Danh mục

Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị các tổn thương do khiếm khuyết ngang cổ tử cung

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 437.60 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khiếm khuyết ngang bờ sau vòng cổ tử cung (mức nâng đỡ DeLancey I), thường xảy ra ở nữ lúc rặn sanh qua đường âm đạo, là nguyên nhân của các tổn thương sa tạng chậu gồm sa tử cung, sa túi cùng Douglas (sa vùng đỉnh sau âm đạo), túi sa trực tràng cao (TSTT) và sa niêm trong trực tràng (SNTT). Xác định kết quả sớm và muộn của phương pháp phẫu thuật đa vùng sửa chữa các tổn thương do khiếm khuyết ngang cổ tử cung có triệu chứng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị các tổn thương do khiếm khuyết ngang cổ tử cungNghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ CÁC TỔN THƯƠNG DO KHIẾM KHUYẾT NGANG CỔ TỬ CUNG Nguyễn Trung Vinh*, Cao Ngọc Khánh*TÓM TẮT Đặt vấn đề: Khiếm khuyết ngang bờ sau vòng cổ tử cung (mức nâng đỡ DeLancey I), thường xảy ra ởnữ lúc rặn sanh qua đường âm đạo, là nguyên nhân của các tổn thương sa tạng chậu gồm sa tử cung, sa túicùng Douglas (sa vùng đỉnh sau âm đạo), túi sa trực tràng cao (TSTT) và sa niêm trong trực tràng(SNTT). Triệu chứng lâm sàng chính là khối phồng nhô xuống từ vùng đỉnh sau âm đạo đi kèm với rối loạnchức năng đại tiện. Ở giai đoạn đầu, triệu chứng thường là ẩn, khó phát hiện; việc chẩn đoán chính xác vàđầy đủ chủ yếu dựa vào lâm sàng và cộng hưởng từ động tống phân. Về điều trị, có nhiều phương pháp từnội khoa, thủ thuật, nhưng hiệu quả nhất vẫn là phẫu thuật. Để đạt kết quả dài hạn, cần phương pháp phẫuthuật đa vùng sửa chữa đồng thời các tổn thương qua cả hai ngõ âm đạo và hậu môn. Cho đến nay, ở nướcta chưa có đề tài nghiên cứu về vấn đề này. - Mục tiêu: Xác định kết quả sớm và muộn của phương pháp phẫuthuật đa vùng sửa chữa các tổn thương do khiếm khuyết ngang cổ tử cung có triệu chứng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Từ 1/2012 đến 12/2016 (60 tháng), 94 bệnh nhân nữ, từ 25 đến89 tuổi vào khoa Sàn chậu-niệu Bệnh viện Triều An TP.HCM với lý do nhập viện chính là sa sinh dục và chứngtáo bón mạn tính đi kèm. Xác định chẩn đoán bằng thăm khám lâm sàng và cộng hưởng từ động tống phân. Chỉđịnh phẫu thuật gồm sa vùng đỉnh sau âm đạo + sa tử cung (phân độ theo hệ thống nửa đường Baden-Walker) vàchứng táo bón mạn tính đi kèm (xác định theo các tiêu chí Rome III). Phương pháp phẫu thuật gồm: (1) qua ngõâm đạo: a) phẫu thuật khâu 3 - 5 điểm đỉnh, chỉ định cho TSTT cao + sa tử cung < độ 1; b) phẫu thuật đặt lướighép tổng hợp thành sau âm đạo, chỉ định cho TSTT cao + sa túi cùng Douglas + sa tử cung > độ 1. (2) qua ngõhậu môn: phẫu thuật khâu treo cải biên sửa chữa sa niêm trong trực tràng điều trị táo bón mạn tính. Đánh giá kếtquả phẫu thuật sớm và muộn dựa trên sự cải thiện của triệu chứng lâm sàng và trên phim cộng hưởng từ độngso sánh trước và sau mổ. Kết quả: 2 nhóm phẫu thuật: a) phẫu thuật khâu 3-5 điểm đỉnh + khâu treo cải biên: 42/94 (44,2%) trườnghợp (TH); b) phẫu thuật đặt lưới ghép tổng hợp thành sau âm đạo + khâu treo cải biên: 52/94 (55,8%) trườnghợp, trong đó 9 trường hợp sa mỏm cụt âm đạo độ 3. Cả 2 nhóm đều cho kết quả dài hạn cải thiện tốt triệu chứngsa tạng chậu và táo bón là > 93% (88/94 TH), cải thiện trung bình-kém là 6 TH (16,4%) với thời gian theo dõitrung bình 36 tháng sau mổ. Kết luận: Phương pháp đa phẫu thuật sửa chữa các tổn thương do khiếm khuyết vòng cổ tử cung cho kếtquả an toàn, hiệu quả, hồi phục sớm. Tỷ lệ cải thiện chung triệu chứng sau mổ là > 93%. Tuy nhiên, nghiên cứucần tiếp tục với số lượng bệnh nhân đông hơn, cần chụp lại MRI sau mổ, thiết kế nghiên cứu tiền cứu ngẫu nhiênvà theo dõi kết quả dài hạn lâu hơn. Từ khóa: khiếm khuyết ngang cổ tử cung; sa vùng đỉnh sau âm đạo; túi sa trực tràng cao; sa niêm trongtrực tràng; phẫu thuật khâu 3- 5 điểm đỉnh; phẫu thuật đặt lưới ghép tổng hợp thành sau âm đạo; phẫu thuậtkhâu treo cải biên. * Khoa Sàn chậu bệnh viện Triều An TP.HCM Tác giả liên lạc: TS.BS.Nguyễn Trung Vinh ĐT: 0913939625 Email: ts.vinh@yahoo.com576 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y họcABSTRACT ASSESSEMENT OF SURGICAL PROCEDURES IN MANAGEMENT OF CERVICAL RING TRANSVERSE DEFECT Nguyen Trung Vinh, Cao Ngoc Khanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018: 576 - 584 Introduction: Diagnosis and treatment of pelvic organs prolapse due to cervical ring transverse defectincluding Douglas’s pouch prolapse (enterocele, sigmodoicele, peritoneocele), uterine prolapse/ vaginal cuffprolapse, high rectocele, and internal mucorectal prolapse which are a challenge of urogynecologists andpelviperineologists. Because of less clinical examination in early periode, so diagnosis is difficult and depends onphysical examination and dynamic MRI. The symptoms consist of pelvic organs prolapse and chronicconstipations. The management concept is concomitant surgery in the treatment of these defects. Methods: From Jan. 2012 to Dec. 2016 (60 months), 94 female patients aging from 25 to 89, committing topelviperineology department, Trieu An Hospital with ...

Tài liệu được xem nhiều: