Danh mục

Dẫn liệu bước đầu về thân mềm chân bụng (gastropoda) thủy sinh khu vực Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.50 MB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo nghiên cứu về thành phần loài và phân bố của Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) thủy sinh nước ngọt ở Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện được 20 loài thuộc 14 giống, 8 họ, 2 phân lớp ốc Mang trước và ốc Có phổi, trong đó có 3 loài thuộc Danh lục đỏ Việt Nam và IUCN (Antimelania swinhoei, Gyraulus convexiusculus và Stenothyra messageri), 1 loài (Stenomelania dautzenbergiana) lần đầu phát hiện ở miền Bắc Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dẫn liệu bước đầu về thân mềm chân bụng (gastropoda) thủy sinh khu vực Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Natural Sci., 2014, Vol. 59, No. 4, pp. 114-122 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DẪN LIỆU BƯỚC ĐẦU VỀ THÂN MỀM CHÂN BỤNG (GASTROPODA) THỦY SINH KHU VỰC HƯƠNG SƠN, MỸ ĐỨC, HÀ NỘI Đỗ Văn Nhượng1 và Trần Thị Ngọc Ánh2 1 Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Trường Trung học cơ sở Anpha, Hà Nội Tóm tắt. Bài báo nghiên cứu về thành phần loài và phân bố của Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) thủy sinh nước ngọt ở Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện được 20 loài thuộc 14 giống, 8 họ, 2 phân lớp ốc Mang trước và ốc Có phổi, trong đó có 3 loài thuộc Danh lục đỏ Việt Nam và IUCN (Antimelania swinhoei, Gyraulus convexiusculus và Stenothyra messageri), 1 loài (Stenomelania dautzenbergiana) lần đầu phát hiện ở miền Bắc Việt Nam. Khu hệ Chân bụng nước ngọt ở Hương Sơn đặc trưng bởi sự phong phú các nhóm ốc, các họ Viviparidae và Thiaridae về mật độ và sinh khối lớn (532 con/m2 và 1.156 g/m2 ), chủ yếu do 2 loài Angulyagra polyzonata và Thiara scabra gặp nhiều hơn cả. Các loài chân bụng nước ngọt phân bố ở sinh cảnh nước chảy nhiều hơn sinh cảnh nước đứng. Các nghiên cứu về chỉ số lí hóa, chỉ số đa dạng và chỉ số ASPT cho thấy môi trường nước ở đây đang bị ô nhiễm từ mức ít ô nhiễm đến rất ô nhiễm, từ nơi dân cư đến môi trường tự nhiên. Từ khóa: Gastopoda, thủy sinh nước ngọt, thành phần loài, Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội.1. Mở đầu Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) là một trong những thành phần chủ yếu củađộng vật không xương sống, có ý nghĩa lớn cả về lí luận và thực tiễn. Việc nghiên cứuphân bố và sự chuyển môi trường từ nước lên cạn của Thân mềm Chân bụng có ý nghĩalớn với tiến hóa. Nghiên cứu vỏ Thân mềm hóa thạch có thể khám phá những thông tinvề khí hậu, thổ nhưỡng và sự tác động của con người lên môi trường. Về mặt sinh thái,Thân mềm Chân bụng là một mắt xích trong chuỗi và lưới thức ăn. Đặc biệt nhóm Thânmềm chân bụng ở nước còn có tác dụng chỉ thị, đánh giá môi trường nước. Nghiên cứuđặc trưng phân bố của chúng có thể chỉ ra được mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường,tác động của môi trường tới đời sống sinh vật.Ngày nhận bài: 22/7/2013. Ngày nhận đăng: 27/5/2014.Tác giả liên lạc: Đỗ Văn Nhượng, địa chỉ e-mail: dvnhuong@hotmail.com.114 Dẫn liệu bước đầu về thân mềm chân bụng (Gastropoda) thủy sinh khu vực Hương Sơn... Về giá trị thực tiễn, Thân mềm Chân bụng được dùng làm thức ăn vì có hàm lượngdinh dưỡng cao. Bên cạnh những tác dụng có lợi, một số ốc nước ngọt gây hại cho sảnxuất nông nghiệp như ốc bươu vàng (Pommacea bridgesi, Pommacea canaliculata), ốcsên (Achatina fulica) phá hoại mùa màng, một số ốc mang ấu trùng sán lá, là vật chủtrung gian truyền bệnh cho người và vật nuôi [5]. Theo nhận định của Đặng Ngọc Thanh (1980) [8], các nghiên cứu trước năm 1954đã thống kê khá đầy đủ về thành phần loài trai ốc nước ngọt vùng Đông Dương nói chungvà Việt Nam nói riêng. Đối tượng nghiên cứu là các nhóm động vật đáy có kích thước lớnvà chủ yếu do người nước ngoài thực hiện. Tuy nhiên trong các nghiên cứu về thành phầnloài còn nhiều vấn đề phân loại học chưa rõ ràng, vị trí phân loại và danh pháp của nhiềuloài còn nhầm lẫn. Cho đến nay, đã có khá nhiều nghiên cứu về trai ốc nước ngọt Bắc ViệtNam, những dẫn liệu cho thấy khu hệ trai ốc nước ngọt Việt Nam còn chưa được biết mộtcách đầy đủ, hẳn còn nhiều loài mới chưa được phát hiện. Vì vậy cần tiếp tục đẩy mạnhhơn nữa việc khảo sát nhóm sinh vật này theo hướng phân loại học trên nhiều vùng sinhthái khác nhau. Hình 1. Bản đồ địa hình khu vực Hương Sơn và vị trí thu mẫu Khu vực Hương Sơn có địa hình gồm những dãy núi đá vôi thấp, nhiều ao, đầm lầychân núi, là một nơi bán ngập nước có tiềm năng sinh học cao (Hình 1). Nơi đây còn làmột khu du lịch tâm linh tôn giáo quan trọng, có chùa Hương mỗi năm đón hàng chục vạnkhách đến tế lễ và du lịch. Các hoạt động du lịch có thể ảnh hưởng lớn tới thành phần loàivà phân bố của Thân mềm Chân bụng nước ngọt do ô nhiễm môi trường nước. Dẫn liệu thành phần loài và phân bố của Thân mềm Chân bụng (Gostropoda) ởnước khu vực Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội giúp bổ sung thêm các dẫn liệu về nhóm ốcnước ngọt Bắc Việt Nam, đồng thời đánh giá tác động của con người tới thành phần loàivà phân bố của Chân bụng nước ngọt. 115 Đỗ Văn Nhượng và Trần Thị Ngọc Ánh2. Nội dung nghiên cứu2.1. Thời gian, địa điểm và phương pháp nghiên cứu * Thời gian nghiên cứu: Nhóm t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: