Danh mục

Hiệu quả của kỹ thuật bơm surfactant ít xâm lấn

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 341.91 KB      Lượt xem: 30      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kỹ thuật bơm surfactant ít xâm lấn để điều trị suy hô hấp bệnh màng trong đã được chứng minh về hiệu quả, an toàn, tính khả thi và đang được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới. Tại Việt nam, kỹ thuật này chưa được áp dụng rộng rãi và chưa có nghiên cứu nào báo cáo về hiệu quả của kỹ thuật này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiệu quả của kỹ thuật bơm surfactant ít xâm lấnY Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học HIỆU QUẢ CỦA KỸ THUẬT BƠM SURFACTANT ÍT XÂM LẤN Lê Thị Cẩm Giang*, Nguyễn Thị Từ Anh*, Ngô Minh Xuân**TÓM TẮT Mục tiêu: Kỹ thuật bơm surfactant ít xâm lấn để điều trị suy hô hấp bệnh màng trong đã được chứng minhvề hiệu quả, an toàn, tính khả thi và đang được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới. Tại Việt nam, kỹ thuật nàychưa được áp dụng rộng rãi và chưa có nghiên cứu nào báo cáo về hiệu quả của kỹ thuật này. Chúng tôi tiếnhành nghiên cứu này nhằm so sánh kỹ thuật bơm surfactant ít xâm lấn với kỹ thuật INSURE về nhu cầu thởmáy, giảm nhu cầu FiO2 sau bơm surfactant, các kết cục ngắn hạn. Ngoài ra chúng tôi còn khảo sát tính khả thicủa kỹ thuật bơm surfactant ít xâm lấn thông qua số lần đặt ống thông vào khí quản đúng vị trí, số lần chậm nhịptim, tỷ lệ trào ngược surfactant trong khi tiến hành thủ thuật. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu giả thực nghiệm (Quasi Experimental Study), nhãn mở, có đốichứng. Cỡ mẫu được tình tối thiểu là 42 trẻ cho mỗi nhóm. Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện, nhãnmở, có nhóm chứng. Kết quả: Tỷ lệ thở máy trong vòng 72 giờ sau sanh ở nhóm bơm surfactant ít xâm lấn thấp hơn nhómINSURE, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (9,43% so với 15,09%. p = 0,37). Không có sự khácbiệt về thời gian thở máy ở 2 nhóm. Cả 2 nhóm đều làm giảm FiO2 sau bơm surfactant. Tỷ lệ giảm FiO2 trên20% ở nhóm điều trị ít xâm lấn là 90,6% nhiều hơn so với nhóm INSURE là 71,7%, sự khác biệt có ý nghĩathống kê p = 0,013. Không có sự khác biệt về tỷ lệ thực hiện liều surfactant thứ 2, tỷ lệ tràn khí màng phổi saubơm surfactant, tỷ lệ viêm phổi và tỷ lệ tử vong giữa 2 nhóm INSURE và bơm surfactant ít xâm lấn. Có sự khácbiệt về số ngày nằm viện giữa 2 nhóm. Số ngày nằm viện trung bình của nhóm INSURE là 33,2 ± 15,8 ngày,nhiều hơn nhóm bơm surfactant ít lấn (26,5±12,3 ngày), p = 0,02. Kết luận: Kỹ thuật bơm surfactant ít xâm lấn có hiệu quả giảm FiO2 trên 20% lên đến 90,6%, có khả nănggiảm nhu cầu thở máy trong vòng 72 giờ sau sanh so với kỹ thuật INSURE, giảm thời gian nằm viện, góp phầngiảm chi phí điều trị, cải thiện kết cục của trẻ sơ sinh non tháng. Từ khoá: bơm surfactant ít xâm lấn, suy hô hấp bệnh màng trong, INSUREABSTRACT EFFECTIVENESS OF LESS INVASIVE SURFACTANT ADMINISTRATION TECHNIQUE Le Thi Cam Giang, Nguyen Thi Tu Anh, Ngo Minh Xuan * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3- 2019: 283-291 Objectives: The less invasive surfactant administration (LISA) for the treatment respiratory distresssyndrome (RDS) has been proven to be effective, safe and feasible and is being applied in many parts of the world.However, in Vietnam, this technique has not been widely applied and no research has reported on the effectivenessof this technique. Therefore, we conducted this study with the aims of comparing LISA with standard treatment,consisting of intubation, administration of surfactant and early extubation to nasal continuous positive airwaypressure (INSURE) with the need for mechanical ventilation, reduction of the FiO2 requirement, the short-term outcomes. In addition, we also examined the feasibility of the LISA for the number of attempts to catheterizethe trachea was recorded, as was the number of bradycardia episodes, the number of surfactant reflux cases duringinstillation surfactant.*Khoa Sơ sinh BV Từ Dũ **Đại học Y khoa Phạm Ngọc ThạchTác giả liên lạc: BS. Lê Thị Cẩm Giang ĐT: 0903714624 Email: camgiangdinhtri@gmail.com*Bộ môn Tai Mũi *Bệnh viện Bình Dân, TP. Hồ Chí MinhHội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 283Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Method: Quasi Experimental Study, open-label, non-randomized, controlled. Results: The rate of requiring invasive mechanical ventilation within 72 hours after birth in the less invasivesurfactant group was lower than that of INSURE, but the difference was not statistically significant (9.43%compared to 15.09%. P = 0.37). There is no difference in iMV duration in 2 groups. Both groups reduced of theFiO2 requirement after surfactant admnistration. The reduction of the FiO2 requirement by more than 20% inthe less invasive treatment group was 90.6% more than the INSURE group of 71.7%, the difference wasstatistically significant p = 0.013. There was no difference in the rate of requirement of a second dose of surfactant,pneumothorax, pneumonia and mortality rate between the two groups of INSURE and less invasive surfactantadministration. There are differences in the number of hos ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: