Danh mục

Đánh giá hiện trạng nước dưới đất và đề xuất giải pháp quản lý, xử lý để cấp nước sinh hoạt cho tỉnh Long An

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 458.76 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết cung cấp thông tin về Nguồn nước dưới đất ở tỉnh Long An đã được nghiên cứu và đánh giá một cách có hệ thống phục vụ công tác quản lý và khai thác nguồn nước dưới đất bởi các cơ quan chuyên ngành. Các kết quả điều tra, nghiên cứu đáng chú ý đối với địa chất thủy văn khu vực tỉnh Long An tập trung vào đánh giá trữ lượng khai thác, phục vụ cấp nước các khu đô thị và dân cư. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá hiện trạng nước dưới đất và đề xuất giải pháp quản lý, xử lý để cấp nước sinh hoạt cho tỉnh Long An ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƢỚC DƢỚI ĐẤT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, XỬ LÝ ĐỂ CẤP NƢỚC SINH HOẠT CHO TỈNH LONG AN PGS. TS. Huỳnh Phú, KS. Phạm Tuấn Sang Bộ môn Kỹ thuật Môi trường  Viện Khoa học Ứng dụng Hutech, Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh TÓM TẮT Tỉnh Long An nằm sát với thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM), là cửa ngõ nối liền các tỉnh của Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với TP. HCM, thuộc vùng kinh tế năng động nhất trong cả nước. Long An có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thuận lợi tạo nên một tiềm năng to lớn cho sự phát triển, tạo sức đẩy nhanh chóng cho quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá. Hệ thống đô thị và dân cư nông thôn tỉnh Long An đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và của ĐBSCL. Tỉnh Long An có 1 thành phố và 13 huyện, trong đó có 6 huyện nằm trong khu vực Đồng Tháp Mười (ĐTM), địa hình trũng thấp, bao gồm Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa và Đức Huệ với diện tích tự nhiên là 298.243 ha, chiếm 66,4% diện tích toàn tỉnh. Các huyện còn lại là khu vực phát triển khá ổn định và đa dạng. Từ khóa: Nước dưới đất; Long an; Hiện trạng; Đánh giá; Công nghệ xử lý. 1. GIỚI THIỆU Nguồn nước dưới đất ở tỉnh Long An đã được nghiên cứu và đánh giá một cách có hệ thống phục vụ công tác quản lý và khai thác nguồn nước dưới đất bởi các cơ quan chuyên ngành. Các kết quả điều tra, nghiên cứu đáng chú ý đối với địa chất thuỷ văn khu vực tỉnh Long An tập trung vào đánh giá trữ lượng khai thác, phục vụ cấp nước các khu đô thị và dân cư. 2. HIỆN TRẠNG NƢỚC DƢỚI ĐẤT CỦA TỈNH LONG AN 2.1. Đặc điểm địa chất thuỷ văn Tỉnh Long An, nước dưới đất tồn tại chủ yếu trong các trầm tích Kainozoi có tuổi từ Miocen thượng đến Holocen, phân bố rộng trên toàn vùng. Chiều dày của trầm tích từ trên mặt đất đến độ sâu 337m ở phía Đông, Đông Bắc và đến hơn 400m ở phía Nam, Tây Nam. Đất đá chứa nước chủ yếu là cát hạt mịn đến thô lẫn sạn sỏi, đôi chỗ xen ít cát bột, sét bột trong đó thành phần hạt thô là chủ yếu. Khả năng chứa nước của chúng khá phong phú (trừ trầm tích Holocen và các lớp hạt mịn, bột, bột sét). Độ giàu nước của đất đá trong vùng được chia ra làm 3 cấp: cấp giàu nước với tỷ lưu lượng q > 1 l/sm; trung bình q = 0,2-1 l/sm và nghèo nước với q < 0,2 l/sm. Nước dưới đất ở dạng này có đặc điểm thủy hóa khá phức tạp: phần trên thường bị phèn và mặn, phần dưới có chất lượng tốt hơn. Tổng độ khoáng hóa của nước biến đổi từ nhạt M < 1 g/l đến mặn M > 3 g/l. Mực nước dao động theo mùa, phần nào chịu ảnh hưởng của thủy triều, song biên độ dao động thường nhỏ, thường từ 0,1-0,3 m. Nước có hướng vận động từ Bắc- Tây Bắc xuống 867 Nam- Tây Nam. Nguồn bổ cập cho những tầng chứa nước bên trên là từ nước mặt, nước mưa, còn những tầng bên dưới được bổ cập từ xa, nơi có diện lộ và bề mặt tiếp xúc với đá gốc ở ngoài vùng nghiên cứu. Theo đặc điểm địa chất, thành phần thạch học, đặc tính chứa nước, dạng tồn tại của nước dưới đất và tính chất thủy hóa tỉnh Long An có các đơn vị chứa nước sau: – Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Holocen (qh). Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleistocen thượng (qp3). Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleistocen trung-thượng (qp2-3). Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleistocen hạ (qp1). Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pliocen trung (n22). Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pliocen hạ (n21). Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Miocen thượng (n13). 2.2. Tầng chứa nước Holocen (qh) Các tầng chứa nước tại tỉnh Long An các trầm tích Holocen phân bố trên hầu hết diện tích tỉnh, trừ phần nhỏ diện tích phía Bắc và Tây Bắc thuộc các huyện: Đức Hoà, Đức Huệ, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng không tồn tại các trầm tích này. – Thành phần đất đá chủ yếu gồm: Bột, bột sét, bột cát, bùn sét màu xám đen, nâu đen, vàng loang lổ..., nhiều nơi lẫn mùn thực vật có màu xám đen hay đen có nguồn gốc Sông, sông- đầm lầy, biển, sông - biển hỗn hợp. Chiều dầy tầng chứa nước biến đổi khá lớn từ 3,8 – 32 m, trung bình 15,9 m. Bề dày có xu hướng tăng dần từ Bắc, Tây Bắc xuống Nam, Đông Nam (từ 2- 5 m), phía Nam, Đông Nam (18-32 m). – Động thái của tầng chứa nước: nước dưới đấ trong trầm tích Holocen là nước không áp, mực nước thường cách mặt đất từ 0,73 - 5,60 m. Theo tài liệu quan trắc nước dưới đất trạm 326 Tân Trụ, động thái của nước dao động theo mùa, mùa mưa mực nước dâng cao từ 0,80 -2,60 m, mùa khô mực nước hạ thấp từ 0,91-5,89 m, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của thủy triều ngày lên xuống hai lần, biên độ dao động từ 0,38 - 1,05 m. 3. ĐỀ XUẤT CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ NƢỚC DƢỚI ĐẤT 3.1. Nguồn nước dưới đất Theo các tài liệu nghi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: