Danh mục

Đánh giá bệnh viện an toàn trong tình huống khẩn cấp và thảm họa tại tỉnh Quảng Bình năm 2015

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 351.63 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày việc xác định tỉ lệ các tiêu chí đạt về kết cấu, phi kết cấu và chức năng của các bệnh viện trong việc đảm bảo an toàn trước các tình huống khẩn cấp và thảm họa tại tỉnh Quảng Bình, năm 2015. Xác định các yếu tố dễ bị tổn thương trước các thiên tai, thảm họa và các tình huống khẩn cấp của các bệnh viện tại tỉnh Quảng Bình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá bệnh viện an toàn trong tình huống khẩn cấp và thảm họa tại tỉnh Quảng Bình năm 2015Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 ĐÁNH GIÁ BỆNH VIỆN AN TOÀN TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP VÀ THẢM HỌA TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH NĂM 2015 Lê Thị Ngọc Ánh*, Nguyễn Quang Huy*, Vũ Quang Hiếu** , Lê Văn Tuân**, Lê Vinh*, Lê Thị Nga*TÓM TẮT Đặt vấn đề: Quảng Bình là một trong số các tỉnh miền Trung thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề nhấtbởi các thiên tai, thảm họa hàng năm. Trong đó, bệnh viện (BV) cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng. Bệnh việnđóng vai trò quan trọng trong việc khám chữa bệnh cho nhân dân, đặc biệt trong điều kiện có nhu cầu điều trịtăng cao khi thiên tai, thảm họa xảy ra. Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra các yếu tố dễ bị tổn thươngcủacác bệnh viện, giúp bệnh viện khắc phục kịp và có kế hoạch sẵn sàng ứng phó với các thiên tai, thảm họa và cáctình huống khẩn cấp. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ các tiêu chí đạt về kết cấu, phi kết cấu và chức năng của các bệnh viện trong việcđảm bảo an toàn trước các tình huống khẩn cấp và thảm họa tại tỉnh Quảng Bình, năm 2015.Xác định các yếu tốdễ bị tổn thương trước các thiên tai, thảm họa và các tình huống khẩn cấp của các bệnh viện tại tỉnh Quảng Bình. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện vào tháng 7/2014 tại 7 bệnh việnhuyện và thành phố của tỉnh Quảng Bình. Chúng tôi sử dụng bộ công cụ “Đánh giá bệnh viện an toàn trong tìnhhuống khẩn cấp và thảm họa” của Bộ Y tế đã được ban hành, gồm 293 tiêu chí để đánh giá các bệnh viện. Nhómnghiên cứu đã tiến hành quan sát từng tòa nhà và những khu vực liên quan của các bệnh viện, phỏng vấn trựctiếp các cán bộ y tế chủ chốt của bệnh viện và rà soát những tài liệu liên quan. Sau khi hoàn thành đánh giá tạimỗi bệnh viện, kết quả đánh giá đã được trình bày với lãnh đạo và cán bộ chủ chốt của bệnh viện để xác nhận vànhận ý kiến phản hồi để có thông tin thu thập chính xác nhất. Số liệu sau khi thu thập được nhập liệu bằng phầnmềm Epidata 3.1 và xử lý bằng Stata 12.0. Các số liệu thống kê được mô tả bằng tần số và tỉ lệ phần trăm. Kết quả: Chỉ có 115 tiêu chí được đánh giá là đạt đầy đủ ở các bệnh viện (chiếm 39,2%), 57 tiêu chí đạt chưađầy đủ (chiếm 19,5%) và 121 tiêu chí không đạt (chiến 41,3%). Trong số 4 nhóm chỉ số đánh giá thì nhóm chỉ sốchức năng liên quan đến chính sách và nhân lực có tỉ lệ đạt đầy đủ thấp nhất 26,6%. Các vấn đề tồn tại đángquan tâm ở hầu hết các bệnh viện là thiếu các thiết bị phát hiện khói, không có bản chỉ dẫn lối thoát hiểm và vị trícác phương tiện phòng cháy chữa cháy; chưa có kế hoạch sơ tán và quy định các khu vực sơ tán khi có tình huốngkhẩn cấp, thiếu các quy trình và hướng dẫn trong tình huống khẩn cấp và thảm họa. Hầu hết các bệnh viện chưaxây dựng kế hoạch sẵn sàng ứng phó với thảm họa. Không có đủ nước uống sạch và nước sinh hoạt dùng trongtình trạng khẩn cấp. Các nhân viên y tế tham gia ứng phó tình huống khẩn cấp chưa được tham gia tập huấn. Kết luận: Cả 7 bệnh viện huyện và thành phố tỉnh Quảng Bình đều không đảm bảo an toàn khi có tìnhhuống khẩn cấp và thảm họa xảy ra. Nhiều yếu tố dễ bị tổn thương đang tồn tại ở hầu hết các bệnh viện. Do đó,các bệnh viện có thể khắc phục được tiêu chí nào thì nên khắc phục ngay như: lắp đặt đúng cách thiết bị phát hiệnkhói, có bản chỉ dẫn lối thoát hiểm và vị trí các phương tiện phòng cháy chữa cháy; xây dựng kế hoạch sơ tán vàquy định các khu vực sơ tán khi có tình huống khẩn cấp; xây dựng các quy trình và hướng dẫn trong tình huốngkhẩn cấp và thảm họa. Xây dựng kế hoạch sẵn sàng ứng phó với thảm họa. Có kế hoạch tập huấn và diễn tập chocác cán bộ quản lý thảm họa và nhân viên tham gia ứng phó thảm họa. Từ khóa: Bệnh viện an toàn, thảm họa, tình huống khẩn cấp, Quảng Bình. * Viện Y tế Công cộng TP. Hồ Chí Minh ** Tổ chức Y tế Thế Giới Tác giả liên lạc: ThS. Lê Thị Ngọc Ánh ĐT: 0976119309 Email: lengocanh309@yahoo.com402 Chuyên Đề Y Tế Công CộngY Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y họcABSTRACT SAFE HOSPITAL ASSESSMENT IN EMRGENCIES AND DISASTERS IN QUANG BINH PROVINCE IN 2015 Le Thi Ngoc Anh, Nguyen Quang Huy, Vu Quang Hieu, Le Vinh, Le Van Tuan, Le Thi Nga * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 5 - 2016: 402 - 411 Background: Quang Binh is one of the central provinces where is most affected by natural disasters everyyear. From that, hospitals are also influenced. They play an important role in health care for people, especially indisaster when demands of treatment rise up sharply. The research was conducted to find out vulnerableelements of hospitals, to help hospital managers in promptly remedy ...

Tài liệu được xem nhiều: