Danh mục

Đánh giá hiện trạng chất lượng nước ngầm và đề xuất giải pháp xử lý nước ngầm tại đảo Tam Hải, huyện núi Thành, tỉnh Quảng Nam

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 523.60 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày kết quả khảo sát về tình hình sử dụng nước và hiện trạng chất lượng nước ngầm tại xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện trạng chất lượng các nguồn nước cấp cho sinh hoạt ăn uống tại khu vực này chưa đảm bảo mục đích cấp nước cho sinh hoạt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá hiện trạng chất lượng nước ngầm và đề xuất giải pháp xử lý nước ngầm tại đảo Tam Hải, huyện núi Thành, tỉnh Quảng Nam ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 9(130).2018 87 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XỬ LÝ NƯỚC NGẦM TẠI ĐẢO TAM HẢI, HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM ASSESSING REALITY OF GROUNDWATER QUALITY AND PROPOSING A GROUNDWATER TREATMENT SOLUTION FOR TAM HAI ISLAND, NUI THANH DISTRICT, QUANG NAM PROVINCE Lê Thị Xuân Thuỳ, Nguyễn Tấn Thành Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng; ltxthuy@dut.udn.vn Tóm tắt - Bài báo trình bày kết quả khảo sát về tình hình sử dụng nước và hiện trạng chất lượng nước ngầm tại xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện trạng chất lượng các nguồn nước cấp cho sinh hoạt ăn uống tại khu vực này chưa đảm bảo mục đích cấp nước cho sinh hoạt. Để xử lý nước ngầm tại khu vực nghiên cứu, nhóm tác giả đã đề xuất mô hình lọc nước ngầm với khả năng lọc 64L/h; các thông số về màu, mùi, chỉ số pecmanganat, hàm lượng Fe, độ cứng của nước sau lọc nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 02:2009/BYT. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã xác định thời gian cần thiết để tiến hành súc rửa hoặc thay mới các lớp vật liệu là 32 ngày, tương ứng với thể tích nước được lọc là 15m3. Abstract - This article presents the survey results of water use and groundwater quality in Tam Hai island commune, Nui Thanh district, Quang Nam province. Research results show that the quality of all supplies for drinking and domestic needs fails to ensure the purpose of supplying water for basic daily activities. To improve the quality of ground water in in the area under study, the authors have proposed a groundwater filtration model with a purification capacity of 64L/h; water subsequent to filteration show its parameters of colour, odour, pecmanganate index, Fe concentration and water hardness which lie within limit allowance from QCVN. 02: 2009/BYT. Besides, the study also determined that the time for cleaning or replacing material layers is 32 days, which corresponds to a volume of filtered water of 15m3. Từ khóa - nước ngầm; nhiễm phèn; vật liệu lọc; mô hình lọc nước; Núi Thành. Key words - groundwater; contaminated with alum; filter materials; water filter model; Nui Thanh. 1. Đặt vấn đề Nước sạch là một trong những nhu cầu cơ bản, cần thiết trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người. Các nguồn cung cấp chính cho hoạt động sống của con người hiện nay chủ yếu là từ hai nguồn chính, đó là: (1) nguồn nước thủy cục; (2) các nguồn nước từ thiên nhiên, bao gồm: các con sông, nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm. Đối với các khu vực nông thôn tại nước ta, nguồn nước ngầm vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, áp lực gia tăng dân số, đô thị hoá đã khiến nguồn nước ngầm ngày càng bị ô nhiễm và suy thoái [1]. Cùng với đó, nước ngầm nhiễm phèn sắt là một vấn đề đang được báo động nóng ở nhiều khu vực. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ rằng “Hàm lượng sắt có mặt trong nước ngầm thường ở các mức nồng độ khác nhau, dao động trong khoảng 3 - 4 mg/L, nhưng trong một số trường hợp khác, có thể đạt tới 15 mg /L. Ở nồng độ thấp, nó có thể gây nên các mùi hôi, mùi tanh, làm gia tăng độ đục trong nước, ở nồng độ cao nó có thể gây nên các bệnh nhiễm trùng, ung thư, bệnh cơ tim và bệnh khớp” [2-4]. Xã đảo Tam Hải thuộc khu vực duyên hải miền Trung, nằm ở phía Đông huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Vị trí địa lý, phương tiện đi lại còn khá hạn chế nên khả năng phát triển kinh tế còn nhiều khó khăn. Là một địa phương đã từng được xếp vào diện khó khăn, sự thiếu thốn về các điều kiện sinh hoạt thường xuyên xảy ra, đặc biệt là nguồn nước sạch. Người dân khu vực này vẫn sử dụng nguồn nước ngầm không đảm bảo chất lượng phục vụ mục đích sinh hoạt và ăn uống. Trong bài báo này, tác giả đã đánh giá hiện trạng chất lượng nước ngầm của một số hộ tại xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam và từ đó đề xuất mô hình lọc nước ngầm nhiễm phèn, góp phần cung cấp nước sạch cho các hộ gia đình tại khu vực nghiên cứu. 2. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Nguồn nước cung cấp tại xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam; - Mô hình xử lý nước ngầm nhiễm phèn sắt. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu, nhóm tác giả đã sử dụng các phương pháp như: khảo sát thực địa, điều tra, phân tích hóa học, xử lý số liệu,… 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Kết quả khảo sát hiện trạng sử dụng nước Xã đảo Tam Hải có 5 thôn liền nhau bao gồm: Đông Tuần, Tân Lập, Long Thạch Đông, Bình Trung, Thuận An. Hơn 10 năm trước tổ chức Đông Tây Hội Ngộ xây dựng một bể cấp nước sạch tại thôn Bình Trung, xã đảo Tam Hải. Ban đầu bể này được khử trùng hầu như triệt để, sau vài năm hoạt động hệ thống xử lý phèn xuống cấp do không có người vận hành sửa chữa. Mặt khác, địa hình của xã được bao bọc xung quanh bởi dòng sông Trường Giang, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: