Danh mục

Đánh giá ảnh hưởng đến sinh kế và nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu ở 2 xã Đất Mũi và Khánh Hội tỉnh Cà Mau

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 385.61 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã, đang và sẽ tiếp tục gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Mục tiêu hướng đến của đề tài là đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển tỉnh Cà Mau được thực hiện bằng phương pháp khảo sát thực tế tại địa phương nơi được chọn để nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá ảnh hưởng đến sinh kế và nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu ở 2 xã Đất Mũi và Khánh Hội tỉnh Cà Mau ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SINH KẾ VÀ NHẬN THỨC CỦA NGƢỜI DÂN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở 2 XÃ ĐẤT MŨI VÀ KHÁNH HỘI TỈNH CÀ MAU Đặng Ngọc Hải, Phạm Thị Kim Hoa GVHD: PSG.TS. Thái Văn Nam Viện Khoa học Ứng dụng Hutech, Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH), Việt Nam TÓM TẮT Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã, đang và sẽ tiếp tục gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Mục tiêu hướng đến của đề tài là đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển tỉnh Cà Mau được thực hiện bằng phương pháp khảo sát thực tế tại địa phương nơi được chọn để nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hơn 90% người dân có quan tâm và nhận được cảnh báo về hiện tượng thiên tai bất thường, ngoài ra còn có các biểu hiện khác như nước biển dâng, mưa bão thất thường, ngập lụt, hạn hán,…xảy ra ở địa phương. Từ đó đề ra các giải pháp thích ứng nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu gây ra góp phần ổn định sinh kế của người dân, phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Từ khóa: Biến đổi khí hậu, ảnh hưởng, sinh kế, nhận thức. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ [1] BĐKH là một trong những vấn đề cấp thiết nhất hiện nay và là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại ở thế kỷ 21 trong đó có Việt Nam. Sinh kế của người dân ven biển đang ngày càng mất dần tính ổn định và nguy cơ rủi ro ngày một gia tăng. Các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản... trước kia là những nguồn thu chủ yếu mang lại sự ấm no, giàu có cho người dân thì ngày nay đang giảm sút đáng kể, mất dần tính ổn định. Vấn đề đặt ra ở đây là người dân nhận thức như thế nào về BĐKH? Người dân đã ứng xử như thế nào với BĐKH trong đời sống và sản xuất nông nghiệp (SXNN), nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản.Và những giải pháp nào cần được thực hiện để nâng cao hiệu quả các hoạt động ứng xử với BĐKH cho các hộ dân? là những vấn đề đặt ra cần được quan tâm. Bài báo tìm hiểu, tiếp cận nhận thức, ứng xử của người dân về BĐKH trong đời sống và SXNN; một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động ứng xử với BĐKH của người dân ven biển các xã của tỉnh Cà Mau. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách tại địa phương nhận thức rõ hơn những tác động và cùng với cộng đồng tìm ra những giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu Mục đích chọn khu vực nghiên cứu như vậy là vì 2 xã Khánh Hội huyện U Minh và xã Đất Mũi huyện Ngọc Hiển mỗi xã đều có vị trí địa lý giáp biển Tây và biển Đông, đời sống sinh kế đặc trưng và chịu tác động của BĐKH khác nhau, nên chịu trực tiếp những ảnh hưởng xấu của các biểu hiện cực đoan của BĐKH như lốc xoáy, nước biển dâng, sạt lở,… 839 2.2. Phƣơng pháp khảo sát thực địa Giúp thu thập, bổ sung số liệu về tự nhiên - kinh tế - xã hội và hiện trạng môi trường ở xã Đất Mũi và xã Khánh Hội. Phương pháp điều tra sử dụng bảng câu hỏi được thiết kế sẵn, khảo sát 26 hộ gia đình thuộc xã Đất Mũi và Khánh Hội. Phạm vi nghiên cứ của đề tài giới hạn đối tượng quan sát là các hộ gia đình riêng lẻ. Bảng khảo sát có nội dụng chính: Tìm hiểu thông tin về sinh kế và nhân thức về ảnh hưởng và tác động của biến đổi khí hậu; cách thích ứng với BĐKH và giải pháp của chính quyền địa phương Được sử dụng các câu hỏi dưới dạng định tính với thang đo định danh để điều tra khảo sát như: rất không ảnh hưởng, không ảnh hưởng, bình thường, ảnh hưởng, rất ảnh hưởng…. 2.3. Phƣơng pháp thu thập, tổng hợp số liệu Số liệu thứ cấp Số liệu thứ cấp được thu thập từ các Sở Ban Ngành tỉnh Cà Mau như: – Các thông tin về số trận bão, Áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), sạt lở, lốc xoáy cùng với các thiệt hại do thiên tai gây ra được cung cấp từ Ban chỉ huy phòng chống lụt bão, khắc phục thiên tai và tìm kiếm cứu hộ cứu nạn tỉnh Cà Mau, Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Cà Mau và Chi cục thuỷ lợi tỉnh Cà Mau. – Các số liệu thống kê kinh tế xã hội được cung cấp từ Cục thống kê tỉnh Cà Mau qua sách Niên Giám thống kê tỉnh Cà Mau từ năm 2009 đến 2018. – Ngoài ra đề tài còn sử dụng các số liệu, thông tin từ sách báo, internet và kế thừa các số liệu có sẵn từ các đề tài và sách có liên quan đến tài nghiên cứu. Số liệu sơ cấp Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu kiểm tra tỷ lệ, với các tiêu chí chọn mẫu như sau: địa bàn cư trú, đặc trưng sinh kế. Tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu thông qua bảng câu hỏi bán cấu trúc. Nội dung trao đổi bao gồm: Các thông tin về hộ gia đình như giới tính, số nhân khẩu, trình độ học vấn,…Thông tin về sự tổn t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: