Đánh giá chính sách điều hành tỷ giá của ngân hàng nhà nước Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 393.52 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này sẽ tập trung khảo sát diễn biến tỷ giá qua các năm 2008 - 2013, qua đó đánh giá những kết quả đạt được trong điều hành tỷ giá của NHNN trong thời gian qua và hàm ý điều hành chính sách trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá chính sách điều hành tỷ giá của ngân hàng nhà nước Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013 HỘI THẢO NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 – 2013 ThS.Nguyễn Thị Hải Hà, Trần Phương Loan Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội TÓM TẮT Ở Việt Nam, chính sách tỷ giá hối đoái gắn rất chặt với chính sách tiền tệ, thậm chí gần như trở thành một bộ phận không thể tách rời của chính sách tiền tệ. Diễn biến của tỷ giá trong thời gian qua cho thấy tỷ giá vẫn luôn là vấn đề thời sự được mọi người quan tâm và sự biến động của tỷ giá có ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế cũng như tâm lý của người dân. Khi tỷ giá biến động theo chiều hướng không thuận lợi cho nền kinh tế, ngân hàng nhà nước (NHNN) đã thực hiện nhiều biện pháp và đã đạt được một số kết quả nhất định. Bài viết này sẽ tập trung khảo sát diễn biến tỷ giá qua các năm 2008 - 2013, qua đó đánh giá những kết quả đạt được trong điều hành tỷ giá của NHNN trong thời gian qua và hàm ý điều hành chính sách trong thời gian tới. Từ khóa: tỷ giá, chính sách, ngân hàng nhà nước, thị trường tự do, thị trường liên ngân hàng, ngoại tệ. 1. Giới thiệu Trong thời gian qua đặc biệt là giai đoạn 2011 – 2013 kết quả điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước (NHNN) là một trong những điểm sáng trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ và có thể thấy một trong những dấu ấn thành công trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN chính là chính sách điều hành tỷ giá. Chính sách tỷ giá là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng của mỗi quốc gia và tỷ giá luôn là vấn đề thời sự và rất nhạy cảm. Ở Việt Nam, tỷ giá hối đoái không chỉ tác động đến xuất nhập khẩu, cán cân thương mại, nợ quốc gia, thu hút đầu tư trực tiếp, gián tiếp, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của dân chúng. Trước đây, tỷ giá biến động thất thường, áp lực tăng tỷ giá là thường xuyên. Tuy nhiên từ cuối năm 2011, tỷ giá đã được giữ ở mức ổn định nhờ vào chính sách điều hành tỷ giá của NHNN. Bài viết này sẽ tập trung khảo sát diễn biến tỷ giá qua các năm, qua đó đánh giá những kết quả đạt được trong điều hành tỷ giá của NHNN trong thời gian qua và hàm ý điều hành chính sách trong thời gian tới. 2. Phân tích tình hình diễn biến tỉ giá Trong giai đoạn 2008 – 2013, dựa vào tình hình diễn biến của tỷ giá, các tác giả chia làm 2 giai đoạn lớn để phân tích: (i) giai đoạn 2008-2010 và (ii) giai đoạn 2011- 2013. 2.1. Giai đoạn 2008 – 2010: Đây có thể coi là giai đoạn nhiều biến động về tỷ giá mà NHNN cần phải xử lý tình huống. Cụ thể: Hình 1: Biểu đồ diễn biến tỷ giá 2008 – 2010 (Nguồn: NHNN và Tổng hợp của Vietstock) 89 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Năm 2008 Diễn biến: Năm 2008 được giới phân tích tài chính coi là năm bất ổn của tỷ giá với những biến động tỷ giá rất phức tạp. Trong 6 tháng đầu năm tỷ giá liên tục giảm dưới mức sàn, cụ thể: tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng (LNH) sụt giảm tới mức thấp nhất là 15.560 VND/USD, trên thị trường tự do (TTTD), USD dao động từ mức 15.700 – 16.000 VND/USD. Nhưng sau đó tỷ giá tăng dần đều và đột ngột tăng mạnh từ giữa tháng 6, đỉnh điểm lên đến 19.400 VND/USD vào ngày 18/06 sau đó dịu lại. Trong 6 tháng cuối năm tỷ giá giảm dần và dần đi vào bình ổn nhưng sau đó lại tăng trở lại. Nguyên nhân: Những bất ổn về tỷ giá trong năm 2008 có nguồn cơn từ những tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ trong năm, làm cho lãi suất cơ bản tăng dẫn đến sự chênh lệch lớn về lãi suất giữa USD và VND. Các nhà đầu tư cũng như người dân chuyển qua nắm giữ VND, các NHTM lúc này cũng đẩy mạnh bán USD. Những tác động trên tất yếu làm cho tỷ giá giảm. Tuy vậy, tỷ giá đã nhanh chóng tăng lại sau đó là do khi mặt bằng lãi suất nội tệ quá cao trong khi tỷ giá USD lại ở mức thấp và lãi suất vay USD lại không biến động nhiều nên nhu cầu mua ngoại tệ của các DN xuất nhập khẩu tăng cao. Tăng nhập khẩu vàng do chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và quốc tế. Nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu rút vốn khỏi Việt Nam khi lo ngại về tình hình kinh tế và do tình hình thanh khoản thấp trên thị trường thế giới đẩy nhu cầu mua USD chuyển vốn về nước lên cao. Cung ngoại tệ thấp do NHNN không cho phép cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất khẩu. Chính những nguyên nhân trên khiến cho tỷ giá tăng mạnh trở lại như vậy. Động thái chính sách: khi tỷ giá giảm NHNN không thực hiện mua ngoại tệ USD nhằm hạn chế việc bơm tiền ra lưu thông mà tăng biên độ tỷ giá USD/VND từ 0,75%/năm lên 1%/năm trong ngày 10/03/2008. Khi tỷ giá tăng đột biến NHNN nới biên độ từ 1% lên ±2% (27/06/2008) và kiểm soát chặt các bàn thu đổi. Đến cuối năm 2008, NHNN tăng biên độ tỷ giá từ 2% lên 3% (7/11/2008) làm tỷ giá tăng lên mức 17.440 VND/USD. Nhờ có sự can thiệp hợp lý của NHNN mà tỷ giá được điều chỉnh ở mức ổn định. Năm 2009 Diễn biến: Nhìn chung tỷ giá trong năm 2009 tăng, trong 11 tháng đầu năm, tỷ giá liên tục tăng. Từ tháng 1 đến tháng 3: tỷ giá LNH dao động trong khoảng 17.450 – 17.700 VND/USD, cách giá trần khoảng từ 0 – 200 đồng, còn tỷ giá trên TTTD cao hơn tỷ giá LNH khoảng 100 đồng. Từ tháng 4 đến tháng 9: tỷ giá trên 2 thị trường dao động trong khoảng 18.180 – 18.500 VND/USD. Từ tháng 10 đến 25/11/2009: biến động tỷ giá rất dữ dội từ 18.545 – 19.300VND/USD, có lúc đạt đỉnh 20.000 VND/USD trên TTTD và 19.750 VND/USD trên thị trường LNH. Tháng cuối của năm 2009 tỷ giá bắt đầu giảm về quanh mức 18.500 VND/USD. Nguyên nhân: Tỷ giá liên tục tăng như vậy chủ yếu là do sự găm giữ ngoại tệ. Người dân găm giữ ngoại tệ c ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá chính sách điều hành tỷ giá của ngân hàng nhà nước Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013 HỘI THẢO NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 – 2013 ThS.Nguyễn Thị Hải Hà, Trần Phương Loan Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội TÓM TẮT Ở Việt Nam, chính sách tỷ giá hối đoái gắn rất chặt với chính sách tiền tệ, thậm chí gần như trở thành một bộ phận không thể tách rời của chính sách tiền tệ. Diễn biến của tỷ giá trong thời gian qua cho thấy tỷ giá vẫn luôn là vấn đề thời sự được mọi người quan tâm và sự biến động của tỷ giá có ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế cũng như tâm lý của người dân. Khi tỷ giá biến động theo chiều hướng không thuận lợi cho nền kinh tế, ngân hàng nhà nước (NHNN) đã thực hiện nhiều biện pháp và đã đạt được một số kết quả nhất định. Bài viết này sẽ tập trung khảo sát diễn biến tỷ giá qua các năm 2008 - 2013, qua đó đánh giá những kết quả đạt được trong điều hành tỷ giá của NHNN trong thời gian qua và hàm ý điều hành chính sách trong thời gian tới. Từ khóa: tỷ giá, chính sách, ngân hàng nhà nước, thị trường tự do, thị trường liên ngân hàng, ngoại tệ. 1. Giới thiệu Trong thời gian qua đặc biệt là giai đoạn 2011 – 2013 kết quả điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước (NHNN) là một trong những điểm sáng trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ và có thể thấy một trong những dấu ấn thành công trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN chính là chính sách điều hành tỷ giá. Chính sách tỷ giá là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng của mỗi quốc gia và tỷ giá luôn là vấn đề thời sự và rất nhạy cảm. Ở Việt Nam, tỷ giá hối đoái không chỉ tác động đến xuất nhập khẩu, cán cân thương mại, nợ quốc gia, thu hút đầu tư trực tiếp, gián tiếp, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của dân chúng. Trước đây, tỷ giá biến động thất thường, áp lực tăng tỷ giá là thường xuyên. Tuy nhiên từ cuối năm 2011, tỷ giá đã được giữ ở mức ổn định nhờ vào chính sách điều hành tỷ giá của NHNN. Bài viết này sẽ tập trung khảo sát diễn biến tỷ giá qua các năm, qua đó đánh giá những kết quả đạt được trong điều hành tỷ giá của NHNN trong thời gian qua và hàm ý điều hành chính sách trong thời gian tới. 2. Phân tích tình hình diễn biến tỉ giá Trong giai đoạn 2008 – 2013, dựa vào tình hình diễn biến của tỷ giá, các tác giả chia làm 2 giai đoạn lớn để phân tích: (i) giai đoạn 2008-2010 và (ii) giai đoạn 2011- 2013. 2.1. Giai đoạn 2008 – 2010: Đây có thể coi là giai đoạn nhiều biến động về tỷ giá mà NHNN cần phải xử lý tình huống. Cụ thể: Hình 1: Biểu đồ diễn biến tỷ giá 2008 – 2010 (Nguồn: NHNN và Tổng hợp của Vietstock) 89 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Năm 2008 Diễn biến: Năm 2008 được giới phân tích tài chính coi là năm bất ổn của tỷ giá với những biến động tỷ giá rất phức tạp. Trong 6 tháng đầu năm tỷ giá liên tục giảm dưới mức sàn, cụ thể: tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng (LNH) sụt giảm tới mức thấp nhất là 15.560 VND/USD, trên thị trường tự do (TTTD), USD dao động từ mức 15.700 – 16.000 VND/USD. Nhưng sau đó tỷ giá tăng dần đều và đột ngột tăng mạnh từ giữa tháng 6, đỉnh điểm lên đến 19.400 VND/USD vào ngày 18/06 sau đó dịu lại. Trong 6 tháng cuối năm tỷ giá giảm dần và dần đi vào bình ổn nhưng sau đó lại tăng trở lại. Nguyên nhân: Những bất ổn về tỷ giá trong năm 2008 có nguồn cơn từ những tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ trong năm, làm cho lãi suất cơ bản tăng dẫn đến sự chênh lệch lớn về lãi suất giữa USD và VND. Các nhà đầu tư cũng như người dân chuyển qua nắm giữ VND, các NHTM lúc này cũng đẩy mạnh bán USD. Những tác động trên tất yếu làm cho tỷ giá giảm. Tuy vậy, tỷ giá đã nhanh chóng tăng lại sau đó là do khi mặt bằng lãi suất nội tệ quá cao trong khi tỷ giá USD lại ở mức thấp và lãi suất vay USD lại không biến động nhiều nên nhu cầu mua ngoại tệ của các DN xuất nhập khẩu tăng cao. Tăng nhập khẩu vàng do chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và quốc tế. Nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu rút vốn khỏi Việt Nam khi lo ngại về tình hình kinh tế và do tình hình thanh khoản thấp trên thị trường thế giới đẩy nhu cầu mua USD chuyển vốn về nước lên cao. Cung ngoại tệ thấp do NHNN không cho phép cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất khẩu. Chính những nguyên nhân trên khiến cho tỷ giá tăng mạnh trở lại như vậy. Động thái chính sách: khi tỷ giá giảm NHNN không thực hiện mua ngoại tệ USD nhằm hạn chế việc bơm tiền ra lưu thông mà tăng biên độ tỷ giá USD/VND từ 0,75%/năm lên 1%/năm trong ngày 10/03/2008. Khi tỷ giá tăng đột biến NHNN nới biên độ từ 1% lên ±2% (27/06/2008) và kiểm soát chặt các bàn thu đổi. Đến cuối năm 2008, NHNN tăng biên độ tỷ giá từ 2% lên 3% (7/11/2008) làm tỷ giá tăng lên mức 17.440 VND/USD. Nhờ có sự can thiệp hợp lý của NHNN mà tỷ giá được điều chỉnh ở mức ổn định. Năm 2009 Diễn biến: Nhìn chung tỷ giá trong năm 2009 tăng, trong 11 tháng đầu năm, tỷ giá liên tục tăng. Từ tháng 1 đến tháng 3: tỷ giá LNH dao động trong khoảng 17.450 – 17.700 VND/USD, cách giá trần khoảng từ 0 – 200 đồng, còn tỷ giá trên TTTD cao hơn tỷ giá LNH khoảng 100 đồng. Từ tháng 4 đến tháng 9: tỷ giá trên 2 thị trường dao động trong khoảng 18.180 – 18.500 VND/USD. Từ tháng 10 đến 25/11/2009: biến động tỷ giá rất dữ dội từ 18.545 – 19.300VND/USD, có lúc đạt đỉnh 20.000 VND/USD trên TTTD và 19.750 VND/USD trên thị trường LNH. Tháng cuối của năm 2009 tỷ giá bắt đầu giảm về quanh mức 18.500 VND/USD. Nguyên nhân: Tỷ giá liên tục tăng như vậy chủ yếu là do sự găm giữ ngoại tệ. Người dân găm giữ ngoại tệ c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Ngân hàng nhà nước Thị trường tự do Thị trường liên ngân hàng Chính sách tỷ giá hối đoái Chính sách tiền tệGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tiểu luận Thanh toán quốc tế: Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam
25 trang 466 0 0 -
Giáo trình Kinh tế vĩ mô 1: Phần 1 - ĐH Thương mại
194 trang 269 0 0 -
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 268 0 0 -
38 trang 240 0 0
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - PGS.TS. Nguyễn Văn Dần (chủ biên) (HV Tài chính)
488 trang 239 1 0 -
Một số vấn đề về lời nguyền tiền mặt: Phần 2
118 trang 228 0 0 -
5 trang 215 0 0
-
Đề cương chi tiết học phần Tiền tệ và ngân hàng (Money and Banking)
4 trang 206 0 0 -
Trao đổi về quy định mới của Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)
3 trang 200 0 0 -
16 trang 189 0 0