Danh mục

Đánh giá kết quả sớm điều trị suy tĩnh mạch nông chi dưới bằng sóng cao tần

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 284.51 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu được thực hiện này nhằm mục đích đánh giá kết quả sớm (sau 1 tháng) những bệnh nhân suy tĩnh mạch chi dưới được điều trị bằng năng lượng sóng cao tần.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá kết quả sớm điều trị suy tĩnh mạch nông chi dưới bằng sóng cao tần Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM ĐIỀU TRỊ SUY TĨNH MẠCH NÔNG CHI DƯỚI BẰNG SÓNG CAO TẦN Hồ Khánh Đức*, Lê Hoàng Văn*, Lý Minh Tùng**, Hoàng Kim Bình*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Suy tĩnh mạch chi dưới (STMCD) mạn tính tác động đến khoảng một phần tư dân số ở các nước phương Tây và 8% người trưởng thành ở Việt Nam, là một trong những nguyên nhân chính gây khó chịu, giảm năng suất lao động và làm giảm chất lượng cuộc sống. Bệnh có nhiều phương pháp điều trị: từ mổ mở cột và rút tĩnh mạch đến những phương pháp can thiệt nội mạch ít xâm lấn hiện nay như LASER, sóng cao tần, dán keo sinh học. Năm 2008, tại bệnh viện (BV) Bình Dân, cùng với sự phối hợp của trung tâm Medic, trường hợp can thiệp nội mạch đầu tiên điều trị suy tĩnh mạch nông chi dưới được thực hiện bằng năng lượng LASER. Năm 2011, can thiệt nội mạch sử dụng năng lượng sóng cao tần lần đầu thực hiện tại Việt Nam. Từ 08/2016 bệnh viện Bình Dân áp dụng điều trị suy tĩnh mạch bằng sóng cao tần với hệ thống EVRF® của F-Care của Bỉ. Nghiên cứu được thực hiện này nhằm mục đích đánh giá kết quả sớm (sau 1 tháng) những bệnh nhân suy tĩnh mạch chi dưới được điều trị bằng năng lượng sóng cao tần. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu mô tả những bệnh nhân được điều trị suy tĩnh mạch nông chi dưới tại BV Bình Dân từ 08/2016 đến 08/2017. Bệnh nhân (BN) sau khi thực hiện RFA được tái khám sau 2-4 tuần. Kết quả: Trong 1 năm, có 69 bệnh nhân được điều trị suy tĩnh mạch nông chi dưới bằng sóng cao tần tại BV Bình Dân, số chi được can thiệp là 84 gồm 80 tĩnh mạch hiển lớn và 4 tĩnh mạch hiển bé. Đường kính tĩnh mạch hiển lớn đo được trung bình là 8,6 mm tại quai và 6,5 mm tại thân; tĩnh mạch hiển bé là 8,1 mm tại quai và 6mm tại thân. Có 2 trường hợp tĩnh mạch ™ hiển lớn dãn 18mm. Đa số BN có triệu chứng dãn tĩnh mạch ngoằn ngoèo (C2), chiếm 82,6%. Tỉ lệ xuất hiện dòng chảy trong tĩnh mạch hiển sau đốt 1 tháng là 0%. Tỉ lệ tai biến 8,6% gồm bầm máu (4,3%), tê mặt trong cẳng chân (1,4%), đau dọc theo đường đi tĩnh mạch (2,8%). Tỉ lệ BN hài lòng là 95,7%. Kết luận: Với kết quả theo dõi ngắn hạn, điều trị suy tĩnh mạch nông chi dưới bằng sóng cao tần với hệ thống EVRF® của F-Care là một phương pháp hiệu quả và an toàn. Chúng tôi kiến nghị cần đánh giá thêm kết quả lâu dài và thực hiện nghiên cứu với số lượng BN lớn hơn. Từ khóa: Suy tĩnh mạch nông chi dưới, sóng cao tần. ABSTRACT SHORT-TERM OUTCOME ANALYSIS OF RADIOFREQUENCY ABLATION IN THE TREATMENT OF INCOMPETENT SAPHENOUS VEIN Ho Khanh Duc, Le Hoang Van, Ly Minh Tung, Hoang Kim Binh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018: 527 - 532 Introduction: Varicose veins affect approximately 26% of the adult population, about 8% of Vietnamese aldult and are a frequent cause of discomfort, loss of productivity and deterioration in health-related quality of life. Numerous therapies have been developed for the treatment of this condition including saphenous venous ligation  ** Bệnh viện Bình Dân, Khoa Ngoại Lồng ngực – Mạch máu Khoa Y, ĐH Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh *** Bệnh viện Nhi Đồng Tp. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS.CKII. Hồ Khánh Đức ĐT: 0906559409 Email: hkduc@yahoo.com Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 527 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 and stripping, phlebectomy, endovenous laser therapy and radiofrequency ablation. In 2008, the first case of EVRF performed in Viet Nam with the cooperation of Binh Dan hospital and Medic Center. Since 08/2016, radiofrequency ablation, EVRF® of F-care system, has been used at Binh Dan Hospital for the treatment of varicose veins. The aim of this study was to assess the short-term outcome of this therapy. Methods: In descriptive study, we decribe the short-term outcome of all patients who were underwent RFA in treating varicose veins from August 2016 to August 2017 Results: In one year, 69 patients with 80 and 4 small saphenous vein was underwent RFA. The the mean diameter of great saphenous vein and small saphenous vein was 6.5mm and 6mm, respectively. The occlusion rate was 100%. The rate of complication was 8.6 % including hematoma (4.3%), persistent pain (2.8%) and saphenous nerve injury (1.4%). Conclusion: RFA was an effective and safe therapy in treating varicose veins. Keywords: Radiofrequency ablation - varicose vein – incompetent saphenous vein ĐẶT VẤN ĐỀ ...

Tài liệu được xem nhiều: