Danh mục

Đánh giá kết quả lọc máu liên tục tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 619.34 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lọc máu liên lục (CRRT) là một tập hợp nhiều phương thức lọc máu nhằm lọc bỏ ra khỏi máu một cách từ từ và liên tục các chất độc trong đó bao gồm các cytokin. Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả ứng dụng quy trình kỹ thuật lọc máu liên tục tại khoa Hồi sức và một số biến chứng có thể xảy ra trong quy trình kỹ thuật lọc máu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá kết quả lọc máu liên tục tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LỌC MÁU LIÊN TỤC TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM AN GIANG Lê Hồ Tiến Phương, Trần Thị Tiểu Thơ, Phù Kỳ Thạnh, Lê Trường Kha TÓM TẮT Đặt vấn đề: Lọc máu liên lục (CRRT) là một tập hợp nhiều phương thức lọc máu nhằm lọc bỏ ra khỏi máu một cách từ từ và liên tục các chất độc trong đó bao gồm các cytokin. Nhiều tác giả cũng cho rằng việc lọc máu liên tục giúp cải thiện huyết động, ngăn chặn sự tiến triển của suy đa tạng trong giai đoạn sớm và hỗ trợ chức năng tạng, kiểm soát cân bằng kiềm toan, điện giải, thanh thải các chất hòa tan trong giai đoạn muộn. Trên thế giới, CRRT đã được ứng dụng rộng rãi, trở nên phổ biến trong các khoa Hồi sức. Tại Việt Nam, CRRT được ứng dụng ở một số bệnh viện trong những năm gần đây. Tại bệnh viện ĐKTT An Giang, mặc dù CRRT được áp dụng từ năm 2011 nhưng vẫn chưa có đánh giá kết quả một cách khoa học và đó là mục tiêu của đề tài. Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả ứng dụng quy trình kỹ thuật lọc máu liên tục tại khoa Hồi sức và một số biến chứng có thể xảy ra trong quy trình kỹ thuật lọc máu Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 17 bệnh nhân được chỉ định lọc máu liên tục tại khoa Hồi sức- Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang. Kết quả: 17 bệnh nhân nặng tại khoa thỏa tiêu chuẩn chọn và tiêu chuẩn loại trừ được đưa vào nghiên cứu. Điểm APACHE II: 23,06 ± 11,486, và SOFA: 9,35 ± 4,076. Trong quá trình lọc máu cải thiện điểm SOFA có ý nghĩa, đồng thời chức năng thận được phục hồi (Ure, Creatinin trước và sau lọc), thăng bằng kiềm toan cải thiện tốt hơn, tỉ lệ tử vong 5/17 (29,4%) thấp hơn so với tiên lượng tử vong theo SOFA ban đầu (50%) và APACHE II (40%). Biến chứng kỹ thuật thường xảy ra là đông màng, không có biến chứng nặng khi lọc máu. Kết luận: Việc áp dụng CRRT sớm cho thấy hiệu quả trong điều trị bệnh nhân tại khoa Hồi sức, giúp cải thiện về mặt lâm sàng và cận lâm sàng đồng thời làm giảm tỷ lệ tử vong. ABSTRACT Background: Continuous Renal Replacement Therapy (CRRT) is a set of many dialysis methods that slowly and continuously filters out of the toxin including cytokines. Many authors also believe that CRRT helps to improve hemodynamic, prevent the progression of early multi-organ failure and support organ function, control alkaline balance, electrolytes, and clear solute in the late stage. All over the world, CRRT has been widely used, becoming popular in Intensive Care Unit. In Vietnam, CRRT has been applied in some hospitals in recent years. At An Giang Central General Hospital, although CRRT Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 118 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 has been applied since 2011, the results have not been scientifically evaluated and that is the aim of this study. Reasearch objectives: Evaluate the effectiveness of the CRRT’s application in Intensive Care Unit and investigate possible complications during CRRT. Method: The cross-sectional study of 17 patients who were indicated to CRRT in Intensive Care Unit. Result: In this study with 17 patients, the average APACHE II Score and SOFA Score respectively is: 23.06 ± 11.448, 9.35 ± 4.076. During the CRRT process, there was a significant improvement in SOFA, renal function is restored concurrently (change in urea, creatinine before and after CRRT), acid-base balance was adjusted to normal, mortality rate was 5/17 (29.4%) lower than prognosis of initial SOFA (50%) and APACHE II (40%). Premature circuit clotting is a major complication in practice of CRRT and no other serious complications during CRRT in this study. Conclusion: Applying CRRT timely has been shown the effectiveness of treatment in Intensive Care Unit, helping to improve clinical and subclinical conditions while reducing mortality. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Lọc máu liên tục ra đời từ năm 1977 đã được áp dụng ngày càng rộng rãi, từ đó đến nay đã không ngừng phát triển về mặt kỹ thuật cũng như chỉ định trên lâm sàng. Hiện nay đối với chuyên ngành hồi sức cấp cứu thì CRRT là một trong hai trụ cột bên cạnh thở máy đã phát triển từ lâu. CRRT là tập hợp nhiều phương thức lọc nhằm lọc bỏ ra khỏi máu một cách từ từ và liên tục các chất độc, bên cạnh đó CRRT còn giúp điều hòa dịch, điện giải và cân toan kiềm một cách hiệu quả và sinh lý. Đầu tiên, CRRT phát triển nhằm mục đích thay thế thận nhưng dần dần đã chuyển sang mục tiêu hỗ trợ đa cơ quan với rất nhiều phương thức, trong đó có cả những phương thức không mang tính liên tục như thay thế huyết tương, lọc máu hấp phụ. CRRT đã giúp chuyên ngành hồi sức giải quyết được những tình huống khó như sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, ARDS, viêm tụy cấp, ngộ độc cấp,…Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: