Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường một số mô hình trồng rừng sản xuất tại huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
Số trang: 16
Loại file: pdf
Dung lượng: 734.44 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 06 mô hình rừng trồng rừng sản xuất tại Yên Lập, mô hình rừng trồng thâm canh gỗ nhỏ có tỷ lệ sống, tỷ lệ cây tốt, các chỉ tiêu sinh trưởng, trữ lượng rừng khá cao và không có sự khác biệt nhiều giữa các loài cây với nhau, các chỉ tiêu này cao hơn hẳn so với mô hình rừng trồng quảng canh. Đánh giá hiệu quả rừng trồng sản xuất cho thấy các mô hình trồng rừng sản xuất đều có lãi, trong đó mô hình trồng gỗ lớn có hiệu quả kinh tế cao nhất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường một số mô hình trồng rừng sản xuất tại huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ Tạp chí KHLN 2/2016 (4362 - 4377) ©: Viện KHLNVN - VAFS ISSN: 1859 - 0373 Đăng tải tại: www.vafs.gov.vn ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG MỘT SỐ MÔ HÌNH TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT TẠI HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ Nguyễn Hải Hòa1, Nguyễn Văn Phong2 1 Bộ môn Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam 2 Chi cục Phát triển Lâm nghiệp Phú Thọ TÓM TẮT Từ khóa: Bạch đàn, keo, hiệu quả kinh tế, môi trường sinh thái, rừng trồng, sử dụng đất, xói mòn Kết quả nghiên cứu cho thấy có 06 mô hình rừng trồng rừng sản xuất tại Yên Lập, mô hình rừng trồng thâm canh gỗ nhỏ có tỷ lệ sống, tỷ lệ cây tốt, các chỉ tiêu sinh trưởng, trữ lượng rừng khá cao và không có sự khác biệt nhiều giữa các loài cây với nhau, các chỉ tiêu này cao hơn hẳn so với mô hình rừng trồng quảng canh. Đánh giá hiệu quả rừng trồng sản xuất cho thấy các mô hình trồng rừng sản xuất đều có lãi, trong đó mô hình trồng gỗ lớn có hiệu quả kinh tế cao nhất. Tuy nhiên, mô hình trồng gỗ lớn tạo ra số công lao động thấp nhất trên 01 năm so với mô hình trồng rừng Keo tai tượng và keo lai. Về hiệu quả sinh thái môi trường, mô hình trồng bạch đàn có cường độ xói mòn đất (1,5 mm/năm) cao hơn mô hình trồng keo (0,78 mm/năm), mô hình trồng rừng thâm canh có cường độ xói mòn (0,81 mm/năm) cao hơn so với mô hình trồng rừng quảng canh (0,71 mm/năm). Đánh giá hiệu quả tổng hợp cho thấy mô hình trồng gỗ lớn Ect cao nhất (0,82), đây là mô hình hiệu quả nhất trong khi mô hình trồng rừng bạch đàn có Ect thấp nhất (0,60). Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, bài báo đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát triển trồng rừng sản xuất tại Yên Lập. Assessing socio - economic and eco - environmental effectiveness of forest production in Yen Lap, Phu Tho province Keywords: Acacia, eucalyptus, economic efficiency, ecological environment, erosion, plantations, land use 4362 There are six models of forest production plantation in Yen Lap and intensive small timber plantation models have high survival rate, the growth indicators and forest volume are high. There are no significant differences among the species, these indicators are significantly higher than with extensive forest plantation models. Effective evaluation results show that all plantation models of forest production are profitable, including large timber plantation model with the highest economic efficiency. However, large timber plantation model has generated the lowest number of labor forces per year in comparison with plantation model of Acacia mangium and Acacia hybrid. In aspect of ecological environment efficiency, Eucalyptus plantation models has higher soil erosion intensity (1.5mm year - 1 ha - 1) than the model of Acacia (0.78mm year - 1), intensive afforestation model has intensity erosion (0.81mm year - 1) compared with models extensive afforestation (0.71mm year - 1). Evaluating the synthetic effectiveness of models shows large timber planting has the highest Ect (0.82), this is the most efficient model while the eucalyptus plantation model has lowest Ect (0.60). Based on study results, the paper has proposed some solutions to improve the efficiency of forest production plantation development in Yen Lap. Nguyễn Hải Hòa et al., 2016(2) I. ĐẶT VẤN ĐỀ Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc, có diện tích tự nhiên là 353.330ha, gồm 11 huyện, 1 thành phố và 1 thị xã với tổng dân số 1.358 nghìn người (năm 2014). Đây là tỉnh có tiềm năng phát triển lâm nghiệp, với quỹ đất giành cho lĩnh vực này chiếm đến 55,1% diện tích tự nhiên và nguồn nhân lực dồi dào về trình độ, kinh nghiệm tổ chức quản lý và áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong bảo vệ, phát triển rừng. Huyện Yên Lập thuộc tỉnh Phú Thọ có tổng diện tích đất lâm nghiệp là 30.779,6ha, chiếm 70% diện tích tự nhiên của huyện, 16,4% diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh. Diện tích rừng sản xuất của huyện là 18.097,7ha, trong đó rừng tự nhiên 3.529ha, rừng trồng 11.167,2, đất trống 392,5ha. Diện tích rừng trồng sản xuất của huyện chiếm 50,2% diện tích đất lâm nghiệp của huyện và 13,3% diện tích rừng trồng tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên, trong phát triển rừng trồng sản xuất ở huyện Yên Lập vẫn còn một số tồn tại như năng suất, chất lượng và giá trị rừng còn thấp. Việc khai thác và sử dụng vốn rừng chưa tương xứng với tiềm năng, các sản phẩm rừng trồng chủ yếu là nguyên liệu giấy, băm răm, sản phẩm gỗ lớn rất ít. Bên cạnh đó, các vấn đề môi trường sinh thái, duy trì sức sản xuất lâu dài của đất ít được các nhà quản lý và người dân quan tâm. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng hoạt động trồng rừng sản xuất, hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các mô hình trồng rừng tại huyện Yên lập, tỉnh Phú Thọ, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trồng rừng sản xuất cho địa phương. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là rừng trồng sản xuất với mục đích kinh doanh lấy gỗ; các hoạt động Tạp chí KHLN 2016 tổ chức sản xuất, kinh doanh; chính sách phát triển rừng sản xuất trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. Hiệu quả rừng trồng sản xuất một số mô hình rừng trồng các loài cây keo lai, Keo tai tượng, bạch đàn ở tuổi khai thác (tuổi 7 so với mô hình rừng trồng với mục đích cung cấp gỗ nhỏ và sau 10 năm tuổi đối với rừng mục đích cung cấp gỗ lớn) trong đề tài được xem xét dưới các khía cạnh về kinh tế, xã hội và môi trường. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp Đánh giá thực trạng trồng rừng: Đề tài kế thừa các số liệu liên quan đến hoạt động trồng rừng; quản lý rừng trồng sản xuất; các cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển rừng trồng sản xuất. Ngoài ra, đề tài sử dụng phương pháp điều tra xã hội học về các thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh rừng. Đối tượng phỏng vấn là 50 tổ chức, hộ gia đình cá nhân được lựa chọn ngẫu nhiên, tập trung ở các xã có diện tích ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường một số mô hình trồng rừng sản xuất tại huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ Tạp chí KHLN 2/2016 (4362 - 4377) ©: Viện KHLNVN - VAFS ISSN: 1859 - 0373 Đăng tải tại: www.vafs.gov.vn ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG MỘT SỐ MÔ HÌNH TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT TẠI HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ Nguyễn Hải Hòa1, Nguyễn Văn Phong2 1 Bộ môn Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam 2 Chi cục Phát triển Lâm nghiệp Phú Thọ TÓM TẮT Từ khóa: Bạch đàn, keo, hiệu quả kinh tế, môi trường sinh thái, rừng trồng, sử dụng đất, xói mòn Kết quả nghiên cứu cho thấy có 06 mô hình rừng trồng rừng sản xuất tại Yên Lập, mô hình rừng trồng thâm canh gỗ nhỏ có tỷ lệ sống, tỷ lệ cây tốt, các chỉ tiêu sinh trưởng, trữ lượng rừng khá cao và không có sự khác biệt nhiều giữa các loài cây với nhau, các chỉ tiêu này cao hơn hẳn so với mô hình rừng trồng quảng canh. Đánh giá hiệu quả rừng trồng sản xuất cho thấy các mô hình trồng rừng sản xuất đều có lãi, trong đó mô hình trồng gỗ lớn có hiệu quả kinh tế cao nhất. Tuy nhiên, mô hình trồng gỗ lớn tạo ra số công lao động thấp nhất trên 01 năm so với mô hình trồng rừng Keo tai tượng và keo lai. Về hiệu quả sinh thái môi trường, mô hình trồng bạch đàn có cường độ xói mòn đất (1,5 mm/năm) cao hơn mô hình trồng keo (0,78 mm/năm), mô hình trồng rừng thâm canh có cường độ xói mòn (0,81 mm/năm) cao hơn so với mô hình trồng rừng quảng canh (0,71 mm/năm). Đánh giá hiệu quả tổng hợp cho thấy mô hình trồng gỗ lớn Ect cao nhất (0,82), đây là mô hình hiệu quả nhất trong khi mô hình trồng rừng bạch đàn có Ect thấp nhất (0,60). Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, bài báo đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát triển trồng rừng sản xuất tại Yên Lập. Assessing socio - economic and eco - environmental effectiveness of forest production in Yen Lap, Phu Tho province Keywords: Acacia, eucalyptus, economic efficiency, ecological environment, erosion, plantations, land use 4362 There are six models of forest production plantation in Yen Lap and intensive small timber plantation models have high survival rate, the growth indicators and forest volume are high. There are no significant differences among the species, these indicators are significantly higher than with extensive forest plantation models. Effective evaluation results show that all plantation models of forest production are profitable, including large timber plantation model with the highest economic efficiency. However, large timber plantation model has generated the lowest number of labor forces per year in comparison with plantation model of Acacia mangium and Acacia hybrid. In aspect of ecological environment efficiency, Eucalyptus plantation models has higher soil erosion intensity (1.5mm year - 1 ha - 1) than the model of Acacia (0.78mm year - 1), intensive afforestation model has intensity erosion (0.81mm year - 1) compared with models extensive afforestation (0.71mm year - 1). Evaluating the synthetic effectiveness of models shows large timber planting has the highest Ect (0.82), this is the most efficient model while the eucalyptus plantation model has lowest Ect (0.60). Based on study results, the paper has proposed some solutions to improve the efficiency of forest production plantation development in Yen Lap. Nguyễn Hải Hòa et al., 2016(2) I. ĐẶT VẤN ĐỀ Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc, có diện tích tự nhiên là 353.330ha, gồm 11 huyện, 1 thành phố và 1 thị xã với tổng dân số 1.358 nghìn người (năm 2014). Đây là tỉnh có tiềm năng phát triển lâm nghiệp, với quỹ đất giành cho lĩnh vực này chiếm đến 55,1% diện tích tự nhiên và nguồn nhân lực dồi dào về trình độ, kinh nghiệm tổ chức quản lý và áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong bảo vệ, phát triển rừng. Huyện Yên Lập thuộc tỉnh Phú Thọ có tổng diện tích đất lâm nghiệp là 30.779,6ha, chiếm 70% diện tích tự nhiên của huyện, 16,4% diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh. Diện tích rừng sản xuất của huyện là 18.097,7ha, trong đó rừng tự nhiên 3.529ha, rừng trồng 11.167,2, đất trống 392,5ha. Diện tích rừng trồng sản xuất của huyện chiếm 50,2% diện tích đất lâm nghiệp của huyện và 13,3% diện tích rừng trồng tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên, trong phát triển rừng trồng sản xuất ở huyện Yên Lập vẫn còn một số tồn tại như năng suất, chất lượng và giá trị rừng còn thấp. Việc khai thác và sử dụng vốn rừng chưa tương xứng với tiềm năng, các sản phẩm rừng trồng chủ yếu là nguyên liệu giấy, băm răm, sản phẩm gỗ lớn rất ít. Bên cạnh đó, các vấn đề môi trường sinh thái, duy trì sức sản xuất lâu dài của đất ít được các nhà quản lý và người dân quan tâm. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng hoạt động trồng rừng sản xuất, hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các mô hình trồng rừng tại huyện Yên lập, tỉnh Phú Thọ, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trồng rừng sản xuất cho địa phương. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là rừng trồng sản xuất với mục đích kinh doanh lấy gỗ; các hoạt động Tạp chí KHLN 2016 tổ chức sản xuất, kinh doanh; chính sách phát triển rừng sản xuất trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. Hiệu quả rừng trồng sản xuất một số mô hình rừng trồng các loài cây keo lai, Keo tai tượng, bạch đàn ở tuổi khai thác (tuổi 7 so với mô hình rừng trồng với mục đích cung cấp gỗ nhỏ và sau 10 năm tuổi đối với rừng mục đích cung cấp gỗ lớn) trong đề tài được xem xét dưới các khía cạnh về kinh tế, xã hội và môi trường. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp Đánh giá thực trạng trồng rừng: Đề tài kế thừa các số liệu liên quan đến hoạt động trồng rừng; quản lý rừng trồng sản xuất; các cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển rừng trồng sản xuất. Ngoài ra, đề tài sử dụng phương pháp điều tra xã hội học về các thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh rừng. Đối tượng phỏng vấn là 50 tổ chức, hộ gia đình cá nhân được lựa chọn ngẫu nhiên, tập trung ở các xã có diện tích ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Khoa học lâm nghiệp Tài liệu lâm nghiệp Hiệu quả kinh tế Mô hình trồng rừng sản xuất Môi trường sinh tháiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Môi trường sinh thái và đổi mới quản lý kinh tế: Phần 2
183 trang 213 0 0 -
Mô hình động lực học của xuồng chữa cháy rừng tràm khi quay vòng
6 trang 171 0 0 -
So sánh hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của mô hình luân canh Artemia – tôm và chuyên canh
10 trang 156 0 0 -
Nghiên cứu sản xuất ván dăm sử dụng nguyên liệu gỗ cây hông và keo PMDI
10 trang 107 0 0 -
8 trang 95 0 0
-
9 trang 86 0 0
-
Giải pháp tăng trưởng xanh về hiệu quả kinh tế trong phát triển khu, cụm công nghiệp tỉnh Long An
15 trang 81 0 0 -
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Thuỷ điện La Trọng
84 trang 60 0 0 -
Quan điểm của Phật giáo về bảo vệ môi trường sinh thái và vận dụng ở Việt Nam hiện nay
8 trang 58 0 0 -
Giáo trình QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI part 3
11 trang 54 0 0