Danh mục

Đánh giá ảnh hưởng của thông số quy trình phun sấy đến chất lượng bột cao khô lá chè xanh

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 165.29 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm đánh giá ảnh hưởng thông số của quy trình đến chất lượng bột cao khô lá chè xanh bào chế bằng phương pháp phun sấy. Nguyên liệu nghiên cứu là dịch chiết lá chè xanh được phun sấy trên thiết bị LPG-5.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá ảnh hưởng của thông số quy trình phun sấy đến chất lượng bột cao khô lá chè xanh T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017 ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA THÔNG SỐ QUY TRÌNH PHUN SẤY ĐẾN CHẤT LƯỢNG BỘT CAO KHÔ LÁ CHÈ XANH (Camellia sinensis L.) Nguyễn Trọng Điệp*; Nguyễn Hoàng Hiệp*; Trịnh Thanh Hùng** TÓM TẮT Mục tiêu: đánh giá ảnh hưởng thông số của quy trình đến chất lượng bột cao khô lá chè xanh bào chế bằng phương pháp phun sấy. Nguyên liệu và phương pháp: dịch chiết lá chè xanh được phun sấy trên thiết bị LPG-5. Khảo sát về loại tá dược, tỷ lệ tá dược/chất rắn, nhiệt độ phun sấy và tốc độ cấp dịch. Đánh giá chỉ tiêu về hàm ẩm, tính hút ẩm, tỷ trọng biểu kiến, chỉ số CI, hiệu suất phun sấy, hàm lượng và hiệu suất thu hồi polyphenol (PPL) của sản phẩm. Kết quả: tá dược thêm vào đã làm tăng khả năng trơn chảy, khối lượng riêng, hiệu suất phun sấy và hiệu suất thu hồi PPL, nhưng làm giảm hàm lượng PPL. Tăng tỷ lệ tá dược/chất rắn có xu hướng làm giảm hàm lượng PPL, tính hút ẩm, nhưng tăng khối lượng riêng, khả năng trơn chảy, hiệu suất phun sấy và hiệu suất thu hồi PPL. Phun sấy ở 140ºC, 30 ml/phút cho sản phẩm có hàm lượng, hiệu suất thu hồi hoạt chất cao nhất. Đồng thời các thông số về hiệu suất phun sấy, khối lượng riêng, khả năng trơn chảy đều cao hơn ở nhiệt độ và tốc độ cấp dịch khác. Kết luận: thông số thích hợp nhất để bào chế bột cao khô lá chè xanh bằng phương pháp phun sấy là: tá dược aerosil với tỷ lệ tá dược 10%, nhiệt độ phun sấy 140ºC, tốc độ cấp dịch 30 ml/phút, tỷ lệ chất rắn trong dịch phun 10%, áp suất khí nén đầu phun 0,2 Bar. * Từ khóa: Chè xanh; Polyphenol; Phun sấy. Evaluate the Influence of Spray Drying Process Parameters on the Quality of Dry Extract Powder of Green Tea Leaves (Camellia sinensis L.) Summary Objectives: To study the influence of process parameters on the quality of dry extract powder of green tea leaves (Camellia sinensis L.) prepared by spray drying method. Material and methods: Green tea leaves extract was spray-dried using LPG-5 instrument. All excipient parameters such as excipient type, different excipient/residue ratios, spray-drying temperature, and feed flow rate were considered. The appearance, structure, humidity, hygroscopicity, density, CI index, spray drying yield, PPL content and recovery of products were evaluated. Results: Excipients have increased flow ability, density, yield of spray drying and PPL recovery but decreased PPL content. When the excipient/solid ratio was increased, the PPL content, hygroscopicity were reduced, but density, flow ability, spray drying yield, and PPL recovery of green tea extract powder were increased. When the spray drying temperature increased, the humidity, * Học viện Quân y ** Bộ Khoa học Công nghệ Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Trọng Điệp (diepvmmu@gmail.com) Ngày nhận bài: 20/01/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 08/03/2017 Ngày bài báo được đăng: 20/03/2017 7 T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017 0 density, flowability and flavonoid content were reduced. Spray dried at inlet temperature 140 C and feed flow rate 30 mL/min, the content and recovery of PPL was the highest while the spray drying yield, density, flow ability was higher than spray dried at other procedure parameters. Conclusions: The most suitable conditions for spray drying process of green tea extract was: excipient was aerosil, excipient/solid ratio of 10%, inlet air temperature 140ºC, feed flow rate 30 mL/min, solid ratio of feed solution 10%, compressor air pressure 0.2 Bar. * Key words: Camellia sinensis L.; Polyphenol; Spray drying. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây chè (Camellia sinensis L.) được trồng phổ biến ở Việt Nam và được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng. Các sản phẩm từ chè xanh trong công nghiệp thường dùng búp và lá non, trong khi phần lá già ít được sử dụng. Tuy nhiên, lá già của cây chè xanh cũng chứa hàm lượng PPL tương đối cao. Vì vậy, có thể sử dụng lá chè già làm nguyên liệu chiết xuất, bào chế nhóm hoạt chất này. PPL trong chè xanh có nhiều tác dụng sinh học quan trọng như: chống oxy hóa, hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, béo phì, ức chế sự phát triển của HIV... Do đó, PPL chiết xuất từ chè xanh có thể sử dụng làm nguồn nguyên liệu cho sản xuất thuốc. Ở nghiên cứu trước, chúng tôi đã công bố kết quả nghiên cứu chiết xuất PPL từ lá già của cây chè xanh. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiếp tục công bố kết quả nghiên cứu điều chế bột cao khô lá chè xanh bằng phương pháp phun sấy nhằm tạo ra bột cao khô định chuẩn lá chè xanh làm bán thành phẩm để bào chế các sản phẩm thuốc. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Nguyên liệu và thiết bị. * Nguyên liệu: Lá chè xanh già được thu hái ở khu vực Ba Vì, Hà Nội; axítd gallic chuẩn 8 (99,98%), thuốc thử folin ciocalteu (Hãng Sigma Aldrick, Hàn Quốc); các hóa chất và dung môi khác đạt tiêu chuẩn tinh khiết phân tích. * Thiết bị, dụng cụ: Thiết bị chiết xuất siêu âm SONY ME ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: