Đánh giá hiệu quả của việc chuyển đổi kháng sinh từ đường tiêm sang đường uống tại Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 315.03 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của việc chuyển đổi sớm đường dùng kháng sinh với các mục tiêu: so sánh tỷ lệ chuyển đổi sớm đường dùng kháng sinh từ IV sang PO; thời gian điều trị kháng sinh IV và PO; thời gian nằm viện; chi phí kháng sinh trước và sau can thiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá hiệu quả của việc chuyển đổi kháng sinh từ đường tiêm sang đường uống tại Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC CHUYỂN ĐỔI KHÁNG SINH TỪ ĐƯỜNG TIÊM SANG ĐƯỜNG UỐNG TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Hà Nguyễn Y Khuê*, Huỳnh Thị Hoài Thu*, Trần Hoàng Tiên*, Đặng Nguyễn Đoan Trang*,** TÓMTẮT Mở đầu: Chuyển đổi kháng sinh từ đường tiêm (IV) sang đường uống (PO) là hoạt động trong chương trình giám sát sử dụng kháng sinh và đã được chứng minh là hiệu quả, an toàn và tiết kiệm chi phí. Do đó chúng tôi xây dựng hướng dẫn chuyển đổi đường dùng kháng sinh và tiến hành nghiên cứu đánh giá hiệu quả của việc chuyển đổi này. Mục tiêu: Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của việc chuyển đổi sớm đường dùng kháng sinh với các mục tiêu: so sánh tỷ lệ chuyển đổi sớm đường dùng kháng sinh từ IV sang PO; thời gian điều trị kháng sinh IV và PO; thời gian nằm viện; chi phí kháng sinh trước và sau can thiệp. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả, so sánh 2 giai đoạn trước can thiệp (01/06 - 15/07/2017) và sau can thiệp (01/01 – 30/06/2018) tại Khoa Hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Hình thức can thiệp: ban hành và hướng dẫn áp dụng chuyển đổi kháng sinh từ đường tiêm sang đường uống; can thiệp trực tiếp của dược sĩ trên hồ sơ bệnh án điện tử ở những trường hợp đủ tiêu chuẩn chuyển đổi. Tiêu chuẩn chọn mẫu là những trường hợp viêm phổi cộng đồng hoặc viêm phế quản cấp có nhiễm khuẩn, có sử dụng kháng sinh trong danh mục được phép chuyển đổi. Bệnh nhân bị loại ra khỏi nghiên cứu nếu không đủ các tiêu chuẩn chuyển đổi từ IV sang PO. Tiêu chuẩn chuyển đổi đường dùng kháng sinh dựa theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Số liệu được thống kê mô tả bằng phần mềm SPSS 22.0. Kết quả: Số lượng bệnh nhân thoả tiêu chuẩn chọn và loại mẫu ở hai giai đoạn lần lượt là 20 và 67. Tỷ lệ chuyển đổi sớm đường dùng kháng sinh từ IV sang PO trước và sau can thiệp lần lượt là 5% và 40,3%, p < 0,001. Tỷ lệ về thời gian điều trị kháng sinh (IV:PO) trước can thiệp là (63,1% : 36,9%) so với sau can thiệp (52,1% : 47,9%), p = 0,002. Thời gian nằm viện (ngày) trước và sau can thiệp lần lượt là 9,3 ± 2,7 và 7,5 ± 2,8, p = 0,014. Chi phí kháng sinh IV (1.000 VNĐ) trước can thiệp là 2,508 ± 1,597 so với sau can thiệp là 2,781 ± 1,537, p = 0,492. Kết luận: Áp dụng hướng dẫn chuyển đổi đường dùng kháng sinh từ IV sang PO giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi sớm đường dùng kháng sinh, giảm tỷ lệ về thời gian điều trị kháng sinh (IV : PO) và thời gian nằm viện. Từ khóa: chuyển đổi kháng sinh, đường tiêm, đường uống, thời gian điều trị, chi phí điều trị, thời gian nằm viện * Khoa Dược, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh ** Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: PGS TS. Đặng Nguyễn Đoan Trang ĐT: 0909907976 Email: trang.dnd@ump.edu.vn 170 Chuyên Đề Dược Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học ABSTRACT OUTCOMES OF EARLY SWITCHING FROM INTRAVENOUS TO ORAL ANTIBIOTICS AT UNIVERSITY MEDICAL CENTER HOCHIMINH CITY Ha Nguyen Y Khue, Huynh Thi Hoai Thu, Tran Hoang Tien, Dang Nguyen Doan Trang * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 170 – 177 Introduction: Switching from intravenous (IV) to oral (PO) antibiotics is one of the activities in the antimicrobial stewardship programs and is proven as an effective, safe and cost-saving solution. Hence, we developed the protocol of early switching from IV to PO and then studied the effectiveness of applying the protocol. Objectives: To access the effectiveness of early switching antibiotics from IV to PO with these specific objectives: comparing the ratio of switching, duration of IV and PO antibiotics use, length of hospital stay and antibiotics cost before and after intervention. Methods: We conducted a cross-sectional study at Respiratory Department, University Medical Center Ho Chi Minh city comparing outcomes before (01/06 - 15/07/2017) and after intervention (01/01 – 30/06/2018). Types of intervention included establishing and applying switching antibiotics guideline, clinical pharmacists’ direct intervention on eligible cases. Inclusion criteria included patients with community-acquired pneumonia or acute bacterial bronchitis using antibiotics accepted for IV to PO conversion. Patients were excluded from the study if they did not meet the criteria for conversion from IV to PO based on the guidance of the Ministry of Health. Data was analyzed using SPSS 22.0. Results: Twenty and sixty seven patients meeting inclusion criteria before and a ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá hiệu quả của việc chuyển đổi kháng sinh từ đường tiêm sang đường uống tại Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC CHUYỂN ĐỔI KHÁNG SINH TỪ ĐƯỜNG TIÊM SANG ĐƯỜNG UỐNG TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Hà Nguyễn Y Khuê*, Huỳnh Thị Hoài Thu*, Trần Hoàng Tiên*, Đặng Nguyễn Đoan Trang*,** TÓMTẮT Mở đầu: Chuyển đổi kháng sinh từ đường tiêm (IV) sang đường uống (PO) là hoạt động trong chương trình giám sát sử dụng kháng sinh và đã được chứng minh là hiệu quả, an toàn và tiết kiệm chi phí. Do đó chúng tôi xây dựng hướng dẫn chuyển đổi đường dùng kháng sinh và tiến hành nghiên cứu đánh giá hiệu quả của việc chuyển đổi này. Mục tiêu: Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của việc chuyển đổi sớm đường dùng kháng sinh với các mục tiêu: so sánh tỷ lệ chuyển đổi sớm đường dùng kháng sinh từ IV sang PO; thời gian điều trị kháng sinh IV và PO; thời gian nằm viện; chi phí kháng sinh trước và sau can thiệp. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả, so sánh 2 giai đoạn trước can thiệp (01/06 - 15/07/2017) và sau can thiệp (01/01 – 30/06/2018) tại Khoa Hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Hình thức can thiệp: ban hành và hướng dẫn áp dụng chuyển đổi kháng sinh từ đường tiêm sang đường uống; can thiệp trực tiếp của dược sĩ trên hồ sơ bệnh án điện tử ở những trường hợp đủ tiêu chuẩn chuyển đổi. Tiêu chuẩn chọn mẫu là những trường hợp viêm phổi cộng đồng hoặc viêm phế quản cấp có nhiễm khuẩn, có sử dụng kháng sinh trong danh mục được phép chuyển đổi. Bệnh nhân bị loại ra khỏi nghiên cứu nếu không đủ các tiêu chuẩn chuyển đổi từ IV sang PO. Tiêu chuẩn chuyển đổi đường dùng kháng sinh dựa theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Số liệu được thống kê mô tả bằng phần mềm SPSS 22.0. Kết quả: Số lượng bệnh nhân thoả tiêu chuẩn chọn và loại mẫu ở hai giai đoạn lần lượt là 20 và 67. Tỷ lệ chuyển đổi sớm đường dùng kháng sinh từ IV sang PO trước và sau can thiệp lần lượt là 5% và 40,3%, p < 0,001. Tỷ lệ về thời gian điều trị kháng sinh (IV:PO) trước can thiệp là (63,1% : 36,9%) so với sau can thiệp (52,1% : 47,9%), p = 0,002. Thời gian nằm viện (ngày) trước và sau can thiệp lần lượt là 9,3 ± 2,7 và 7,5 ± 2,8, p = 0,014. Chi phí kháng sinh IV (1.000 VNĐ) trước can thiệp là 2,508 ± 1,597 so với sau can thiệp là 2,781 ± 1,537, p = 0,492. Kết luận: Áp dụng hướng dẫn chuyển đổi đường dùng kháng sinh từ IV sang PO giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi sớm đường dùng kháng sinh, giảm tỷ lệ về thời gian điều trị kháng sinh (IV : PO) và thời gian nằm viện. Từ khóa: chuyển đổi kháng sinh, đường tiêm, đường uống, thời gian điều trị, chi phí điều trị, thời gian nằm viện * Khoa Dược, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh ** Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: PGS TS. Đặng Nguyễn Đoan Trang ĐT: 0909907976 Email: trang.dnd@ump.edu.vn 170 Chuyên Đề Dược Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học ABSTRACT OUTCOMES OF EARLY SWITCHING FROM INTRAVENOUS TO ORAL ANTIBIOTICS AT UNIVERSITY MEDICAL CENTER HOCHIMINH CITY Ha Nguyen Y Khue, Huynh Thi Hoai Thu, Tran Hoang Tien, Dang Nguyen Doan Trang * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 170 – 177 Introduction: Switching from intravenous (IV) to oral (PO) antibiotics is one of the activities in the antimicrobial stewardship programs and is proven as an effective, safe and cost-saving solution. Hence, we developed the protocol of early switching from IV to PO and then studied the effectiveness of applying the protocol. Objectives: To access the effectiveness of early switching antibiotics from IV to PO with these specific objectives: comparing the ratio of switching, duration of IV and PO antibiotics use, length of hospital stay and antibiotics cost before and after intervention. Methods: We conducted a cross-sectional study at Respiratory Department, University Medical Center Ho Chi Minh city comparing outcomes before (01/06 - 15/07/2017) and after intervention (01/01 – 30/06/2018). Types of intervention included establishing and applying switching antibiotics guideline, clinical pharmacists’ direct intervention on eligible cases. Inclusion criteria included patients with community-acquired pneumonia or acute bacterial bronchitis using antibiotics accepted for IV to PO conversion. Patients were excluded from the study if they did not meet the criteria for conversion from IV to PO based on the guidance of the Ministry of Health. Data was analyzed using SPSS 22.0. Results: Twenty and sixty seven patients meeting inclusion criteria before and a ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài viết về y tế Chuyển đổi kháng sinh Thời gian điều trị Chi phí điều trị Thời gian nằm việnGợi ý tài liệu liên quan:
-
7 trang 184 0 0
-
6 trang 172 0 0
-
5 trang 40 1 0
-
Báo cáo Phân tích kinh tế (đơn giản)
26 trang 34 0 0 -
Hiệu quả của kỹ thuật bơm surfactant ít xâm lấn
9 trang 34 0 0 -
5 trang 31 1 0
-
Khẩu phần ăn của học sinh trường THCS Nguyễn Chí Thanh tại Gia Nghĩa, Đăk Nông
7 trang 31 1 0 -
5 trang 28 0 0
-
Đặc điểm hình thái và vi học cây cù đèn Delpy croton delpyi Gagnep., họ Euphorbiaceae
8 trang 27 0 0 -
6 trang 27 0 0