thân mềm Chân bụng ở nước và trên cạn khu vực Tràng An được thực hiện 2 đợt từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 7 và từ ngày 5 đến ngày 9 tháng 10 năm 2013. Kết quả đã phát hiện 59 loài thuộc 23 họ, 41 giống, 2 phân lớp. Số loài của phân lớp Prosobranchia đa dạng hơn Pulmonata. Tỉ lệ các loài Chân bụng ở cạn nhiều hơn ở nước, nhìn chung đa dạng các đơn vị phân loại bậc họ và giống, ít đa dạng bậc loài. Sinh cảnh tự nhiên trên cạn có số loài phong phú hơn sinh cảnh nhân tác, trong môi trường nước hai sinh cảnh có số loài như nhau. Loài di nhập như ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata, P. bridgesi) đã ảnh hưởng rất lớn đến phân bố của các loài ốc nhồi, ốc bươu (Pila polita, P. conica) trong cùng họ Ampullaridae. Từ khóa: Thân mềm Chân bụng, thành phần loài, phân bố, Tràng An, Ninh Bình.1. Mở đầu Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) là nhóm xuất hiện rất sớm, từ Đại cổ sinh(Paleozoi), cách nay khoảng 570 triệu năm, phồn thịnh vào thời kì Tân sinh (Kainozoi).Chân bụng là lớp đa dạng nhất trong ngành Thân mềm (Mollusca), có 3 phân lớp Mangtrước, Mang sau và Có phổi. Chân bụng có cả các đại diện ở môi trường nước và môitrường cạn. Phân lớp Có phổi (Pulmonata) và một số họ Mang trước (Prosobranchia) chủyếu sống ở môi trường trên cạn. Tuy nhiên một số loài (họ Planorbidae, Lymnaeidae)thuộc Có phổi, nhưng lại sống ở môi trường nước. Thân mềm Chân bụng trên cạn gặpnhiều trong các khu vực núi đá vôi, cả về số lượng loài và số lượng cá thể, chúng cầncanxi để tạo vỏ. Một số loài hoàn toàn trong giới hạn khu vực núi đá vôi. Vì vậy có thểcoi là nhóm chỉ thị cho đa dạng động vật không xương sống vùng núi đá vôi. Do cấu trúc vỏ là lớp đá vôi, được lưu giữ khá dài trong môi trường, Chân bụng cóý nghĩa quan trọng để xác định các thời kì địa chất và lịch sử phát triển của con ngườitrong khảo cổ, nhiều hang động có người tiền sử cũng xuất hiện nhiều vỏ ốc còn lưu lạido người tiền sử dùng làm thức ăn và để lại vỏ. Ngoài ra, giá trị thực phẩm đối với conngười và tác hại trong phá hoại mùa màng rất lớn của Chân bụng cũng là điều đáng lưu ý(ốc bươu vàng, sên trần...).Ngày nhận bài: 7/1/2014. Ngày nhận đăng: 17/4/2014.Tác giả liên lạc: Đỗ Văn Nhượng, địa chỉ e-mail: dvnhuong@hotmail.com.106 Dẫn liệu bước đầu về thân mềm chân bụng (Gastropoda) khu vực Tràng An cổ, Trường Yên,... Hình 1. Sơ đồ vị trí các điểm thu mẫu ở Tràng An cổ, xã Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình Khu vực Tràng An cổ thuộc xã Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình thuộc hệ sinh tháinúi đá vôi, phân hoá khá đa dạng và điển hình với cảnh quan khối núi phân cắt, địa hìnhthuộc vùng karst nổi lên giữa vùng đồng bằng ven biển tương đối bằng phẳng ở miền BắcViệt Nam, có độ cao từ 10 đến 281 m, chân núi là vùng trũng ngập nước theo mùa. Cácđặc điểm về khí hậu và lượng mưa mang đặc điểm khí hậu của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Vùng núi đá vôi này thường được coi là một trong các hệ sinh thái cực đoan, ít cânbằng, điều kiện sống khắc nghiệt, luôn khô và không có khả năng giữ nước, chất dinhdưỡng chỉ giữ lại trong các hốc đá. Xét về năng suất sinh học, có thể thấy nơi đây tốc độtăng trưởng của cây trên núi rất chậm, tuy nhiên thảm thực vật lại có khả năng chống chịucao, phần lớn là cây chịu hạn, rễ bám chắc vào đá để tìm nước và chất dinh dưỡng. Thảmthực vật chịu tác động nhiều của con người, tất cả các vùng đất thấp ở các thung lũng cóthể trồng trọt được đã bị phát quang, trên các núi đá vôi chỉ còn lại các cây bụi, cỏ và dâyleo, hầu như các cây gỗ lớn không còn, đa dạng thấp hơn nhiều so với Cúc Phương gầnđó. Dưới chân núi là vùng đất ngập nước, có chỗ ngập nước quanh năm đã tồn tại nhiềunhóm động vật đáy khá đặc trưng như Giáp xác (cua, tôm), Thân mềm Hai mảnh vỏ (trai,hến), Chân bụng ở nước. Các dẫn liệu về Thân mềm Chân bụng ở Ninh Bình đã có khá nhiều (Cúc Phương,Vân Long, Kim Sơn), tuy nhiên ở khu vực Tràng An cổ vẫn chưa có. Bài báo này cungcấp dẫn liệu ban đầu về nhóm Thân mềm Chân bụng ở nước và ở cạn trong khu vực TràngAn cổ, góp phần vào điều tra đa dạng sinh học ở một nơi vừa có địa hình cảnh quan đặctrưng, vừa là nơi du lịch tâm linh quan trọng của nước ta. 107 Đỗ Văn Nhượng, Đỗ Ngọc Huyền và Lưu Thị Thanh Hương2. Nội dung nghiên cứu2.1. Địa điểm, thời gian và phương pháp nghiên cứu * Địa điểm nghiên cứu: Nhóm tác giả tiến hành thu mẫu được xác định ở khu vựcTràng An cổ, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. * Thời gian nghiên cứu: Tiến hành thu mẫu từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 7 và từngày 5 đến ngày 9 tháng 10 năm 2013. Tổng số mẫu phân tích là 1.530 cá thể. * Phương pháp nghiên cứu: - Các vị trí thu mẫu được đánh dấu trên Hình 1. Chia thành 2 khu vực: + Trên cạn: Các mẫu ốc cạn được thu ở hai sinh cảnh tự nhiên và nhân tác. Sinhcảnh tự nhiên tuy đã bị con người tác động, nhưng không có yếu tố trồng trọt như các núiđá vôi (chân núi, đỉnh núi), hang, hốc đá. Sinh cảnh nhân tác chủ yếu là vườn, đất trồngcủa dân địa phương. + Dưới nước: Các mẫu ốc được thu ở sinh cảnh tự nhiên là các ngòi nước chảy quacác khu vực, sinh cảnh nhân tác là ao, ruộng cấy lúa, đầm sen. - Định loại mẫu vật: + Nhóm Chân bụng ở nước theo các tài liệu của Đặng Ngọc Thanh, Hồ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí khoa học Thân mềm Chân bụng Thành phần loài Hệ sinh thái Núi đá vôi Nghiên cứu sinh vật họcTài liệu liên quan:
-
6 trang 302 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 272 0 0 -
149 trang 250 0 0
-
5 trang 234 0 0
-
10 trang 216 0 0
-
8 trang 214 0 0
-
Khảo sát, đánh giá một số thuật toán xử lý tương tranh cập nhật dữ liệu trong các hệ phân tán
7 trang 212 0 0 -
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 208 0 0 -
6 trang 206 0 0
-
Khách hàng và những vấn đề đặt ra trong câu chuyện số hóa doanh nghiệp
12 trang 204 0 0