Danh mục

Đánh giá đặc trưng thống kê trường dị thường trọng lực khu vực miền trung Việt Nam

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 594.53 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo "Đánh giá đặc trưng thống kê trường dị thường trọng lực khu vực miền trung Việt Nam" trình bày các kết quả đánh giá thuộc tính thống kê (kì vọng toán học, phương sai, độ lệch bất đối xứng, độ lệch tâm, tỷ số giữa phương sai và kì vọng toán học) của trường dị thường trọng lực Bughe khu vực miền Trung Việt Nam. Kết quả tính toán đã cho thấy các dải giá trị cực đại dương của thuộc tính thống kê kéo dài theo ba hướng chính: hướng Đông Bắc-Tây Nam, Tây Bắc-Đông Nam và hướng á vĩ tuyến. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá đặc trưng thống kê trường dị thường trọng lực khu vực miền trung Việt Nam HỘI NGHỊ TOÀN QUỐCKHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ TÀI NGUYÊN VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (ERSD 2022) ĐÁNH GIÁ ĐẶC TRƯNG THỐNG KÊ TRƯỜNG DỊ THƯỜNG TRỌNG LỰC KHU VỰC MIỀN TRUNG VIỆT NAM Phan Thị Hồng1,*, Petrov Aleksey Vladimirovich2, Đỗ Minh Phương3 1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất 2 Trường Đại học Địa chất Thăm dò quốc gia Nga mang tên Sergo (MGRI) 3 Liên đoàn Vật Lý Địa chất-Tổng cục Địa chât và khoáng sản Việt NamTÓM TẮTBài báo trình bày các kết quả đánh giá thuộc tính thống kê (kì vọng toán học, phương sai, độ lệch bất đối xứng, độlệch tâm, tỷ số giữa phương sai và kì vọng toán học) của trường dị thường trọng lực Bughe khu vực miền Trung ViệtNam. Kết quả tính toán đã cho thấy các dải giá trị cực đại dương của thuộc tính thống kê kéo dài theo ba hướngchính: hướng Đông Bắc-Tây Nam, Tây Bắc-Đông Nam và hướng á vĩ tuyến. Phía Đông Bắc, Tây Nam và Đông Namgiá trị cực đại của các thuộc tính thống kê có sự phân dị cao cho thấy cấu trúc địa chất tại đây có hoạt động kiến tạophức tạp cùng với số lượng lớn các khối bất đồng nhất có mật độ dư cao hình thành dị thường dạng tuyến tính, dạngvòng và dạng bất kì, cho phép chúng tôi giả định tiềm năng cao về sự hiện diện của các mỏ khoáng sản ẩn dưới cácthành tạo trầm tích và đề xuất nghiên cứu các phương pháp địa vật lý chi tiết kèm với các phương pháp khảo sát địachất tại khu vực này trong các nghiên cứu tương lai.Từ khóa: dị thường trọng lực Bughe, khu vực miền Trung, thống kê, COSCAD-3D, cửa sổ trượt.1. Đặt vấn đề Một vấn đề quan trọng cần quan tâm là trường địa vật lý là các trường ngẫu nhiên không ổn định vàluôn thay đổi phức tạp trong không gian. Giá trị của trường đo được ở một điểm không thể dự báo trước,các đại lượng cần đo có thể xuất hiện với các giá trị xi này hay xi khác với xác suất pi này hay pi khác, vàgiá trị trường từ điểm này sang điểm khác trong không gian cũng xuất hiện mang tính ngẫu nhiên. Thêm nữa, các cấu trúc địa chất dưới sâu cần tìm không thể biết trước và chúng thay đổi ngẫu nhiên,các quan sát trường thường tiến hành trong điều kiện có chứa nhiễu ngẫu nhiên (có thể là nhiễu địa chất-ảnh hưởng của tầng hầm, địa hình…, hoặc nhiễu phi địa chất- biến đổi trường thời gian, dòng đi lạc, saisố đo ghi..) nên giá trị trường đo được là ngẫu nhiên và mang tính xác suất. Chính vì vậy, để xử lý các tàiliệu địa vật lý và đặc biệt khi cần phát hiện các tín hiệu yếu, mô hình thường được sử dụng là các mô hìnhthống kê. Để xử lý số liệu địa vật lý trong trường hợp này không thể sử dụng các lý thuyết giải tích mà sửdụng các công cụ toán học xác suất thống kê hay lý thuyết hàm ngẫu nhiên,…. Đặc điểm ngẫu nhiên của các trường địa vật lý không cho phép mô tả chúng bằng các công thức giải tíchvà để mô tả chúng, chúng tôi sử dụng các đặc trưng thống kê và hàm tương quan, các thuộc tính thống kê nàyđược ứng dụng để xử lý và minh giải tài liệu dị thường trọng lực Bughe khu vực miền Trung Việt Nam trongnhiệm vụ đánh giá các khu vực có hoạt động kiến tạo phức tạp gắn liền với tiềm năng khoáng sản ẩn sâu.2. Cơ sở lý thuyết của phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu sử dụng2.1. Cơ sở lý thuyết của phương pháp nghiên cứu Các đại lượng trường địa vật lý đo được thường là các đại lượng ngẫu nhiên, tại các điểm quan sát cóthể quan sát được các giá trị không biết trước bất kì xi với xác suất pi nhất định. Để mô tả đầy đủ nhất cácđại lượng địa vật lý đo được thường sử dụng các hàm phân bố xác suất F(x) và hàm mật độ xác suất f(x).(Nikitin and Petrov, 2017). Hàm phân bố sác xuất F(x) là hàm mô tả xác suất xuất hiện giá trị trường nhỏ hơn giá trị xi cho trước,là hàm tích lũy (tích phân), còn hàm mật độ xác suất f(x)=F’(x) là hàm mô tả xác suất xuất hiện giá trị xibất kỳ của đại lượng X, nó là phân bố xác suất vi phân.* Tác giả liên hệEmail:phanthihong@humg.edu.vn 930 Trong thực tế để mô tả các đại lượng ngẫu nhiên xi của trường địa vật lý đo được ở một điểm nhất địnhhay trong một cửa sổ nhất định, tương tự như trong toán học thống kê chúng tôi sử dụng các thuộc tínhthống kê như sau: ▪ Kỳ vọng toán học (giá trị trung bình đặc trưng) của biến ngẫu nhiên xi ( với số điểm quan sát nđủ lớn): n 1 X= n  xi (1) i =1 ▪ Phương sai (giá trị phân tán) của biến ngẫu nhiên xi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: