Danh mục

Đánh giá can thiệp việc sử dụng thuốc ức chế bơm proton trong dự phòng loét tiêu hóa do stress tại Bệnh viện ĐKTTAG

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 273.20 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày xác định tỷ lệ dùng PPI trong dự phòng loét tiêu hóa do stress không phù hợp trước và sau và chi phí điều trị tại Bệnh viện An giang. Đối tượng nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân có chỉ định dùng PPI trong dự phòng loét tiêu hóa do stress trong thời gian 6 tháng trước và sau can thiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá can thiệp việc sử dụng thuốc ức chế bơm proton trong dự phòng loét tiêu hóa do stress tại Bệnh viện ĐKTTAGHội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2018 ĐÁNH GIÁ CAN THIỆP VIỆC SỬ DỤNG THUỐC ỨC CHẾ BƠM PROTON TRONG DỰ PHÒNG LOÉT TIÊU HÓA DO STRESS TẠI BỆNH VIỆN ĐKTTAG Phạm Ngọc Trung, Lê Hồ Tiến Phương Nguyễn Hà Thục VânTÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỷ lệ dùng PPI trong dự phòng loét tiêu hóa do stress không phù hợptrước và sau và chi phí điều trị tại Bệnh viện An giang. Phương pháp: Can thiệp trước-sau. Đối tượng nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân có chỉ định dùng PPI trong dự phòng loét tiêu hóado stress trong thời gian 6 tháng trước và sau can thiệp. Kết quả: Tỷ lệ chỉ định dùng PPI trong dự phòng loét tiêu hóa do stress không phù hợptrước và sau can thiệp theo thứ tự là 51,1% (208/407 ca) và 36,6% (144/400 ca) (pHội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2018 Các thuốc được khuyến cáo sử dụng cho dự phòng loét do stress chủ yếu bao gồm thuốckháng thụ thể histamin H2 (H2RAs) và các thuốc ức chế bơm proton (PPI) trong đó xu hướngsử dụng PPI ngày càng gia tăng. Dựa trên hướng dẫn dự phòng loét do stress của ASHP nghiêncứu đánh giá việc sử dụng nhóm thuốc này cho thấy việc gia tăng sự không phù hợp theokhuyến cáo. Tỷ lệ dự phòng không phù hợp dao động từ 50% đến 70% về đối tượng chỉ định,liều dùng, đường dùng và thời gian dự phòng. Tỷ lệ lạm dụng dự phòng loét do stress bằng cácPPI cao kéo theo là chi phí điều trị lớn cùng nhiều các nguy cơ tiềm ẩn nếu phác đồ này đượcduy trì kéo dài như loãng xương, viêm phổi, viêm thận kẽ và gia tăng nhiễm Clostridiumdifficile đã được đề cập [6]. Tại Việt Nam, mới chỉ có vài nghiên cứu về đánh giá dự phòng loét do stress tại bệnh viện.Số lượng nghiên cứu còn hạn chế này cho thấy việc triển khai nghiên cứu đánh giá, từ đó đềxuất những can thiệp hướng tới dự phòng loét do stress hợp lý, tối ưu hóa hiệu quả điều trị,giảm nguy cơ mắc bệnh tật và giảm gánh nặng kinh tế do lạm dụng thuốc tại các bệnh viện làcần thiết.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Khảo sát việc sử dụng nhóm thuốc PPI trong dự phòng loét tiêu hóa do stress tại các khoatrong bệnh viện. 2. Đánh giá hiệu quả can thiệp: chỉ định phù hợp, biến chứng và chi phí điều trị.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Thiết kế nghiên cứu: can thiệp. 2. Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn bệnh: Tất cả bệnh nhân nội trú có sử dụng PPI trong dự phòng loét do stress trước và sau canthiệp (06 tháng): - Trước can thiệp: từ 01/3/2016 đến 01/8/2016 . - Sau can thiệp: từ 01/3/2016 đến 01/8/2017. Số liệu sử dụng thuốc PPI của các khối khoa phòng theo từng tháng. Để thuận lợi cho việc thu thập số liệu, phân tích và đánh giá kết quả chúng tôi chia cáckhoa phòng trong bệnh viện thành các khối khoa phòng như sau: - Khoa Hồi sức cấp cứu. - Khối nội. - Khối ngoại. - Khối Khoa khác: Bao gồm các khoa lâm sàng còn lại trong bệnh viện. Tiêu chuẩn loại trừ: Các bệnh án bị loại khỏi nghiên cứu nếu thỏa mãn ít nhất 01 tiêu chí sau: - HSBA không có chỉ định PPI. - HSBA có chỉ định PPI với mục đích điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa do tăngtiết acid (loét dạ dày tá tràng, loét thực quản, hội chứng GERD) hoặc phối hợp với kháng sinhtrong điều trị Helicobacter pylori, được ghi rõ trong chẩn đoán của bác sỹ điều trị. - HSBA được chỉ định PPI với mục đích dự phòng loét do sử dụng NSAID. 3. Tạo thăm ngẫu nhiên trong excel và can thiệp Cỡ mẫu: n = (1,96)2 x p(1-p) ε2Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 120Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2018 Nghiên cứu trước đây của các tác giả khác p= 50% [2], nên chúng tôi chọn sai số (ε )mong muốn là 5% , tính được n = 384 nên chúng tôi chọn cỡ mẫu là 400 bệnh nhân. Cách thức lấy mẫu : Chúng lấy tất cả các hồ sơ nội trú có sử dụng thuốc ức chế acid dạdày, dùng lệnh Random chọn ngẫu nhiên 400 hồ sơ của 6 tháng năm 2016 và 400 hồ sơ của 6tháng năm 2017. Chi phí: Tính tất cả chi phí PPI 06 tháng 2016 và 06 tháng 2017 Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện ban hành qui định về “Các quy định về dự phòngloét do stress trong bệnh viện” và gởi về các khoa. Nhắc nhỡ trên giao ban cấp II, sinh hoạt chuyên môn về dự phòng loét do stress. 4. Đo lường các biến - Thu thập số liệu: tuổi, giới, thời gian nằm viện. - Biến kết cục: chỉ định PPI không phù hợp, chi phí. 5. Xử lý số liệu Các biến định lượng được thống kê bằng giá trị trung bình, độ lệch chuẩn sử dụng Two-tailed Student’s t test. Các biến phân loại được đánh giá bằng cách sử dụng Chi-square test, khigiá trị p < 0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê. Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 16.0.6. CHỈ ĐỊNH DỰ PHÒNG LOÉT DO STRESS 6.1. Chỉ định dự phòng loét do stress theo khuyến cáo của ASHP (1999)[2] Chỉ định dự phòng loét do stress: khi bệnh nhân có ít nhất 01 yếu tố nguy cơ: STT Các yếu tố nguy cơ 1 Suy hô hấp: Thở máy trên 48 giờ 2 Rối loạn đông máu: Số lượng tiểu cầu < 50.000 tế bào/m m3 hoặc thời gian aPTT > 2 lần chứng hoặc giá trị INR > 1.5 3 Có tiền sử loét hoặc chảy máu tiêu hóa trong vòng một năm trước khi nhập viện 4 Chấn thương sọ não với điểm Glasgow ≤ 10 5 Đa chấn thương có điểm ISS ≥ 16 6 Tổn thương do bỏng > 35% diện tích cơ thể 7 Cắt gan một phần 8 Chấn thương cột sống 9 Ghép tạng 10 Suy gan 11 Có ít nhất 02 trong số các yếu tố sau: - Tình trạng nhiễm trùng huyết - Nằm tại khoa điều trị tích cực trên 1 tuần - Xuất huyết tiêu hóa ẩn kéo dài trong 6 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: