Danh mục

Đánh giá khả năng sinh trưởng của nấm Thái dương (Agaricus subrufescens) trên một số môi trường dinh dưỡng

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 664.49 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Đánh giá khả năng sinh trưởng của nấm Thái dương (Agaricus subrufescens) trên một số môi trường dinh dưỡng được nghiên cứu nhằm cải tiến một số điều kiện nuôi cấy để nâng cao hiệu suất nuôi trồng nấm Thái dương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá khả năng sinh trưởng của nấm Thái dương (Agaricus subrufescens) trên một số môi trường dinh dưỡng Tuyển tập Hội nghị Nấm học Toàn quốc lần thứ 4doi: 10.15625/vap.2022.0150 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA NẤM THÁI DƯƠNG(Agaricus subrufescens) TRÊN MỘT SỐ MÔI TRƯỜNG DINH DƯỠNG Ngô Xuân Nghiễn1*, Lê Văn Vẻ 2, Nguyễn Thị Bích Thùy1, Nguyễn Thị Mơ1, Nguyễn Thị Luyện1, Trần Đông Anh1, Phạm Thị Dung1, Nguyễn Xuân Cảnh1 1 Khoa Công nghệ Sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 Khoa Công nghệ Sinh học Môi trường, Trường Công nghệ Sinh học KRIBB, Đại học Khoa học và Công nghệ *Email: xuannghien2006@yahoo.com TÓM TẮT Do có giá trị dinh dưỡng và dược liệu cao, nấm Thái dương được nuôi trồng phổ biến trên thế giới. Mụctiêu của nghiên cứu này nhằm tối ưu điều kiện nhân giống và nuôi trồng nấm Thái dương chủng A1. Kết quảnghiên cứu cho thấy, hệ sợi nấm Thái dương sinh trưởng tốt trên môi trường pH 5 - 8. Tinh bột tan,saccharose và glucose là nguồn carbon tối ưu cho hệ sợi sinh trưởng. Trong 6 nguồn nitrogen khảo sát,NH4NO3 là nguồn nitrogen thích hợp để nhân giống chủng A1. Độ dày đất phủ ảnh hưởng đến năng suất nuôitrồng chủng A1. Chủng A1 cho hiệu suất sinh học cao khi được phủ với 30 kg đất/m2. Từ khóa: Nấm Thái dương, hệ sợi, quả thể, vật liệu phủ. 1. MỞ ĐẦU Nấm Thái dương (Agaricus subrufescens) thuộc họ Agaricaceae, bộ Agaricales được nuôitrồng thương mại ở Brazil từ những năm 1990 [1]. Quả thể nấm Thái dương chứa 48 % protein thô,18 % carbohydrates, 0,5 % lipid và nhiều chất khoáng như K, P, Ca, Mg và Zn [2]. Nấm Tháidương có thể được sử dụng để ngăn ngừa ung thư, béo phì, xơ cứng động mạch, viêm gan [3]. Cáchoạt chất sinh học được phân lập từ nấm Thái dương như sodium pyroglutamate, lectin, riboglucan,glucomannan và blazein có tác dụng ức chế phát triển khối u [1]. Do có nhiều giá trị dinh dưỡng và dược liệu, nấm Thái dương được nuôi trồng phổ biến trênthế giới. Trên môi trường nuôi cấy thuần khiết, nấm Thái dương sinh trưởng tốt ở khoảng nhiệt độtừ 28 - 31 và pH 5,5 - 6,0 [4]. Năng suất nuôi trồng nấm Thái dương phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩmvà đặc biệt là cơ chất nuôi trồng và vật liệu phủ. Nhiệt độ tối ưu cho quá trình sinh trưởng hệ sợi vàphát triển quả thể nấm Thái dương là 25 - 28 oC và 22 - 25 oC [1]. Nấm Thái dương sinh trưởng tốttrên cơ chất có độ ẩm 60 - 70 % và độ ẩm không khí môi trường 80 - 85 %. Nguồn cơ chất sử dụngđể nuôi trồng nấm Thái dương gồm bã mía, rơm rạ, có bổ sung các chất phụ gia (đạm ure,ammonium sulfate, bột ngô, bột đậu tương). Sau khi hệ sợi nấm Thái dương phát triển kín trên bềmặt cơ chất nuôi trồng, vật liệu phủ được sử dụng để giúp kích thích hình thành mầm quả thể, duytrì độ ẩm và bảo vệ hệ sợi khỏi sâu bệnh gây hại [5]. Ở Việt Nam, nấm Thái dương chưa được nuôi trồng phổ biến do khó khăn về giống và kỹthuật nuôi trồng. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu này nhằm cải tiến một số điều kiện nuôi cấy đểnâng cao hiệu suất nuôi trồng nấm Thái dương. 213Ngô Xuân Nghiễn và cs. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP2.1. Vật liệu Chủng nấm Thái dương A1 được bảo quản trên môi trường PGA và lưu giữ tại Viện Nghiêncứu và Phát triển nấm ăn, nấm dược liệu.2.2. Phương pháp nghiên cứu Sinh trưởng hệ sợi nấm Thái dương ở các điều kiện pH khác nhau Nấm Thái dương được nhân giống trên môi trường PGA (dịch chiết 200 g khoai tây, 200 g giáđỗ, 20 g đường glucose và 15 g agar cho 1 L môi trường) với 7 mức pH khác nhau (pH 4, pH 5, pH6, pH 7, pH 8, pH 9 và pH 10) ở 25 oC. Sinh trưởng hệ sợi nấm Thái dương trên môi trường bổ sung các nguồn carbon khác nhau Nấm Thái dương được nhân giống trên môi trường khoai tây 200 g và agar 15 g, bổ sung 7nguồn carbon khác nhau gồm: tinh bột tan, fructose, dextrin, saccharose, glucose, lactose vàmaltose với nồng độ 20 g/L ở 25 oC. Sinh trưởng hệ sợi nấm Thái dương trên môi trường bổ sung các nguồn nitrogen khác nhau Để đánh giá ảnh hưởng của nguồn nitrogen đến tốc độ sinh trưởng hệ sợi, nấm Thái dươngđược cấy trên môi trường nền gồm (khoai tây 200 g, glucose 20 g và agar 15 g) có bổ sung nitrogen(2 g/L). Các nguồn nitrogen được khảo sát gồm cao nấm men, casein, peptone, NH4Cl, NH4SO4 vàNH4NO3. Nuôi trồng nấm Thái dương Nấm Thái dương được nuôi trồng trên cơ chất rơm. Nguyên liệu nuôi trồng được xử lý theoĐinh Xuân Linh và cs., (2012). Đất phủ được lấy từ tầng canh tác, đã được phơi khô, đập nhỏ vớikích thước viên 0,3 - 0,5 cm. Sau khi hệ sợi phát triển kín bề mặt, giá thể nuôi trồng được phủ vớikhối lượng đất khác nhau (0, 20, 30 và 40 kg đất/m2). Giá thể không phủ đất được thay thế phủbằng một lớp rơm mỏng để giữ ẩm cho nguyên liệu. Đặc điểm sinh trưởng hệ sợi và phát triển quả thể Đường kính hệ sợi được đo sau 6 ngày nuôi cấy nấm Thái dương. Mật độ hệ sợi đánh giá theoba cấp độ: cao (+++), trung bình (++) và thấp (+). Thời gian quả thể và hiệu suất sinh học được tínhtheo Ngo và cs., (2019). Phương pháp xử lý số liệu Kết quả nghiên cứu được xử lý thống kê bằng phần mềm GraphPad Prism (version 8.0,GraphPad Software Inc., Hoa Kỳ), sử dụng oneway ANOVA followed by Turkey’s multiplecomparisons test. Các công thức thí nghiệm mang các chữ cái khác nhau là khác nhau có ý nghĩathống kê (P Đánh giá khả năng sinh trưởng của nấm thái dương (Agaricus subrufescens) trên một số … 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN3.1. Ảnh hưởng của pH đến sinh trưởng hệ sợi nấm Thái dương pH ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt tính enzyme ...

Tài liệu được xem nhiều: