Đánh giá chuỗi biến đổi khí hậu - nước - năng lượng - lương thực - công bằng xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 726.57 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu được thực hiện với cách tiếp cận theo chuỗi và sử dụng các phương pháp thu thập sử lí số liệu, phương pháp đánh giá tương quan và xây dựng phương trình hồi quy, xây dựng biểu đồ SAM.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá chuỗi biến đổi khí hậu - nước - năng lượng - lương thực - công bằng xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Natural Sci. 2017, Vol. 62, No. 3, pp. 142-152 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1059.2017-0018 ĐÁNH GIÁ CHUỖI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU - NƯỚC - NĂNG LƯỢNG - LƯƠNG THỰC - CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Đào Ngọc Hùng¹, Trần Đức Tuấn² và Cù Thị Phương³ ¹Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ²Viện Nghiên cứu Sách và Học liệu Giáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ³Khoa Thủy văn và Tài nguyên nước, Trường Đại học Thủy Lợi Tóm tắt. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, biến đổi khí hậu (BĐKH) và các hoạt động kinh tế xã hội của con người được thể hiện rõ nét qua chuỗi các mối quan hệ bao gồm biến đổi khí hậu nước - năng lượng - lương thực - công bằng xã hội (gọi tắt là chuỗi “biến đổi khí hậu - nước năng lượng - lương thực - công bằng xã hội”). Tại các vùng lãnh thổ khác nhau, mức độ quan trọng và mối quan tâm của xã hội với từng thành phần trong chuỗi không như nhau. Nghiên cứu được thực hiện với cách tiếp cận theo chuỗi và sử dụng các phương pháp thu thập sử lí số liệu, phương pháp đánh giá tương quan và xây dựng phương trình hồi quy, xây dựng biểu đồ SAM. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng: xét về mức độ tác động thì chuỗi quan hệ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được biểu thị là BĐKH - nước - lương thực - năng lượng - công bằng xã hội; nhưng xét theo mức độ quan tâm của xã hội thì chuỗi quan hệ ở ĐBSCL được biểu thị là BĐKH - lương thực - nước, công bằng xã hội - năng lượng. Việc nghiên cứu chuỗi các mối quan hệ nói trên ở ĐBSCL có ý nghĩa bởi vì kết quả thu được là tiền đề quan trọng cho nghiên cứu về quá trình học tập chuyển đổi nhằm phát triển bền vững ở ĐBSCL. Từ khóa. Biến đổi khí hậu, chuỗi biến đổi khí hậu - nước - năng lượng - lương thực - công bằng xã hội, đồng bằng sông Cửu Long, học tập chuyển đổi, phát triển bền vững. 1. Mở đầu Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nằm ở rìa phía Nam của Việt Nam, có tổng diển tích tự nhiên khoảng hơn 40 nghìn km², chiếm hơn 12 % diện tích của Việt Nam [1] và 5% diện tích lưu vực sông Mê Công. Phía Tây của Đồng bằng tiếp giáp với Campuchia, phía Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông là Biển Đông và phía Bắc tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh. 22% dân số Việt Nam sống ở ĐBSCL. Đất nông nghiệp chiếm 75% diện tích ĐBSCL, phần lớn là ruộng lúa. ĐBSCL có tài nguyên nước dồi dào, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy thuận tiện, người dân cần cù chịu khó và có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp là sinh kế chính cho 60% dân cư ở ĐBSCL [2]. ĐBSCL cung cấp 46% tổng lượng lương thực sản xuất tại Việt Nam và đóng góp 27% GDP của Việt Nam [3]. Ngày nhận bài: 19/2/2017. Ngày nhận đăng: 20/3/2017. Tác giả liên hệ: Đào Ngọc Hùng, e-mail: daongochung69@gmail.com 142 Đánh giá chuỗi biến đổi khí hậu - nước - năng lượng - lương thực - công bằng xã hội ở đồng bằng… ĐBSCL là một trong ba đồng bằng dễ bị tổn thương nhất trên thế giới do BĐKH (cùng với đồng bằng sông Nile ở Ai Cập và đồng bằng Ganges ở Bangladesh). Với biểu hiện nước biển dâng cao, các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng, BĐKH đã tác động tiêu cực và đáng kể đến ĐBSCL. Theo dự báo, tác động của BĐKH sẽ làm 90% đất nông nghiệp ở ĐBSCL bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, 70% diện tích ĐBSCL sẽ bị xâm nhập mặn, năng suất nông nghiệp bị suy giảm và sinh kế của nhiều người dân, đặc biệt là người nghèo bị ảnh hưởng tiêu cực [3]. Trong bối cảnh trên, chính quyền và người dân địa phương đã thể hiện mối quan tâm ngày càng nhiều và sâu sắc đến chuỗi mối quan hệ BĐKH - nước - lương thực - năng lượng - công bằng xã hội. Thay cho cách tiếp cận theo ngành, cách tiếp cận chuỗi là cách tiếp cận hữu hiệu để nhận diện và tìm ra các giải pháp bền vững giải quyết các vấn đề nảy sinh từ chuỗi. Golam Rasul & Bikash Sharma cho rằng tiếp cận chuỗi là cách tiếp cận mới, đặc biệt phù hợp tại các nước phát triển để xem xét và giải quyết tổ hợp các vấn đề an ninh nước - năng lượng - lương thực trong bối cảnh biến đổi khí hậu” [4]. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc khuyến nghị sử dụng tiếp cận chuỗi để phân tích tình hình và tìm ra các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững trong điều kiện BĐKH [5]. Unescap cũng đã chỉ ra các lợi ích của sử dụng cách tiếp cận chuỗi nước - lương thực - năng lượng ở châu Á và vùng Thái Bình Dương [6]. Tuyet L. Cosslett, Patrick D. Cosslett cũng đã nhấn mạnh rằng rất cần thiết phải áp dụng tiếp cận chuỗi và phương pháp điều tra qua internet khi nghiên cứu về tài nguyên nước và an ninh lương thực ở ĐBSCL [7]. Tiếp cận chuỗi đã được các tác giả của bài báo áp dụng trong quá trình phân tích bối cảnh của các quá trình chuyển hóa tiến tới sự phát triển bền vững và các quá trình học tập chuyển đổi nhằm mục tiêu sự phát triển bền vững ở ĐBSCL. Điểm mới trong nghiên cứu là đã bổ sung thêm 2 thành phần: BĐH ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá chuỗi biến đổi khí hậu - nước - năng lượng - lương thực - công bằng xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Natural Sci. 2017, Vol. 62, No. 3, pp. 142-152 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1059.2017-0018 ĐÁNH GIÁ CHUỖI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU - NƯỚC - NĂNG LƯỢNG - LƯƠNG THỰC - CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Đào Ngọc Hùng¹, Trần Đức Tuấn² và Cù Thị Phương³ ¹Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ²Viện Nghiên cứu Sách và Học liệu Giáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ³Khoa Thủy văn và Tài nguyên nước, Trường Đại học Thủy Lợi Tóm tắt. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, biến đổi khí hậu (BĐKH) và các hoạt động kinh tế xã hội của con người được thể hiện rõ nét qua chuỗi các mối quan hệ bao gồm biến đổi khí hậu nước - năng lượng - lương thực - công bằng xã hội (gọi tắt là chuỗi “biến đổi khí hậu - nước năng lượng - lương thực - công bằng xã hội”). Tại các vùng lãnh thổ khác nhau, mức độ quan trọng và mối quan tâm của xã hội với từng thành phần trong chuỗi không như nhau. Nghiên cứu được thực hiện với cách tiếp cận theo chuỗi và sử dụng các phương pháp thu thập sử lí số liệu, phương pháp đánh giá tương quan và xây dựng phương trình hồi quy, xây dựng biểu đồ SAM. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng: xét về mức độ tác động thì chuỗi quan hệ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được biểu thị là BĐKH - nước - lương thực - năng lượng - công bằng xã hội; nhưng xét theo mức độ quan tâm của xã hội thì chuỗi quan hệ ở ĐBSCL được biểu thị là BĐKH - lương thực - nước, công bằng xã hội - năng lượng. Việc nghiên cứu chuỗi các mối quan hệ nói trên ở ĐBSCL có ý nghĩa bởi vì kết quả thu được là tiền đề quan trọng cho nghiên cứu về quá trình học tập chuyển đổi nhằm phát triển bền vững ở ĐBSCL. Từ khóa. Biến đổi khí hậu, chuỗi biến đổi khí hậu - nước - năng lượng - lương thực - công bằng xã hội, đồng bằng sông Cửu Long, học tập chuyển đổi, phát triển bền vững. 1. Mở đầu Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nằm ở rìa phía Nam của Việt Nam, có tổng diển tích tự nhiên khoảng hơn 40 nghìn km², chiếm hơn 12 % diện tích của Việt Nam [1] và 5% diện tích lưu vực sông Mê Công. Phía Tây của Đồng bằng tiếp giáp với Campuchia, phía Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông là Biển Đông và phía Bắc tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh. 22% dân số Việt Nam sống ở ĐBSCL. Đất nông nghiệp chiếm 75% diện tích ĐBSCL, phần lớn là ruộng lúa. ĐBSCL có tài nguyên nước dồi dào, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy thuận tiện, người dân cần cù chịu khó và có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp là sinh kế chính cho 60% dân cư ở ĐBSCL [2]. ĐBSCL cung cấp 46% tổng lượng lương thực sản xuất tại Việt Nam và đóng góp 27% GDP của Việt Nam [3]. Ngày nhận bài: 19/2/2017. Ngày nhận đăng: 20/3/2017. Tác giả liên hệ: Đào Ngọc Hùng, e-mail: daongochung69@gmail.com 142 Đánh giá chuỗi biến đổi khí hậu - nước - năng lượng - lương thực - công bằng xã hội ở đồng bằng… ĐBSCL là một trong ba đồng bằng dễ bị tổn thương nhất trên thế giới do BĐKH (cùng với đồng bằng sông Nile ở Ai Cập và đồng bằng Ganges ở Bangladesh). Với biểu hiện nước biển dâng cao, các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng, BĐKH đã tác động tiêu cực và đáng kể đến ĐBSCL. Theo dự báo, tác động của BĐKH sẽ làm 90% đất nông nghiệp ở ĐBSCL bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, 70% diện tích ĐBSCL sẽ bị xâm nhập mặn, năng suất nông nghiệp bị suy giảm và sinh kế của nhiều người dân, đặc biệt là người nghèo bị ảnh hưởng tiêu cực [3]. Trong bối cảnh trên, chính quyền và người dân địa phương đã thể hiện mối quan tâm ngày càng nhiều và sâu sắc đến chuỗi mối quan hệ BĐKH - nước - lương thực - năng lượng - công bằng xã hội. Thay cho cách tiếp cận theo ngành, cách tiếp cận chuỗi là cách tiếp cận hữu hiệu để nhận diện và tìm ra các giải pháp bền vững giải quyết các vấn đề nảy sinh từ chuỗi. Golam Rasul & Bikash Sharma cho rằng tiếp cận chuỗi là cách tiếp cận mới, đặc biệt phù hợp tại các nước phát triển để xem xét và giải quyết tổ hợp các vấn đề an ninh nước - năng lượng - lương thực trong bối cảnh biến đổi khí hậu” [4]. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc khuyến nghị sử dụng tiếp cận chuỗi để phân tích tình hình và tìm ra các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững trong điều kiện BĐKH [5]. Unescap cũng đã chỉ ra các lợi ích của sử dụng cách tiếp cận chuỗi nước - lương thực - năng lượng ở châu Á và vùng Thái Bình Dương [6]. Tuyet L. Cosslett, Patrick D. Cosslett cũng đã nhấn mạnh rằng rất cần thiết phải áp dụng tiếp cận chuỗi và phương pháp điều tra qua internet khi nghiên cứu về tài nguyên nước và an ninh lương thực ở ĐBSCL [7]. Tiếp cận chuỗi đã được các tác giả của bài báo áp dụng trong quá trình phân tích bối cảnh của các quá trình chuyển hóa tiến tới sự phát triển bền vững và các quá trình học tập chuyển đổi nhằm mục tiêu sự phát triển bền vững ở ĐBSCL. Điểm mới trong nghiên cứu là đã bổ sung thêm 2 thành phần: BĐH ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Biến đổi khí hậu Chuỗi biến đổi khí hậu Đồng bằng sông Cửu Long Học tập chuyển đổi Phát triển bền vững Xây dựng biểu đồ SAMTài liệu liên quan:
-
342 trang 350 0 0
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hiệp Đức
6 trang 342 0 0 -
Phát triển du lịch bền vững tại Hòa Bình: Vai trò của các bên liên quan
10 trang 326 0 0 -
Phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam thông qua bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI)
8 trang 321 0 0 -
báo cáo chuyên đề GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
78 trang 288 0 0 -
95 trang 270 1 0
-
Tăng trưởng xanh ở Việt Nam qua các chỉ số đo lường định lượng
11 trang 246 0 0 -
Hạ tầng xanh – giải pháp bền vững cho thoát nước đô thị
17 trang 231 1 0 -
Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên: Từ lý luận đến thực tiễn
6 trang 212 0 0 -
13 trang 210 0 0