Danh mục

Đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển 3 loại rừng tỉnh Bắc Kạn

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 705.18 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đánh giá cảnh quan (CQ) cho mục đích phát triển 3 loại rừng ở tỉnh Bắc Kạn là hướng nghiên cứu có tính tổng hợp cao, nhằm đánh giá toàn diện các điều kiện tự nhiên cho phát triển lâm nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển 3 loại rừng tỉnh Bắc Kạn KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN 3 LOẠI RỪNG TỈNH BẮC KẠN Phạm Hương Giang1, Nguyễn Ánh Hoàng2 1 Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, 2 Trường Đại học Hùng Vương Tóm tắt Đánh giá cảnh quan (CQ) cho mục đích phát triển 3 loại rừng ở tỉnh Bắc Kạn là hướng nghiên cứu có tính tổng hợp cao, nhằm đánh giá toàn diện các điều kiện tự nhiên cho phát triển lâm nghiệp. Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm CQ tỉnh Bắc Kạn, tiến hành lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu đánh giá cho 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh, đánh giá thành phần và lập bảng đánh giá riêng cho từng loại, từ đó xác định khoảng cách điểm và phân hạng thích nghi cho các loại rừng. Đây là tiền đề quan trọng để tỉnh Bắc Kạn có thể đưa ra các định hướng phát triển đúng đắn đối với ngành lâm nghiệp. Từ khóa: Loại rừng, cảnh quan, đánh giá, chỉ tiêu, thích nghi 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bắc Kạn là tỉnh có nhiều điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên khá thuận lợi, đặc biệt là tài nguyên rừng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, rừng bị phá hủy nghiêm trọng, gây ra nhiều hệ lụy xấu cho môi trường, kinh tế và xã hội. Để góp phần giải quyết vấn đề thực tế cấp bách đó, cần phải tiến hành nghiên cứu đánh giá CQ cho mục đích phát triển 3 loại rừng của tỉnh, nhằm xác lập mức độ thích hợp của các đơn vị CQ lãnh thổ cho các mục đích lâm nghiệp khác nhau (phòng hộ, bảo tồn, sản xuất). 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Nguyên tắc và phương pháp đánh giá cảnh quan cho các mục đích thực tiễn Để đánh giá mức độ thuận lợi của các loại CQ cho mục đích phát triển 3 loại rừng tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi thực hiện theo cách so sánh khả năng đáp ứng của các loại CQ với yêu cầu của từng loại rừng. Việc đánh giá này được thực hiện bằng cách cho điểm các tiêu chí, chỉ tiêu của CQ, có nhân với trọng số các nhân tố ảnh hưởng đến đặc điểm sinh thái loại rừng đó. Trong đó, thang điểm cho các chỉ tiêu được phân cấp thành các mức độ khác nhau và được chia làm 3 cấp: Rất thuận lợi (3 điểm), thuận lợi (2 điểm), kém thuận lợi (1 điểm). Còn bậc trọng số các nhân tố ảnh hưởng được xác định tùy theo mức ảnh hưởng của chúng tới từng loại rừng. Bậc trọng số được lựa chọn làm 3 cấp: Ảnh hưởng mang tính chất quyết định có bậc trọng số là 3, ảnh hưởng mạnh có bậc trọng số là 2, ít ảnh hưởng có bậc trọng số là 1. Khi đánh giá, điểm đánh giá chung của CQ càng cao thì cảnh quan đó càng thuận lợi đối với loại rừng đó. Điểm đánh giá chung đó được tính theo công thức: 1 n DA = ∑ Ki.Di n n =1 Trong đó: DA: Điểm đánh giá chung của cảnh quan A KHCN 1 (30) - 2014 51 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG Ki: điểm đánh giá của yếu tố thứ i Di: Trọng số của yếu tố thứ i Mỗi cấp thuận lợi ứng với khoảng điểm giá trị của điểm đánh giá chung. Khoảng điểm DD của cấp mức độ thuận lợi được tính theo công thức: D - D min DD = max Trong đó: M D­max: Điểm đánh giá chung cao nhất­­­ Dmin: Điểm đánh giá chung thấp nhất M: Số cấp đánh giá Trong khi đánh giá, những CQ nào chứa đựng yếu tố giới hạn đối với loại rừng được đánh giá thì không được đưa vào đánh giá, chỉ đánh giá những CQ có khả năng cho phát triển loại rừng đó. 2.2. Đặc điểm cảnh quan tỉnh Bắc Kạn Cảnh quan tỉnh Bắc Kạn phân hóa rất đa dạng và phức tạp. Toàn bộ lãnh thổ của tỉnh nằm trong hệ CQ nhiệt đới ẩm gió mùa, phụ hệ CQ nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, kiểu CQ rừng kín lá rộng thường xanh nhiệt đới nóng ẩm mưa mùa. Cả tỉnh có tất cả 3 lớp CQ (bao gồm: núi, đồi, đồng bằng), 5 phụ lớp CQ (bao gồm: núi trung bình, núi thấp, đồi cao, đồi thấp, đồng bằng thung lũng sông suối) và 93 loại CQ là sự kết hợp của 15 loại đất và 7 nhóm quần xã thực vật tồn tại trên địa bàn tỉnh. Mỗi loại CQ lại có đặc điểm cấu trúc nhất định (về địa chất - địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, thủy văn, sinh vật). Đây là nội dung nghiên cứu hết sức quan trọng và cần thiết trong việc đánh giá CQ cho các mục đích ứng dụng thực tiễn hiện nay. 2.3. Đánh giá cảnh quan tỉnh Bắc Kạn cho phát triển 3 loại rừng 2.3.1. Đánh giá cho mục đích phòng hộ Bảng 1. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá CQ cho mục đích phòng hộ Mức độ thích nghi Chỉ tiêu Trọng số Rất thích nghi Thích nghi Kém thích nghi (3 điểm) (2 điểm ) (1 điểm) Vị trí 2 Đầu nguồn Vùng gần sông suối Xa nguồn sông suối Dạng địa hình Núi trung bình Đồi thấp, thung lũng 2 Núi thấp, đồi cao Núi đá vôi vùng đồi Độ dốc (0) 2 > 25 15 - 25 8 - 15 Loại đất 1 Ha, Hs,Hv, Hq Fs, Fa, Fv, Fk, Fq Fp, Fl, D, Pb, P Tầng dày (cm) 1 > 100 50 - 100 < 50 Nhiệt độ (oC) 1 > 22 20 - 22 < 20 Lượng mưa (mm) 1 ≥ 1.500 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: