Danh mục

Đánh giá các vấn đề tài chính Việt Nam

Số trang: 116      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.35 MB      Lượt xem: 27      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Ebook Tài chính cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam – Đánh giá tình hình tài chính cho phát triển" trình bày tổng quan về thực trạng tài chính cho phát triển của Việt Nam; tài chính công cho phát triển của Việt Nam; các nguồn tài chính tư nhân; quản lý nguồn lực tài chính cho phát triển bền vững trong Khung tài chính tích hợp quốc gia.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá các vấn đề tài chính Việt Nam 1 LỜI MỞ ĐẦU Với mục tiêu tổng quát là hỗ trợ Việt Nam trong nỗ lực cải cách việc huy động, sử dụng và quản lý tài chính cho phát triển, nhằm thực hiện Chương trình nghị sự Phát triển bền vững đến năm 2030, báo cáo “Tài chính cho Phát triển bền vững ở Việt Nam” cung cấp một cái nhìn tổng quan về những thay đổi trong bức tranh tài chính phát triển ở Việt Nam. Sử dụng thấu kính Khung Tài chính tích hợp quốc gia, báo cáo phân tích cơ cấu, tính chất và xu hướng tài chính phát triển và các nguồn đầu tư cho phát triển ở Việt Nam có so sánh với các nước khác (chủ yếu là các nước trong khu vực ASEAN). Báo cáo nghiên cứu cho thấy sự gia tăng phát triển của khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam và việc mở rộng nguồn tài chính tư nhân trong nước là ưu tiên hàng đầu giúp Việt Nam đáp ứng nhu cầu tài chính để thực hiện thành công các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs). Để bảo đảm các nguồn tài chính công đóng góp có hiệu quả vào việc thực hiện thành công các SDGs, cần mở rộng diện thu thuế như là một nguồn thu ngân sách thường xuyên hơn, tăng nguồn thu ngân sách từ việc quản lý tốt hơn các tài sản nhà nước, đồng thời nâng cao hiệu quả chi tiêu chính phủ và đầu tư công, cùng với nỗ lực quản lý tốt nợ côngt. Báo cáo cũng nêu bật sự cần thiết phải bảo đảm quá trình chuyển tiếp thông suốt ra khỏi giai đoạn tiếp nhận Trợ giúp phát triển chính thức (ODA), quản lý tốt hơn mối quan hệ tương tác giữa các nguồn tài chính cho phát triển, đồng thời tăng cường hiệu quả điều phối và hiệp lực giữa các nguồn tài chính khác nhau. Báo cáo nghiên cứu nhằm nêu bật những thách thức và cơ hội trong việc huy động nguồn tài chính phối hợp, đúng quy mô và cung cấp những hiểu biết sâu sắc cho việc tích hợp và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính (công, tư, trong nước và quốc tế) cho phát triển bền vững và thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững ở Việt Nam __________________________ Caitlin Wiesen Giám đốc quốc gia của UNDP tại Việt Nam 2 LỜI CẢM ƠN Báo cáo nghiên cứu “Tài chính cho Phát triển bền vững ở Việt Nam” được Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đặt hàng, với nguồn tài trợ của UNDP và từ sáng kiến đánh giá tài chính cho phát triển của Trung tâm vùng UNDP đặt ở Băng-cốc (BRH/UNDP). Báo cáo được xây dựng như là một phần của nỗ lực triển khai tiếp theo của các đánh giá về tài chính phát triển, ở cấp độ ASEAN và cấp độ quốc gia thành viên ASEAN (trong đó có Việt Nam), nhằm đóng góp cho cuộc Tọa đàm ASEAN-Trung Quốc-UNDP “Tài trợ cho quá trình thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững ở ASEAN”, được tổ chức ở Chiang Rai, Thái Lan (tháng 8.2017). Những nhận xét trong báo cáo này phù hợp với định hướng chung và khuôn khổ được đề ra tại sáng kiến đánh giá tài chính cho phát triển của BRH/UNDP. Báo cáo được một nhóm chuyên gia biên soạn, gồm TS Hồ Đình Bảo (Chuyên gia tư vấn trong nước, Giảng viên Khoa kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, làm Trưởng nhóm; TS Vũ Cương, Chuyên gia tư vấn trong nước, Giảng viên Khoa Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội - người chịu trách nhiệm chuẩn bị các thông tin đầu vào về tài chính tư nhân và tài chính công quốc tế cho phát triển; và ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Chuyên gia tư vấn - người chịu trách nhiệm chuẩn bị các thông tin đầu vào về tài chính công. Nghiên cứu này được thực hiện với sự đóng góp và giám sát chất lượng của ông Nguyễn Tiên Phong và TS Cengiz Ciban, chuyên gia của UNDP Việt Nam, với các dữ liệu đầu vào để so sánh quốc tế của Sáng kiến Phát triển (DI). Báo cáo cũng tiếp nhận thông tin từ một số tài liệu khác, trong đó có (i) “Tài trợ cho các Mục tiêu Phát triển bền vững ở ASEAN: Tăng cường khung tài chính tích hợp quốc gia nhằm thực hiện thành công Chương trình nghị sự 2030” và “Việt Nam: Tài trợ cho tương lai với khung tài chính tích hợp quốc gia” - là hai báo cáo nghiên cứu được DI biên soạn năm 2017 và được BRH/UNDP phát hành, làm thông tin đầu vào cho cuộc Tọa đàm ASEAN-Trung Quốc-UNDP, (ii) “Sắp xếp thứ tự ưu tiên ODA và các nguồn đầu tư công khác như là một phần của Chiến lược Quản lý nợ công khôn ngoan” do TS Jonathan Pincus biên soạn và được UNDP đặt hàng, làm thông tin đầu vào cho báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư “Định hướng cập nhật cho việc huy động, sử dụng và quản lý ODA, 2018-2020 và 2021-2025” và (iii) “Báo cáo khung” năm 2017 do TS Jonathan Pincus biên soạn cho nghiên cứu về tài chính phát triển ở TP Hồ Chí Minh và được UNDP đặt hàng. Cuối cùng, chúng tôi xin cảm ơn các cơ quan đã đóng góp những đề xuất và ý kiến bình luận quý giá trong quá trình xây dựng đề cương và soạn thảo báo cáo này, đó là Cục Quản lý nợ, Bộ Tài Chính, Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Trung Tâm Vùng của UNDP tại Băng- cốc và Văn phòng UNDP tại Việt Nam. Chú ý: Những quan điểm thể hiện trong báo cáo này là quan điểm riêng của các tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của UNDP, Liên Hợp Quốc hay bất kỳ cơ quan trực thuộc nào khác của các tổ chức này. 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3YFBP Kế hoạch tài chính và ngân sách 3 năm 5YFP Kế hoạch tài chính 5 năm ADB Ngân hàng Phát triển châu Á ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á BOT Hợp đồng theo phương thức xây dựng-vận hành-chuyển giao (Build-Operation-Transfer) Bộ GT-VT Bộ Giao thông và vận tải Bộ KH-ĐT Bộ Kế hoạch và đầu tư Bộ LĐ-TB-XH Bộ Lao động, thương binh và xã hội Bộ NN-PTNT Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bộ TN-MT Bộ Tài nguyên và môi trường BRH/UNDP Trung tâm vùng của UNDP đóng tại Băng-cốc BT Hợp đồng theo phương thức xây dựng-chuyển giao ...

Tài liệu được xem nhiều: