Danh mục

Đánh giá hiệu quả phương pháp nội soi mật tụy ngược dòng đặt ống thông mũi – mật (ENBD) trong nhiễm trùng đường mật cấp tính do sỏi ống mật chủ

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 358.07 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đánh giá tính khả thi, hiệu quả và an toàn của kỹ thuật nội soi mật tụy ngược dòng đặt ống thông mũi mật (ENBD) trong nhiễm trùng đường mật cấp tính do sỏi ống mật chủ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá hiệu quả phương pháp nội soi mật tụy ngược dòng đặt ống thông mũi – mật (ENBD) trong nhiễm trùng đường mật cấp tính do sỏi ống mật chủNghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP NỘI SOI MẬT TỤY NGƯỢC DÒNG ĐẶT ỐNG THÔNG MŨI – MẬT (ENBD) TRONG NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG MẬT CẤP TÍNH DO SỎI ỐNG MẬT CHỦ Tạ Văn Ngọc Đức*, Nguyễn Ngọc Tuấn*, Nguyễn Văn Hùng*, Nguyễn Khôi*, Trần Quang Trình*, Bùi Mạnh Côn**.TÓM TẮT Đặt vấn đề: Sỏi ống mật chủ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, khởi đầu là những biến chứng cấptính như nhiễm trùng đường mật, viêm mủ đường mật, thấm mật phúc mạc, viêm phúc mạc mật, sốc nhiễmtrùng đường mật; đây là những biến chứng nặng gây đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Ngày nay, kỹ thuật nộisoi mật tụy ngược dòng (ERCP) phát triển trên khắp thế giới và được sử dụng như là phương pháp điều trị chínhtrong bệnh lý sỏi ống mật chủ cũng như biến chứng nhiễm trùng đường mật. Kỹ thuật nội soi mật tụy ngượcdòng (ERCP), dẫn lưu đường mật trong bệnh lý nhiễm trùng đường mật do sỏi đường mật thường được thựchiện bằng đặt ống thông mũi mật (Endoscopic NasoBiliary Drainage – ENBD) có nhiều ưu điểm hơn đặt stentnhựa (Endoscopic Retrograde Biliary Drainage – ERBD). Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tính khả thi, hiệu quả và an toàn của kỹ thuật nội soi mật tụy ngược dòngđặt ống thông mũi mật (ENBD) trong nhiễm trùng đường mật cấp tính do sỏi ống mật chủ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu tiền cứu, mô tả hàng loạt ca.Thời gian nghiên cứu: 01/2011 đến 12/2013. Đối tượng nghiên cứu: Những bệnh nhân nhiễm trùng đườngmật nặng do sỏi ống mật chủ không đáp ứng với điều trị nội khoa tại khoa HSCC 1 BV Bình Dân có chỉ định giảiáp đường mật bằng nội soi mật tụy ngược dòng. Kết quả: Chúng tôi áp dụng kỹ thuật giải áp đường mật bằng nội soi mật tụy ngược dòng (NSMTND) đặtống dẫn lưu mũi mật cho 75 bệnh nhân nhiễm trùng đường mật cấp do sỏi ống mật chủ trong thời gian nghiêncứu . Giới tính: có 27 bệnh nhân nam (36%) và 48 bệnh nhân nữ (64%).Tuổi: nhỏ nhất là 23 tuổi, lớn nhất là93 tuổi, trung bình 58,85 ± 18,92 tuổi . Sốc nhiễm trùng đường mật: có 1 bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng, 2 bệnhnhân dọa sốc nhiễm trùng và 3 bệnh nhân có thể rơi vào dọa sốc nhiễm trùng đường mật. Trong 67 bệnh nhânchúng tôi chụp hình được đường mật: 52 bệnh nhân lấy được 1 phần sỏi , đặt ống dẫn lưu mũi mật, sau đó bệnhnhân được làm NSMTND lần 2 (sau ≥ 3 ngày để lấy hết sỏi mật). Trong đó có 2 bệnh nhân phải làm NSMTNDlần 3 mới lấy hết sỏi; 15 bệnh nhân có sỏi ống mật chủ - ống gan chung lớn (> 25mm) hoặc vừa có sỏi lớn vừanhiều sỏi không tán sỏi qua NSMTND được chúng tôi thoát lưu dịch mật nhiễm trùng, và đặt ống dẫn lưu mũimật giải áp đường mật. Tuy nhiên, có 4 bệnh nhân tự ý rút ống dẫn lưu mũi mật nên được phẫu thuật khẩn sau2 – 6 giờ 11 bệnh nhân còn lại được phẫu thuật lấy sỏi , đặt ống dẫn lưu kehr sau 24 giờ làm NSMTND. Tỉ lệthành công: Giải áp đường mật thành công hoàn toàn bằng NSMTND: 52/75 = 69,3%, Giải áp đường mật banđầu thành công bằng NSMTND (11 bệnh nhân sau đó được phẫu thuật lấy sỏi do sỏi to): 63/75 = 84%. Tỉ lệthất bại: do không đặt được guidewire vào đường mật: 8/75 = 10,7%, do bệnh nhân tự ý rút sonde mũi mật: 4/75= 5,3%. Biến chứng: Có 4 bệnh nhân bị viêm tụy cấp sau NSMTND cấp cứu 3 bệnh nhân viêm tụy cấp mức độnhẹ, được điều trị nội khoa trong 3 – 5 ngày , 1 bệnh nhân bị viêm tụy cấp mức độ vừa, được điều trị nội khoatrong 8 ngày. Không có bệnh nhân bị viêm tụy hoại tử trong nghiên cứu này. Kết luận: Nội soi mật tụy ngược dòng có vai trò quan trọng và là phương pháp được chọn để điều trị sỏi ốngmật chủ hiện nay. Nhiễm trùng đường mật cấp tính do sỏi ống mật chủ là 1 cấp cứu thường gặp, nội soi mật tụy * Bệnh Viện Bình Dân ** Bệnh Viện An Bình Tác giả liên lạc: ThS.BS. Tạ Văn Ngọc Đức ĐT: 0903887782 Email: khoansth@gmail.com60 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y họcngược dòng đặt ống thông mũi mật (ENBD) là phương pháp điều trị nhẹ nhàng, có hiệu quả và độ an toàn cao đểdẫn lưu đường mật khi điều trị nội khoa nhiễm trùng đường mật thất bại. Từ khóa: Tắt nghẽn đường mật cấp tính, nội soi mật tụy ngược dòng, ống thông mũi mật, ống mật chủ.ABSTRACT EVALUATIONS THE EFFICACY OF ENDOSCOPIC NASOBILIARY DRAINAGE (ENBD) IN ACUTE OBSTRUCTIVE CHOLANGITIS DUE TO COMMON BILE DUCT STONES Ta Van Ngoc Đuc, Nguyen Ngoc Tuan, Nguyen Van Hung, Nguyen Khoi, Tran Quang Trinh, Bui Manh Con * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 5 - 2016: 60 - 67 Background: Acute obstructive cholangitis, especially supportive cholangitis due to common bile duct stones,is an emergency that can cause septic shock with a high mortality and morbidity. Biliary drainage is thecornerstone of the treatment of acute cholangitis, which is achieved by means of endoscopic drainage, percutaneoustranshepatic drainage and surgery. Recent advances in endoscopic retrograde cholangiopancreatography (ERCP)have made the effective treatment of acute obstructive cholangitis in a minimally invasive method. Aim: the purpose of this study was to evaluate the usefulness and safety of endoscopic nasobiliary drainage(ENBD) in the treatment of acute cholangitis due to common bile duct stones. Methods: Between January 2011 and December 2013, 75 patients underwent emergency endoscopicretrograde cholangiopancreatography (ERCP) to treat acute cholangitis due to common bile duct stones with anasobiliary catheter. Results: Our study have 75 patients: 27 males (36%) and 48 females (64%) with average ages is 58 ...

Tài liệu được xem nhiều: