Danh mục

Đánh giá kết quả cắt amidan bằng coblator so với dao điện

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 281.19 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phẫu thuật cắt amiđan là một trong những phẫu thuật thường gặp nhất trong chuyên khoa tai mũi họng Có nhiều phương pháp cắt amidan: Cắt bóc tách thòng lọng, cắt bằng sluder, dao điện đơn cực, lưỡng cực, bằng laser, coblator... Coblator là phương pháp điện mới được dùng trong tai mũi họng tại bệnh viện ĐKTT An Giang. Bài viết trình bày đánh giá hiệu quả của phương pháp cắt amidan bằng coblator so với dao điện.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá kết quả cắt amidan bằng coblator so với dao điện 145 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CẮT AMIDAN BẰNG COBLATOR SO VỚI DAO ĐIỆN Bùi Thị Xuân Nga, Ngô Vương Mỹ Nhân, Nguyễn Xuân Nguyện, Nguyễn Thị HạnhTÓM TẮTĐặt vấn đề:Phẫu thuật cắt amiđan là một trong những phẫu thuật thường gặp nhất trong chuyên khoa taimũi họng Có nhiều phương pháp cắt amidan: cắt bóc tách thòng lọng, cắt bằng sluder, dao điệnđơn cực, lưỡng cực, bằng laser, coblator... Coblator là phương pháp điện mới được dùng trongtai mũi họng tại bệnh viện ĐKTT An Giang.Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của phương pháp cắt amidan bằng coblator so với dao điện.Thiết kế nghiên cứu:Tiến cứu ngẫu nhiên đánh giá số liệu trong lúc mổ và kết quả lâm sàng sau mổ giữa 2 phươngpháp cắt amidan bằng coblator và dao điện. Mỗi phương pháp có 50 bệnh nhân được chọn ngẫunhiên.Kết quả:Thời gian phẫu thuật: Coblator trung bình 27 phút (20 - 40phút) và Dao điện trung bình 17 phút(10 - 30 phút); Lượng máu mất trong phẫu thuật: Coblator trung bình 10ml (4 – 23ml) và Daođiện trung bình 13ml (4 – 30ml); Chỉ số đau giảm dần từ ngày 1 – ngày 7 sau phẫu thuật; Chảymáu muộn có 4 bệnh nhân.Kết luận:Cắt amidan bằng Coblator là một phương pháp phẫu thuật an toàn, hiệu quả, ít mất máu và ítđau sau mổ. EVALUATE RESULT OF COBLATION VERSUS ELECTROCAUTERY TONSILLECTOMYABSTRACTBackground:Tonsillectomy is one of the most commonly performed surgical procedures in otolaryngology.There are many surgical techniques and a variety of instruments have evolved:electrocauterization, laser dissection, cryosurgery, bipolar dissection scissors, coblation-assisted tonsillectomy. Coblation, is a new electrosurgical techniques, that has applied tootolaryngological surgical in An Giang general hospital.Objectives:To assess the effectiveness of coblation compared with electrocautery tonsillectomy.Study design and setting:Prospective, randomized study was designed to evaluate the intraoperative records andpostoperative clinical outcomes between coblation and electrocautery tonsillectomy procedures.The patients were randomly allocated into coblation II system (n=50) and electrocauterytonsillectomy groups (n=50).Results:Operating time: coblator 27 minute (20-40 minute), electrocautery 17 minute (10-30 minute).Intraoperative blood loss: coblator median 10ml (4-23ml), electrocautery 13ml (4-30ml); Painscores decrease from first to seventh day postoperation; Delayed postoperative hemorrhageoccurred in 4 patient in the electrocautery group and one patient in the coblator group.ConclusionTonsillectomy by Coblation is a safety and effect method with time of surgery is short, less bloodloss and less pain. 146I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Amidan là tổ chức lympho ở thành bên họng. Amidan viêm có thể điều trị bằng nội khoahay ngoại khoa. Phẫu thuật cắt amiđan là một trong những phẫu thuật thường gặp nhất trongchuyên khoa tai mũi họng, được áp dụng khi điều trị nội khoa không đáp ứng. Mỗi năm trên thế giới có hàng chục triệu ca cắt amidan. Có nhiều phương pháp cắtamidan: cắt bóc tách thòng lọng, cắt bằng sluder, dao điện đơn cực, lưỡng cực, bằng laser,coblator... Một trong những hạn chế thường gặp của các phương pháp trên là vấn đề đau, chảymáu trong và sau phẫu thuật, thời gian lành vết thương. Việt Nam cũng áp dụng nhiều phươngpháp cắt amidan khác nhau. Từ năm 1998, trên thế giới đã đưa vào áp dụng phẫu thuật cắt amidan bằng Coblation.Từ năm 2003 Bệnh viện đại học Y Dược Cơ sở 2 là đơn vị đầu tiên trong cả nước đã đưa kỹthuật Coblation vào phẫu thuật tai mũi họng. Hệ thống Coblation sử dụng đầu đốt lạnh (dòngnước lưu thông trong điện cực để làm mát và làm môi trường đệm truyền dẫn nhiệt) nên nhiệtđộ cắt đốt khá thấp (40-700C). Đầu dò vừa cắt vừa tưới nước, hút dịch và đốt cầm máu nên giảmtổn thương mô xung quanh do nhiệt và điện Hiện nay, Bệnh viện sử dụng 2 phương pháp cắt amidan: Dao điện và Coblator. Qua đó,nhận thấy cắt amidan bằng Coblator là một phương pháp phẫu thuật ít đau, an toàn và hiệu quảnên tiến hành nghiên cứu đánh giá cắt amidan bằng Coblator so với Dao điện.II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:Gồm 100 bệnh nhân được phẫu thuật cắt amidan bằng 2 phương pháp: 50 bệnh nhân cắt amidanbằng Dao điện, 50 bệnh nhân cắt amidan bằng Coblator.1. Thời gian nghiên cứu: tháng 6/2018 - tháng 7/2019 tại Bệnh viện ĐKTT An Giang.2. Đối tượng nghiên cứu: * Tiêu chuẩn chọn bệnh:- Chỉ định cắt Amidan theo tiêu chuẩn của hiệp hội tai mũi và phẫu thuật đầu mặt cổ Hoa Kỳ(AAO-HNS).- Bệnh nhân được theo dõi hậu phẫu vào ngày thứ 1;2, được khám lại vào ngày thứ 7 và 14 saumổ.- Chỉ chọn bệnh nhân thực hiện 1 phẫu thuật duy nhất là cắt amidan.- Bệnh nhân đồng ý hợp tác nghiên cứu.- Đối với bệnh nhân nữ dự đoán không có kinh trước và sau phẫu thuật 1 tuần. * Tiêu chuẩn loại trừ:- Bệnh nhân có chỉ định cắt Amidan nghi ngờ u, u nhú amidan, hoặc dài mỏm trâm.- Bệnh nhân không hợp tác nghiên cứu hoặc không theo dõi đầy đủ.- Bệnh nhân thực hiện nhiều phẫu thuật (như nạo VA tồn lưu…).- Bệnh nhân có bệnh mạn tính: bệnh về máu, tăng huyết áp, đái tháo đường.3. Phương pháp nghiên cứu: * Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu mô tả từng trường hợp. * Cỡ mẫu 100 chia 2 nhóm. * Phương tiện nghiên cứu: - Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân. - Phiếu điều tra nghiên cứu. - Bảng đánh giá điểm đau. - Dao điện - Máy Coblator II (cài đặt ở chế độ cắt 7 đốt 3). * Phương pháp tiến hành:- Bệnh nhân phù hợp với tiêu chuẩn chọn bệnh sẽ đươc làm hồ sơ bệnh án nhập viện.- Bệnh nhân được cho làm các xét nghiệm tiền phẫu, xquang phổi, đo điện tim cho kết quả bìnhthường sẽ được phẫu thuật. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: