Danh mục

Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 128.32 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hồ Núi Cốc được đưa vào khai thác từ năm 1978, là hồ nhân tạo có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, môi trường và tăng tính đa dạng sinh học. Tuy nhiên, môi trường nước hồ Núi Cốc hiện đang có dấu hiệu ô nhiễm. Nguyên nhân chủ yếu do: nguồn thải từ các hoạt động dân sinh; các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, khai thác khoáng sản, đặc biệt là khai thác cát sỏi không theo quy hoạch trong khu vực lòng hồ và phía thượng lưu của hồ v.v.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt hồ Núi Cốc tỉnh Thái NguyênHoàng Văn Hùng và ĐtgTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ113(13): 95 - 100ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT HỒ NÚI CỐCTỈNH THÁI NGUYÊNHoàng Văn Hùng*, Phạm Tất Đạt, Trần Thị Mai AnhTrường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái NguyênTÓM TẮTHồ Núi Cốc được đưa vào khai thác từ năm 1978, là hồ nhân tạo có vai trò quan trọng trong pháttriển kinh tế - xã hội, môi trường và tăng tính đa dạng sinh học. Tuy nhiên, môi trường nước hồ NúiCốc hiện đang có dấu hiệu ô nhiễm. Nguyên nhân chủ yếu do: nguồn thải từ các hoạt động dân sinh;các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, khai thác khoáng sản, đặc biệt là khai tháccát sỏi không theo quy hoạch trong khu vực lòng hồ và phía thượng lưu của hồ v.v. Để đánh giá hiệntrạng môi trường nước mặt tại hồ Núi Cốc, nghiên cứu đã: tiến hành phân tích chất lượng nước thảicủa khu du lịch Hồ Núi Cốc, chất lượng nước các sông, suối tại các cửa xả trước khi chảy vào hồ v.v.và theo dõi, phân tích diễn biến chất lượng nước hồ Núi Cốc theo không gian, thời gian. Kết quảnghiên cứu cho thấy: theo không gian tại một số vị trí trên hồ có biểu hiện ô nhiễm nhẹ về các hợpchất hữu cơ, đặc biệt là tại khu vực phía thượng lưu hồ, khu vực hồ tiếp nhận các nguồn thải của khudu lịch hồ Núi Cốc; theo thời gian, diễn biến chất lượng nước hồ thay đổi không lớn nhưng có xuhướng gia tăng mức độ ô nhiễm. Nghiên cứu cũng đã đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao hiệuquả công tác quản lý, bảo vệ môi trường nước mặt hồ Núi Cốc phù hợp với mục tiêu phát triển kinhtế - xã hội của toàn tỉnh Thái Nguyên, đảm bảo phát triển bền vững.Từ khóa: Chất lượng nước, đánh giá, hồ Núi Cốc, môi trường nước mặt, phát triển bền vững, ô nhiễm.MỞ ĐẦU*Hồ Núi Cốc (HNC) là hồ nhân tạo chắnngang sông Công, nằm trong địa bàn 8 xã: 5xã thuộc huyện Đại Từ, 01 xã thuộc huyệnPhổ Yên và 02 xã thuộc thành phố TháiNguyên (từ 21o30’ – 21o50’ vĩ Bắc, 105o32’ –105o42’ kinh Đông), với diện tích mặt hồkhoảng 25 km2 [4]. HNC có vai trò vô cùngquan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnhThái Nguyên: cung cấp nước cho hoạt độngcông nghiệp (CN) và sinh hoạt (SH) với lưualượng 7,2 m3/s; phục vụ cấp nước cho 12.000ha đất nông nghiệp (NN), cắt lũ cho hạ lưusông Công; tạo khu du lịch sinh thái Hồ NúiCốc [5].Tuy nhiên, môi trường nước (MTN) HNChiện đang có dấu hiệu ô nhiễm. Nguyên nhânchủ yếu do: nguồn thải từ các hoạt động sảnxuất NN – CN, dịch vụ v.v, đặc biệt là khaithác cát sỏi không theo quy hoạch trong khuvực lòng hồ và thượng lưu của hồ. Nhữngkênh rạch đầy rác và nước thải; việc lấnchiếm lòng hồ làm nơi sinh sống và hàng loạt*Tel: 0989372386; Email: hvhungtn74@yahoo.comcông trình khai thác nước trái phép v.v. đanglàm chết dần nguồn nước sống, ảnh hưởngnghiêm trọng đến sức khỏe con người [4].Việc nghiên cứu một cách liên tục trên cảkhía cạnh không gian và thời gian, làm cơ sởkhoa học cho việc nghiên cứu ô nhiễm MTNHNC là vô cùng cần thiết, có ý nghĩa thiếtthực với cuộc sống của người dân, góp phầnbảo tồn đa dạng sinh học trong khu vực hồnói riêng và sự nghiệp phát triển của tỉnh TháiNguyên nói chung.VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUPhương pháp nghiên cứu- Phương pháp kế thừa: kế thừa các số liệu,tài liệu liên quan đến nghiên cứu tại Chi cụcMôi trường tỉnh Thái Nguyên.- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa:khảo sát toàn bộ khu vực nghiên cứu, phỏngvấn trực tiếp người dân và cán bộ nghiên cứunhằm xác định hiện trạng và các tác độngMTN [1].- Phương pháp lấy mẫu và phân tích: theođúng QCVN và quốc tế (ISO) tương ứng, đãđược công nhận đạt tiêu chuẩn VILAS [2].95Hoàng Văn Hùng và ĐtgTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ- Phương pháp xin ý kiến của các chuyên giachuyên ngành [1].- Phương pháp tổng hợp, so sánh: tổng hợpcác số liệu và so sánh với QCVN hiện hành.Từ đó, đánh giá hiện trạng chất lượng MTNHNC và kết luận mức ô nhiễm.- Phương pháp xử lý số liệu: sử dụng phầnmềm Excel và SAS.Thiết bị, vật liệu nghiên cứu- Các loại thiết bị và vật liệu để lấy, vậnchuyển, bảo quản và phân tích mẫu được quiđịnh trong QCVN 08:2008/BTNMT cột A2.- Thời gian nghiên cứu: 2011-2012.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬNHiện trạng MTN mặt HNCHiện trạng chất lượng nước tại các sông,suối và cửa xả đổ vào hồ Núi Cốc113 (13): 95 - 100Chất lượng nước tại các suối đổ vào hồ tươngđối tốt. Nhưng đang có dấu hiệu ô nhiễm nhẹhợp chất hữu cơ (HCHC), Coliform và dinhdưỡng (không đảm bảo để cấp nước sinh hoạttheo QCVN 08:2008/BTNMT cột A2).Nguyên nhân do: tự nhiên (sự xói mòn, rửatrôi đất, chất thải, lá cây, v.v. trên bề mặt đấttheo dòng chảy xuống hồ) và các hoạt độngcủa con người (chủ yếu): chất thải sinh hoạt,hoạt động sản xuất NN – CN, du lịch, v.v.Gồm: sông Công (nguồn chính), suối Mỹ Yên(xã Bình Thuận), suối Chấm (xã Lục Ba),suối Kẻn (xã Vạn Thọ), với các điểm lấy mẫuđược kí hiệu như sau:SCO1-12: Trên sông Công, trước cửa xả chảyvào HNC, xóm Đông Khuôn, xã Hùng Sơn.Tọa độ: ...

Tài liệu được xem nhiều: