Đánh giá khả năng kháng khuẩn gây bệnh tiêu chảy ở lợn của một số loại thảo dược
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 200.29 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu nhằm lựa chọn một số loại thảo dược phổ biến có tính kháng với các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy trên lợn gồm E. coli, Sallmonela, Staphylococus. Hoạt tính kháng khuẩn của thảo dược được kiểm tra bằng kỹ thuật khoanh giấy kháng sinh trên môi trường đặc với mẫu thử là dịch chiết cồn ethanol 700 của các loại thảo dược ở dạng tươi và dạng bột khô.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá khả năng kháng khuẩn gây bệnh tiêu chảy ở lợn của một số loại thảo dược KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN GÂY BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CỦA MỘT SỐ LOẠI THẢO DƯỢC Đặng Hoàng Lâm, Nguyễn Tài Năng Trường Đại học Hùng Vương TÓM TẮT Nghiên cứu nhằm lựa chọn một số loại thảo dược phổ biến có tính kháng với các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy trên lợn gồm E. coli, Sallmonela, Staphylococus. Hoạt tính kháng khuẩn của thảo dược được kiểm tra bằng kỹ thuật khoanh giấy kháng sinh trên môi trường đặc với mẫu thử là dịch chiết cồn ethanol 700 của các loại thảo dược ở dạng tươi và dạng bột khô. Kết quả cho thấy, khả năng kháng khuẩn của các loại thảo dược khác nhau là khác nhau. Sức kháng của một loại thảo dược phụ thuộc vào chủng vi khuẩn thử nhiệm. Dịch chiết tươi của cỏ sữa, rẻ quạt, tỏi và riềng cho thấy sức kháng tốt nhất với các loại vi khuẩn thử nhiệm. Sấy khô làm ảnh hưởng tới khả năng kháng khuẩn của thảo dược. Hành, nghệ mất hoạt tính kháng khuẩn sau sấy khô. Các loại thảo dược khác cho thấy sức kháng khuẩn yếu hơn so với dịch chiết tươi. Dịch chiết bột khô của cỏ sữa, rẻ quạt và riềng cho thấy sức kháng tốt nhất với các vi khuẩn thử nhiệm. Từ khóa: Thảo dược, kháng khuẩn 1. MỞ ĐẦU Do những tác động tiêu cực của việc sử dụng kháng sinh nhằm phòng bệnh và kích thích tăng trọng trong chăn nuôi, Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đã và đang cấm sử dụng các sản phẩm này trong chăn nuôi. Vì vậy, lựa chọn các sản phẩm thay thế nhằm đảm bảo năng suất vật nuôi là vô cùng cần thiết và thu hút được sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Thảo dược có tính kháng khuẩn là một trong nhiều các chế phẩm sinh học thay thế đã được nghiên cứu, lựa chọn và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi. Việc sử dụng thảo dược thay thế kháng sinh trong chăn nuôi mang lại hiệu quả cao. Các loại kháng sinh thảo dược đã được chứng minh có khả năng làm giảm các bệnh tiêu chảy ở lợn, tăng khả năng tăng trọng, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn và đặc biệt là tạo ra các sản phẩm thịt an toàn với người tiêu dùng, nâng cao giá trị của sản phẩm chăn nuôi. Các sản phẩm thịt “thảo mộc” được ưa chuộng và đang trở thành xu thế mới trong chăn nuôi, đem lại lợi ích cho người chăn nuôi và cho sản phẩm thịt đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Xuất phát từ luận điểm trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu khả năng kháng khuẩn in vitro của dịch chiết cồn một số loại thảo dược phổ biến trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đối với một số vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy trên lợn. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu - Thảo dược: Cỏ sữa (Euphorbia thymifolia Burm), cỏ xước (Achyranthes aspera L.), rẻ quạt (Belamcanda chinensis), rau sam (Portulacea oleracea), hành (Allium fistulosum), tỏi (Allium KHCN 1 (30) - 2014 85 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG sativum), gừng (Zingiber offcinale Rosc), riềng (Apinia officinarum Hance), nghệ (Curcuma longa Lour) ở dạng tươi và bột khô. - Vi khuẩn: E. coli, Sallmonela, Staphylococus từ Phòng thí nghiệm Vi sinh vật thú y, Khoa Thú y, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thu mẫu, sơ chế, sấy khô Thảo dược sau khi được thu hái, đem chọn lọc lấy những phần tươi không bị thối hỏng, đem cắt nhỏ, rồi đem sấy khô ở tủ sấy ở nhiệt độ 50oC trong 4 ngày. Mẫu khô được nghiền nhỏ, kích thước hạt 0,5mm. 2.2.2. Phương pháp thử hoạt tính kháng khuẩn - Dịch chiết cồn ethanol 700 của các loại thảo dược được chuẩn bị theo hướng dẫn của Đỗ Trung Đàm (2006) về phương pháp chuẩn bị mẫu thử đối với các mẫu thử dược liệu trong nghiên cứu khả năng kháng khuẩn in vitro của thảo dược (2006). - Thử hoạt tính kháng khuẩn của các loại thảo dược sử dụng kỹ thuật khoanh giấy kháng sinh trên môi trường đặc theo hướng dẫn của Đỗ Trung Đàm (2006). 2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu Xử lý số liệu bằng phương pháp so sánh phương sai một nhân tố (ANOVA One Way) trên phần mềm Minitab 16. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khả năng kháng khuẩn của một số loại thảo dược ở dạng tươi Kết quả khảo sát khả năng kháng khuẩn của một số loại thảo dược ở dạng tươi được trình bày ở bảng 1. Bảng 1. Khả năng kháng khuẩn của một số loại thảo dược ở dạng tươi Vi khuẩn X ± SD ( mm ) STT Thảo dược E. coli Salmonella Staphylococus 1 Cỏ sữa 17,5c ± 1,4 19,5b ± 0,9 21,3b ± 1,5 2 Cỏ xước 10,5e ± 1,1 14,1cd ± 0,9 0 3 Rẻ quạt 26,2b ± 1,5 23,4a ± 1,0 20,0b ± 1,2 4 Rau sam 0 0 12,2e ± 1,1 5 Hành 13,8d ± 1,3 0 13,2de ± 0,9 6 Tỏi 19,8c ± 1,2 20,2ab ± 0,7 23,4a ± 1,3 7 Gừng 13,3d ± 0,7 12,4d ± 0,9 14,5d ± 0,9 8 Riềng 18,2c ± 1,0 12,7d ± 1,2 22,7ab ± 1,5 9 Nghệ 0 8,7e ± 1,0 9,3f ± 0,8 10 Gentamycin 30a ± 0,9 16,5c ± 1,3 17,1c ± 0,8 86 KHCN 1 (30) - 2014 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG Kết quả bảng 1 cho thấy, khả năng kháng khuẩn của các loại thảo dược khác nhau là khác nhau. Tỏi, rẻ quạt, cỏ sữa và riềng có sức kháng mạnh với cả 3 chủng vi khuẩn thử nhiệm. Rau sam không cho thấy sức kháng với các vi khu ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá khả năng kháng khuẩn gây bệnh tiêu chảy ở lợn của một số loại thảo dược KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN GÂY BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CỦA MỘT SỐ LOẠI THẢO DƯỢC Đặng Hoàng Lâm, Nguyễn Tài Năng Trường Đại học Hùng Vương TÓM TẮT Nghiên cứu nhằm lựa chọn một số loại thảo dược phổ biến có tính kháng với các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy trên lợn gồm E. coli, Sallmonela, Staphylococus. Hoạt tính kháng khuẩn của thảo dược được kiểm tra bằng kỹ thuật khoanh giấy kháng sinh trên môi trường đặc với mẫu thử là dịch chiết cồn ethanol 700 của các loại thảo dược ở dạng tươi và dạng bột khô. Kết quả cho thấy, khả năng kháng khuẩn của các loại thảo dược khác nhau là khác nhau. Sức kháng của một loại thảo dược phụ thuộc vào chủng vi khuẩn thử nhiệm. Dịch chiết tươi của cỏ sữa, rẻ quạt, tỏi và riềng cho thấy sức kháng tốt nhất với các loại vi khuẩn thử nhiệm. Sấy khô làm ảnh hưởng tới khả năng kháng khuẩn của thảo dược. Hành, nghệ mất hoạt tính kháng khuẩn sau sấy khô. Các loại thảo dược khác cho thấy sức kháng khuẩn yếu hơn so với dịch chiết tươi. Dịch chiết bột khô của cỏ sữa, rẻ quạt và riềng cho thấy sức kháng tốt nhất với các vi khuẩn thử nhiệm. Từ khóa: Thảo dược, kháng khuẩn 1. MỞ ĐẦU Do những tác động tiêu cực của việc sử dụng kháng sinh nhằm phòng bệnh và kích thích tăng trọng trong chăn nuôi, Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đã và đang cấm sử dụng các sản phẩm này trong chăn nuôi. Vì vậy, lựa chọn các sản phẩm thay thế nhằm đảm bảo năng suất vật nuôi là vô cùng cần thiết và thu hút được sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Thảo dược có tính kháng khuẩn là một trong nhiều các chế phẩm sinh học thay thế đã được nghiên cứu, lựa chọn và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi. Việc sử dụng thảo dược thay thế kháng sinh trong chăn nuôi mang lại hiệu quả cao. Các loại kháng sinh thảo dược đã được chứng minh có khả năng làm giảm các bệnh tiêu chảy ở lợn, tăng khả năng tăng trọng, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn và đặc biệt là tạo ra các sản phẩm thịt an toàn với người tiêu dùng, nâng cao giá trị của sản phẩm chăn nuôi. Các sản phẩm thịt “thảo mộc” được ưa chuộng và đang trở thành xu thế mới trong chăn nuôi, đem lại lợi ích cho người chăn nuôi và cho sản phẩm thịt đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Xuất phát từ luận điểm trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu khả năng kháng khuẩn in vitro của dịch chiết cồn một số loại thảo dược phổ biến trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đối với một số vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy trên lợn. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu - Thảo dược: Cỏ sữa (Euphorbia thymifolia Burm), cỏ xước (Achyranthes aspera L.), rẻ quạt (Belamcanda chinensis), rau sam (Portulacea oleracea), hành (Allium fistulosum), tỏi (Allium KHCN 1 (30) - 2014 85 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG sativum), gừng (Zingiber offcinale Rosc), riềng (Apinia officinarum Hance), nghệ (Curcuma longa Lour) ở dạng tươi và bột khô. - Vi khuẩn: E. coli, Sallmonela, Staphylococus từ Phòng thí nghiệm Vi sinh vật thú y, Khoa Thú y, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thu mẫu, sơ chế, sấy khô Thảo dược sau khi được thu hái, đem chọn lọc lấy những phần tươi không bị thối hỏng, đem cắt nhỏ, rồi đem sấy khô ở tủ sấy ở nhiệt độ 50oC trong 4 ngày. Mẫu khô được nghiền nhỏ, kích thước hạt 0,5mm. 2.2.2. Phương pháp thử hoạt tính kháng khuẩn - Dịch chiết cồn ethanol 700 của các loại thảo dược được chuẩn bị theo hướng dẫn của Đỗ Trung Đàm (2006) về phương pháp chuẩn bị mẫu thử đối với các mẫu thử dược liệu trong nghiên cứu khả năng kháng khuẩn in vitro của thảo dược (2006). - Thử hoạt tính kháng khuẩn của các loại thảo dược sử dụng kỹ thuật khoanh giấy kháng sinh trên môi trường đặc theo hướng dẫn của Đỗ Trung Đàm (2006). 2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu Xử lý số liệu bằng phương pháp so sánh phương sai một nhân tố (ANOVA One Way) trên phần mềm Minitab 16. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khả năng kháng khuẩn của một số loại thảo dược ở dạng tươi Kết quả khảo sát khả năng kháng khuẩn của một số loại thảo dược ở dạng tươi được trình bày ở bảng 1. Bảng 1. Khả năng kháng khuẩn của một số loại thảo dược ở dạng tươi Vi khuẩn X ± SD ( mm ) STT Thảo dược E. coli Salmonella Staphylococus 1 Cỏ sữa 17,5c ± 1,4 19,5b ± 0,9 21,3b ± 1,5 2 Cỏ xước 10,5e ± 1,1 14,1cd ± 0,9 0 3 Rẻ quạt 26,2b ± 1,5 23,4a ± 1,0 20,0b ± 1,2 4 Rau sam 0 0 12,2e ± 1,1 5 Hành 13,8d ± 1,3 0 13,2de ± 0,9 6 Tỏi 19,8c ± 1,2 20,2ab ± 0,7 23,4a ± 1,3 7 Gừng 13,3d ± 0,7 12,4d ± 0,9 14,5d ± 0,9 8 Riềng 18,2c ± 1,0 12,7d ± 1,2 22,7ab ± 1,5 9 Nghệ 0 8,7e ± 1,0 9,3f ± 0,8 10 Gentamycin 30a ± 0,9 16,5c ± 1,3 17,1c ± 0,8 86 KHCN 1 (30) - 2014 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG Kết quả bảng 1 cho thấy, khả năng kháng khuẩn của các loại thảo dược khác nhau là khác nhau. Tỏi, rẻ quạt, cỏ sữa và riềng có sức kháng mạnh với cả 3 chủng vi khuẩn thử nhiệm. Rau sam không cho thấy sức kháng với các vi khu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Khoa học Khả năng kháng khuẩn Bệnh tiêu chảy ở lợn Hoạt tính kháng khuẩn của thảo dược Khả năng kháng khuẩn in vitroTài liệu liên quan:
-
6 trang 302 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 272 0 0 -
5 trang 234 0 0
-
10 trang 216 0 0
-
8 trang 213 0 0
-
Khảo sát, đánh giá một số thuật toán xử lý tương tranh cập nhật dữ liệu trong các hệ phân tán
7 trang 212 0 0 -
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 208 0 0 -
6 trang 206 0 0
-
Khách hàng và những vấn đề đặt ra trong câu chuyện số hóa doanh nghiệp
12 trang 204 0 0 -
9 trang 167 0 0